William Morris với nghệ thuật và thủ công: Ký ức cuộc đời (phần 2)

Cuộc đời William Morrislà bản tóm tắt ngắn gọn về cuộc sống và những giá trị của người nghệ sĩ kiêm nhà thiết kế thời Victoria vĩ đại và là sự khởi đầu củaPhong trào Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ.

Ở phần 1 của bài viết, chúng ta đã biết về thời thơ ấu và thời niên thiếu của Morris cùng lý do ông quyết định đi theo con đường nghệ thuật. Cùng iDesign theo dõi phần 2 để hiểu hơn về những thăng trầm trong cuộc đời Morris và vì sao ông trở thành linh hồn của nghệ thuật và thủ công nhé!

William Morris: Linh hồn của nghệ thuật và thủ công (phần 1)

Mt nơi thôn quê

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 10

Khu vườn ca Ngôi nhà Màu Đỏ (Red House)

Ngôi nhà Màu đỏ là ngôi nhà tân hôn đầu tiên của gia đình Morris và là một tổ ấm tuyệt đẹp. Được thiết kế bởi Philip Webb, người mà Morris đã gặp trong thời gian học việc cho G.E. Street, Morris cũng tham gia tích cực khi xây dựng nhà. Ngôi nhà Màu Đỏ là ngôi nhà đặc biệt nhất trong khoảng thời gian đó ở nhiều khía cạnh. Webb đã thiết kế ngôi nhà này theo kiểu Tudor – Gothic, đây không phải là một phong cách phổ biến của thời đại này. Tudor đã biến mất khỏi thế giới nghệ thuật 80 năm trước, và gạch đỏ thời trung cổ là một di sản khác của Tudor, chẳng hạn như Althorp – nhà của Công nương Diana – được bao phủ bằng gạch ngói hoặc các nền gạch màu xám được điểm xuyến.

Nói chung, việc trang trí Ngôi nhà Màu đỏ là nỗ lực của của cả một tập thể, với các bức tranh cảnh vật treo tường của Burne-Jones, còn Lizzie Siddal, Georgina Macdonald, và Jane giúp thêu vá các tác phẩm nghệ thuật của Morris. Vào năm 1860, Rossetti kết hôn với Lizzie Siddall và Burne-Jones cũng đám cưới với Georgina. Những ngày cuối tuần, đây quả một nơi trú ẩn đầy tính nghệ thuật tuyệt vời, vì vậy nhóm bạn nghệ sĩ thường xuyên ghé thăm. Ngoài gia đình Rossetti và Burne-Jones, Charles Faulkner và những người chị của ông, Philip Webb và nhà thơ Swinburne cũng thường xuyên ghé chơi. Từ những buổi trưa với nhau đó giúp thổi hồn vào các tác phẩm của Morris.

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 11

Tng trên ca Ngôi nhà Màu đ

Jane là một người phụ nữ thông minh, dù không được học bài bản, bà cũng tự học được cả hai thứ tiếng: tiếng Pháp và tiếng Ý. Bà là một người ham thích việc đọc sách, và quán xuyến công việc nhà ở Ngôi nhà Màu đỏ rất tốt, đối đãi với mọi người như là bà chủ nhà với những vị khách hay viếng thăm. Jane sinh được hai con cô con gái: Jenny và May, lần lượt vào năm 1861 và 1862. Theo các tư liệu, bà là một người mắc chứng u uất, thích sự riêng tư và điều bà quan tâm chính là sự an toàn của lũ trẻ.

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 12

Những miếng gạch ngói của Ngôi nhà Màu đỏ

Morris, Marshall, Faulkner, & Co.

Việc trang trí Ngôi nhà Màu đỏ, các bức tường và đồ nội thất là là niềm thích thú không điểm dừng của Morris. Tình yêu này đến thật tự nhiên nhưng dần dần, nó ngày càng phát triển mạnh mẽ.

