Cutie and The Boxer - Cặp vợ chồng vật lộn với bóng ma mang tên Nghệ thuật (Phần 1)

Shinohara Ushio và Noriko là một cặp vợ chồng Nhật Bản theo đuổi nghệ thuật ở New York từ những năm 1970. Cuộc đời của hai người là chủ đề cho bộ phim tài liệu Cutie and the Boxer từng được đề cử cho Giải thưởng Viện hàn lâm năm 2014.

Shinohara Ushio cũng được xem là một nghệ sĩ huyền thoại không thua kém Okamoto Taro vì khả năng sáng tạo “vô lý đến quá mức”. Cùng với vợ Noriko sống cùng ông ở New York, cả hai đã cho ra đời những tác phẩm luôn làm người xem ngạc nhiên.

Cutie and the Boxer là một bộ phim năm 2013 mô tả những tháng ngày “tình cảm và mâu thuẫn” của cặp vợ chồng người Nhật này. Bộ phim đã giành được giải thưởng đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất cho Zachary Heinzerling tại Liên hoan phim Sundance 2013 và đã được đề cử cho Giải thưởng Viện hàn lâm năm 2014 trong mục phim tài liệu.

Trailer phim Cutie and The Boxer

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Ushio cống hiến hết mình cho giới nghệ thuật, và Noriko đã ở bên cạnh ông trong suốt 4 thập kỷ đó. Tại sao câu chuyện đời tư của họ lại thu hút khán giả đương đại đến như vậy? Điều gì thúc đẩy niềm đam mê nỗ lực sáng tạo của vợ chồng Shinohara? Tại sao họ lại ra nước ngoài, và mục tiêu của họ là gì sau bao nhiêu năm hoạt động nghệ thuật?

Vài nét về cặp vợ chồng

Shinohara Ushio (1932)

Sau khi học tại Đại học Nghệ thuật Tokyo, ông thành lập nhóm Neo-Dadaism vào năm 1960 với nhiều họa sĩ khác nhau. Nhóm nghệ sĩ này từng được biết đến với những triển lãm mang tính tiên phong và những sáng tạo có phần tạp nham. Năm 1969, ông đến Hoa Kỳ nhờ học bổng và sống ở New York kể từ đó. Năm 2007, ông giành được Giải thưởng Nghệ thuật Mainichi. Vào năm 2012, Bảo tàng Nghệ thuật Samuel Dorsky tại Đại học Bang New York đã tổ chức triển lãm đầu tiên dành cho ông bên ngoài Nhật Bản.

Shinohara Noriko (1953)

Bà đến New York vào năm 1972 để học nghệ thuật. Sáu tháng sau khi đến nơi thì cô gái trẻ gặp Ushio; hai người sau đó có một con trai và kết hôn. Năm 1981, lần đầu tiên bà giới thiệu tác phẩm của mình với công chúng tại Whitney Counterweight, một buổi triễn lãm của nhóm do nghệ sĩ khởi xướng được tổ chức. Năm 1986, bà có được triển lãm cá nhân đầu tiên. Trung tâm In ấn Quốc tế New York đã giới thiệu tác phẩm của bà trong một buổi triển lãm của New Prints vào năm 2003. Vào năm sau, bảo tàng Davis tại Đại học Boston đã thêm một số tác phẩm của bà vào bộ sưu tập vĩnh viễn của họ. Bà đã tham gia một cuộc triển lãm nhóm do Hiệp hội Nhật Bản ở New York tổ chức để kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2007. Bộ phim “Cutie and the Boxer” đã khiến nhiều người quan tâm đến loạt tác phẩm của bà về nhân vật tượng trưng “Cutie”.

Người nghệ sĩ đi lên từ đường phố

“Nghệ thuật là một con quỷ!” Ushio khẳng định điều này như là một sự thật trần trụi của cuộc sống. Ông đã sống đúng với sự thật của câu nói này kể từ những năm 1950, ông xuất hiện với kiểu tóc mohawk đi trước phong trào punk. Điều này tạo hình ảnh của ông trên các phương tiện truyền thông như một đứa trẻ hoang dã của thế giới nghệ thuật.