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 13

T đng đ St.George, Ngôi nhà Màu đ, William Morris và Philip Webb

Trong một bữa ăn tối tại Ngôi nhà Màu đỏ vào năm 1861, Morris, Marshall, Faulkner & Co đã ra đời. Mọi người đều thống nhất rằng mỗi thành viên trong nhóm đều góp ít tiền và thành lập một công ty chuyên chế tạo đồ trang trí và đồ đạc thời cổ. “Công ty”, như tên gọi của nó, bao gồm: Morris, Rossetti, Charles Faulkner, Ford Maddox Brown, Philip Webb, Marshall và một người bạn làm nghề kế toán của Ford Maddox Brown.

Sản phẩm đầu tay của công ty là gạch ngói, Morris thiết kế dựa trên những chi tiết của cây cối hoa lá, còn Burne-Jones dựa vào thời kỳ trung cổ, thần thoại và cổ tích. Những thiết kế này theo một cách tình cờ, chúng được áp dụng lên kính màu, rất nhiều bản thiết kế cho gạch ngói đều thực thi trên kính màu và ngược lại. Sự phát triển của Công giáo Anh đã mang các nghi lễ, nghi thức và một số vật dụng trang trí cho nhà thờ để gợi lại thời kì xưa quay trở lại, các nhà thờ bắt đầu sử dụng kính màu, gạch ngói và trang bị đồ đạc theo mô-típ tín ngưỡng, tâm linh. Chẳng bao lâu sau, phần lớn các đơn hàng của công ty đều từ các tu sĩ.

Nhà phê bình nghệ thuật Ruskin vẫn tác động không nhỏ tới Morris và sứ mệnh của công ty là trở thành một trong những nơi phục chế cái hồn của các sản phẩm lỗi tạo ra bởi sản xuất hàng loạt và nền công nghiệp hoá. Ruskin và Morris tâm niệm rằng những thành phẩm hoàn hảo được tạo ra bởi máy móc thì không có hồn bằng những bản sao thủ công của những người thợ dù vẫn còn nhiều lỗi nhỏ. Những chủ đề về Thiên chúa giáo và những bức vẽ về xứ sở thần tiên nơi mà con người ta chiến thắng quỷ dữ bằng trái tim quả cảm, cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên thế giới đã trở thành nguồn cảm hứng chính cho các sản phẩm của công ty.

Tranh thm dt, thêu th công

Morris đã viết, vào khoảng thời gian này ông không thích thú với giấy treo tường; với ông đó là một sự thay thế kém chất lượng so với những bức tranh dệt may thủ công mà ông yêu thích. Khi còn nhỏ, Morris đã thấy một bức tranh dệt thủ công tại nơi ở của Nữ hoàng Elizabeth trong rừng Epping, “một căn phòng lửng lơ với cây cỏ mờ ảo” gợi lên trong trí tưởng tượng thời thơ ấu của ông. Tuy nhiên, thảm trang trí đã tạo ra xung đột nghệ thuật trong chính những nỗ lực của Morris: Những người công nhân phải làm việc rất nhiều và vượt ngoài ngân sách để chi cho tầng lớp lao động chỉ vì ông muốn khôi phục lại thế giới tinh thần thông qua nghệ thuật.

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 14

Thành qu ca tm thm v Thánh Grail được thiết kế bi Edward Burne-Jones cho Morris & Co., 1895-1896

Morris đến với công việc thiết kế giấy dán tường dựa trên thiên nhiên cây cỏ, thứ làm ông nhớ về những tháng ngày ở Rừng Epping cũng như những khu vườn tại Ngôi nhà Màu đỏ. Không may thay, những mẫu giấy dán tường ông thiết kế bán rất chậm khiến ông không sản xuất giấy dán tường trong vài năm.

Việc sản xuất giấy dán tường, sau đó là vải lụa, vải bông nhiều màu và thảm lót chân là một ngoại lệ đối với lời cam kết của Morris về việc chỉ sản xuất các sản phẩm, các vật dụng dùng trong nhà của công ty. Morris không phản đối việc sử dụng máy móc nếu nó có thể giảm bớt giờ làm việc tẻ nhạt của công nhân. William De Morgan ban đầu tạo ra các thiết kế cho kính và gạch trong nhà; cuối cùng, ông mở công ty gốm của riêng mình và phần lớn gạch ngói của công ty nhóm Morris được ông sản xuất.

Đồ nội thất của công ty được chia thành hai loại, chủ yếu do Philip Webb thiết kế, ban đầu là với những ý tưởng và hướng dẫn của Morris. Loại thứ nhất, được chạm khắc với các thiết kế mang phong cách thời Trung cổ, và được sơn màu sau (ta hay gọi chúng là Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Anh quốc, và là phong cách chủ đạo chính của Ngôi nhà Màu đỏ). Loại còn lại, với những nét vẻ đơn giản hơn, hay được sản xuất theo số lượng lớn, dĩ nhiên giá thành thấp hơn, và chúng được sản xuất qua nhiều thập kỷ.

Các hoạt động sáng tạo của bản thân đã làm Morris xao nhãng việc kinh doanh chính. Vào năm 1965, tài chính của công ty bị suy thoái nặng nề, và cùng lúc đó đứa con thứ hai của ông sắp sửa chào đời. Morris và Burne-Jones đã cùng nhau lập kế hoạch thực hiện một gian mới ở Ngôi nhà Màu đỏ cho Edward, Georgina và gia đình của họ. Tuy nhiên, đứa con đầu tiên của Philip bị mắc bệnh sốt tinh hồng nhiệt, sau đó đến Georgina lúc này đang mang thai. Đứa con trai thứ hai, Christopher, mất chỉ sau 3 tuần chào đời và bi kịch nối tiếp bi kịch, Georegina rơi vào trầm cảm, dự án lúc đó phải tạm ngưng. Đây quả là một cú sốc lớn với Morris cả về mặt tài chính lẫn tinh thần, bản thân ông cũng mắc phải chứng bệnh sốt thấp khớp. Quyết định tập trung vào kinh doanh đã làm Morris phải bán Ngôi nhà Màu đỏ và chuyển sang sống khoảng hơn ba tháng tại một cửa hàng ở Luân Đôn. Những bức bích hoạ của Burne-Jones và các vật dụng nặng nên không thể mang đi, điều này đã làm Morris buồn lòng khôn xiết. Đây là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên.

Vườn hoa N Hoàng ca thành ph ti Luân Đôn

Việc chuyển đến London cũng là dấu hiệu chấm dứt cuộc hôn nhân của Morris dù họ chẳng nói ra. Rossetti chưa bao giờ ngừng mê mẩn Jane và sau cái chết của vợ ông Lizzie, nỗi ám ảnh đó vẫn kéo dài. Giờ đây tình yêu của ông đã được đáp lại. Morris đau buồn như chết đi sống lại và vào khoảng thời gian này, một số tác phẩm ra đời để nói lên nỗi đau của ông, chẳng hạn như Thiên đường Trần thế, những câu chuyện buồn và bi thảm, gần như là tự truyện. Ông là một người thiếu kiên nhẫn và dễ nối nóng, điều đó đã đẩy vợ ông vào vòng tay của Rossetti. Dù tình yêu của bà dành cho Rossetti ngày càng trở nên rõ ràng đến nỗi những người xung quanh ai cũng có thể nhận ra, Morris vẫn không lung chuyển tình yêu của mình dành cho bà, thậm chí sẵn sàng tạo điều kiện cho Rossetti đến ở chung tại nhà mình để bà không bị điều tiếng. Ông tập trung lại vào công việc của mình, và trong kỳ nghỉ hè tại Iceland vào năm 1869, ông chủ động đi làm ăn xa để vợ đến với Rossetti khi ông thông dịch “Văn thơ Băng đảo cổ, Edda” tác phẩm ông sẽ xuất bản trong hai năm tới. Phong cảnh và văn hoá của Iceland thu hút sự chú ý của ông, niềm đam mê mới khiến ông như được hồi sinh.