Ushio thời trẻ với kiểu tóc mohawk nổi loạn đi trước phong trào punk. Ảnh chụp bởi William Klein năm 1961.

“Phong cách đấm bốc” của Ushio là những tác phẩm được tạo ra bằng cách đấm vào tường bằng những nắm đấm được quấn trong vải tẩm mực, điều này đã tạo sự thích thú cho người đến xem màn trình diễn của ông. Nhiếp ảnh gia và đạo diễn nổi tiếng William Klein đã chụp cảnh Ushio hành động vào năm 1961 và xuất bản những bức ảnh này ở Tokyo. Những bộ ảnh của Klein đã tạo được sức hút lớn cho Ushio và ông vẫn chụp cho vị nghệ sĩ đến ngày nay.

Năm 1969, Ushio đến New York. Tuy nhiên, những nỗ lực để tạo dựng tên tuổi bản thân ở đây đã không thành công. Ông nghèo đến mức không còn tiền để mua dụng cụ vẽ, nên chuyển sang đi lượm các bìa cứng bỏ đi trên đường. Ông bắt đầu chế tác vật liệu này thành một trong những loạt tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của mình, một trong số đó là chiếc xe máy quá khổ. Bằng cách này, ông đã theo đuổi con đường nghệ thuật tiên phong của mình và mơ về một ngày sẽ làm nên chuyện lớn.

Ushio tạo dáng bên cạnh tác phẩm năm 1983 nằm loạt chiếc mô tô bằng bìa cứng ở Dallas, Texas.
Một trong nhiều chiếc moto được ông thực hiện bằng bìa cứng.

“Hơn bất cứ điều gì khác, tôi bị thu hút bởi những ý tưởng về nghệ thuật Hoa Kỳ. Vào khoảng năm 1960, khi nghệ thuật đại chúng đang bùng nổ, tôi đã thức cả đêm để đọc các bài báo trên tạp chí nghệ thuật và cảm thấy rất phấn khích. Tôi đã nghĩ: ‘Mình cũng sẽ làm điều này!’ Vì vậy, tôi đã lao vào nó và đi đến New York. Năm đầu tiên thì tôi có học bổng, nhưng khi hết hạn thì tôi cũng không còn tiền. Không có quan hệ cũng như không có gì, nhưng tôi vẫn có con quỷ ‘nghệ thuật’ trong người. Vì vậy, tất cả những gì tôi có thể làm là tiếp tục đánh bại nó bằng tất cả những gì mình có. Và về cơ bản tôi đã đánh bại con quỷ kể từ lúc ấy.”

Noriko cũng có quan điểm tương tự: “Chắc chắn rồi, nhưng thực ra vấn đề ở đây rằng đó là lựa chọn duy nhất của anh ấy, vì anh ấy không có tiền để trở lại Nhật Bản. Anh ấy thường nói về khoảng thời gian ‘chiến đấu với nghệ thuật’, nhưng trong trường hợp của chúng tôi, trận chiến thực sự chính là kiếm sống. Chúng tôi đã ở trên bờ vực sống còn lúc đó.”

Một trận đấm bốc của vợ chồng thực hiện cho bộ phim.

“Đúng vậy,” Ushio thừa nhận. “Trên thực tế, câu chuyện đơn giản là tôi kết hôn với cô ấy là vì tài khoản ngân hàng mà cô đang có bấy giờ. Chúng tôi sống dưới cùng một mái nhà. Chúng tôi có cùng một công việc là sáng tạo nghệ thuật. Không có lý do gì để không chia sẻ cùng một tài khoản ngân hàng cả”.