Trang viên Kelmscott

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 15Trang viên ti Kelmscott, thc hin bi May Morris

Morris thuê trang viên Kelmscott, một trang viên của tộc Elizabeth được xây dựng gần bờ sông Thames, rủ Rossetti và hai người đàn ông khác đến ở chung với gia đình mình. Điều này chắc chắn là muốn cứu vãn danh tiếng cho Jane. Dù Rossetti không thể hiện gì nhưng vẫn ngấm ngầm muốn Morris thấy cảnh ông đút dâu tây cho bà Jane tại bữa tiệc và ngồi nghiêng về phía bà để gần bà hơn, đặc biệt khi Morris có mặt. Rossetti đã cố tự tử vào năm 1872 khi Jane quyết định chia tay với ông vì lo sợ ông sẽ làm ảnh hưởng đến những đứa trẻ của mình. Bà vẫn giữ liên lạc với ông ta cho đến 10 năm sau khi ông mất. Sau khi Rossetti rời khỏi, Morris trở về trang viên Kelmscott và bắt đầu cảm nhận được không khí gia đình trở lại trong căn nhà. Ông viết tiểu thuyết và dành thời gian rảnh cho thú vui câu cá cũng như khám phá vùng quê như khi ông sống trong rừng Epping lúc còn là một cậu bé.

Morris không chuyển chỗ ở lần nào nữa. Sau khi ông mất, con gái ông – May – thương lượng với mẹ của mình mua luôn trang viên Kelmscott. Jane sống ở đó cho đến khi rời khỏi trần thế vào năm 1914.

Morris & Co.

Năm 1875, Rossetti và Morris đã ngừng hợp tác kinh doanh với nhau, bằng một cách tử tế hơn cả mong đợi. Các thành viên lúc buổi đầu thành lập cũng không còn ở trong công ty nữa, cuối cùng Morris tái tổ chức lại công ty với hướng đi của bản thân mình và được biết đến đơn giản là Morris & Co.

Từ khi thành lập, công ty chuyển hướng kinh doanh sang đồ trang trí vật vật dụng trong nhà thay vì các sản phẩm dành cho giáo hội như ngày xưa. Morris dường như đã vượt qua được sự mâu thuẫn trong tư tưởng của mình với giấy dán tưởng, ông sản xuất 19 mẫu thiết kế mới trong nhiều năm sau. Nhiều mẫu đã được thực hiện dưới dạng giấy dán tường và hàng tranh thêu dệt thủ công. Những thiết kế mới lấy ý tưởng từ thời trung cổ, nền văn hoá phương Đông và được mọi người đón nhận tốt hơn so với những thiết kế ban đầu. Morris không thích thuốc nhuộm tổng hợp thông thường mà bắt đầu thử nghiệm với thuốc nhuộm tự nhiên cho đồ dùng dệt may của mình. Nhà Kelmscott rộng lớn cung cấp cho Morris một căn phòng đủ rộng để ông thoả sức thiết kế, thực hiện những tấm thảm thêu và thảm lót chân của mình. Việc bổ sung những tấm thảm thêu và thảm lót chân cho các sản phẩm của công ty là một bước tiến lớn đánh vào thị trường lớn hơn, tu viện Merton bên bờ sông Wandle.

In vải tại Merton Abbey

Vào thời điểm đó, con gái lớn của Morris bắt đầu có những biểu hiện của sự co giật và được chẩn đoán là bị động kinh. Bác sĩ kết luận rằng đây là bệnh di truyền từ gia đình Morris. Mặc cho sự sụp đổ trong cuộc sống cá nhân nhưng vì nhu cầu của công ty, Morris vẫn đưa ra hai bản dịch mới trong thời gian này.