Noriko giải thích rằng tài khoản ngân hàng của cô gần như rỗng tuếch. Tất cả số tiền mà gia đình cô gửi từ Nhật Bản trong những năm qua đã dùng trong các khoản thanh toán tiền thuê nhà của hai vợ chồng.

“Nhưng nếu bạn là một nghệ sĩ, bạn nhất thiết phải có không gian rộng để sáng tạo. Ở Mỹ, nếu hình ảnh của bạn chỉ có ảnh hưởng nhỏ, bạn chẳng khác gì ngoài đống rác. Và chúng tôi đã ở đó, ở trong tâm điểm của bối cảnh nghệ thuật toàn cầu. Cách duy nhất để đạt được danh tiếng là duy trì tham vọng, sẵn sàng đá người khác sang một bên và vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng, với tới những người như Andy WarholJasper Jones. Không có tham vọng thì bạn chẳng là gì cả.”

Ngôi nhà của nghệ thuật và đố kị

Những lời của cặp đôi này đã được gói gọn một cách hoàn hảo trong bộ phim tài liệu của Heinzerling về cuộc đời nghệ thuật của họ. Khi còn là một học sinh trung học mới tốt nghiệp, Noriko chuyển đến New York để theo đuổi nghiên cứu nghệ thuật vào đầu những năm 1970 ở tuổi 19. Nửa năm sinh sống ở New York, cô đã gặp chồng tương lai Ushio. Chỉ ba năm sau con trai của họ là Alexander Kukai Shinohara chào đời. Điều này đã đánh dấu sự khởi đầu cho những năm tháng “tình yêu và mâu thuẫn” của họ.

Ushio giải thích rằng đó là khoảng thời gian hỗn loạn đối với gia đình, đặc biệt là vì cả ba người họ đều là nghệ sĩ. “Mỗi ngày đều rất căng thẳng và chúng tôi chắc chắn không làm việc cùng nhau trong một số dự án. Chúng tôi là những cá thể riêng biệt từ những thế hệ khác nhau. Nếu Noriko bắt đầu được khen ngợi với những tác phẩm của cô ấy, tôi phải thú nhận rằng mình rất tức giận! Nhưng đó cũng chính là cách mà mọi thứ vận hành. Khi nghệ nhân Isamu Noguchi được hỏi rằng anh ấy lấy năng lượng sáng tạo từ đâu, anh ấy cũng có câu trả lời tương tự: ‘sự ghen tị!’ ”

Thời hai vợ chồng mới gặp nhau.

Noriko cũng nói thêm: “Chồng tôi thật sự là một người đàn ông hay ghen! Hãy xem bộ phim tài liệu mà chúng tôi đang tham gia. Lúc đầu, Zach chủ yếu tập trung vào anh ấy, nhưng theo thời gian, Zach quan tâm nhiều hơn đến công việc của tôi. Trong phần sau của quá trình quay phim, có những ngày anh ấy chỉ quay có mình tôi và sau đó về nhà. Khi Ushio hỏi tại sao anh ấy lại rời đi, tôi sẽ đánh lạc hướng bằng việc đạo diễn bận rộn như thế nào.”

(Còn tiếp)

Biên tập: Navi Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

Cutie and The Boxer Họa sĩ Nhật Bản TK 20 hội họa Nhật Bản Navi Nguyễn phim tài liệu Shinohara Noriko Shinohara Ushio sự nghiệp làm nghệ thuật tua phim Zachary Heinzerling

iDesign Must-try

Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Tập 10 PURE NOW Show (Phần 2): Bàn về tương lai của ngành sáng tạo ‘Chất lượng không còn là yếu tố quan trọng’
Tập 10 PURE NOW Show (Phần 2): Bàn về tương lai của ngành sáng tạo ‘Chất lượng không còn là yếu tố quan trọng’
Trong phần 1 của tập 10 PURE NOW Show, chúng ta đang lắng nghe về hành trình trở thành một nhà sản xuất, đạo diễn phim tài liệu của người…
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?