William Morris và ch nghĩa xã hi

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 17William Morris Tu vin Merton, ti tui 41

Sau đó, Morris bắt đầu sản xuất những mặt hàng đắt tiền với giá cả mà chỉ người giàu có mới mua nổi, sự chú ý của ông ngày càng chuyển hướng sang công việc và mối quan tâm với các tầng lớp lao động, trước hết là chống lại cuộc chiến với Nga. Ông là thành viên sáng lập ra Hiệp hội bảo vệ các tòa nhà cổ đại, khẳng định tình trạng suy thoái nghệ thuật phản ánh sự suy giảm khả năng của người lao động, ông luôn hy vọng có thể nâng cao trình độ lao động thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Vào năm 1883, ông trở thành một nhà xã hội chủ nghĩa. Morris tham gia diễn thuyết, tham dự các cuộc mít tinh trong nhà kính và cả ngoài trời, trong thời tiết ôn hoà và khắc nghiệt, ngay cả khi ông từng bị tạm giam một lần. Ông tin rằng một cuộc cách mạng là điều không thể tránh khỏi và vẫn rất tích cực tham gia phong trào cho đến khi ông ngả bệnh vào năm 1891.

Hãng in Kelmscott

Sức khoẻ của ông bây giờ đòi hỏi phải được chăm sóc cẩn thận, Morris tính toán lại các hoạt động của mình và ngay sau đó công ty in ấn Kelmscott Press ra đời. Morris từ lâu đã quan tâm tới các bản thảo và những cuốn sách được in sớm. Chẳng bao lâu sau ông đã nghiên cứu tất cả những khía cạnh của việc xuất bản sách.

Morris thiết kế ba loại phông chữ: Golden, Troy, Chaucer. Những cuốn sách ngả vàng được thiết kế bởi Burne-Jones và được Morris đóng cắt như những tấm gỗ. Hãng in Kelmscott chỉ sản xuất 53 cuốn và không mang lại lợi nhuận. Tuy ngừng hoạt động vào năm 1898, hai năm sau cái chết của Morris vì bệnh tiểu đường, nhưng Hãng in của Morris được xem là nguyên mẫu đầu tiên cho sự tái sinh của các hãng báo chí tư nhân tại Anh và các tiểu bang khác.

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 18

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 19

Tác phẩm được thiết kế và thêu bởi May Morris

Sau cái chết của Morris vào năm 1896, Morris & Co. vẫn tiếp tục hoạt động. John Henry Dearle, một cựu chiến binh hơn 30 tuổi, đã bắt đầu làm việc cho công ty từ khi còn niên thiếu, đã trở thành Giám đốc Nghệ thuật. Khi Burne-Jones qua đời vào năm 1898, Dearle trở thành nhà thiết kế kính màu chính của công ty. Nhiều thiết kế ban đầu của ông đã được bán dưới tên của Morris. Các tác phẩm sau này được Dearle thể hiện những ảnh hưởng khác biệt của nền văn hoá Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù ông vẫn duy trì sự cam kết mạnh mẽ với các giá trị thẩm mỹ của Morris.

Cái hn ca Ngh thut và Th công M ngh

Những tiêu chuẩn của nền nghệ thuật hiện đại đã làm cho đồ nội thất nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ trông có vẻ hỗn tạp. Tuy nhiên, nét hỗn tạp này là đặc trưng của sự trang hoàng lộng lẫy trong thời đại Victoria. Hơn một thế kỷ kể từ khi Morris qua đời, phong cách Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ của ông xuất hiện ở khắp các châu lục. Tuy vậy, vấn đề chính gây tranh cãi vẫn chưa được giải quyết: công việc thủ công tốn kém hơn và không có tính tiện dụng; chạm khắc trên khảm và thảm trang trí mắc tiền hơn so với đường nét đơn giản và vật liệu tự nhiên.

Phong trào Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ mang tư tưởng chống lại công cuộc công nghiệp hoá vô hồn, giải phóng công nhân khỏi những ngày làm việc tẻ nhạt cứ lặp đi lặp lại. Phép biện chứng đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nhưng không thể phủ nhận những ảnh hưởng của Morris đối với tính triết học của thiết kế hiện đại.

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: williammorristile

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức lịch sử thiết kế Morris nghệ thuật Ngôi nhà Màu Đỏ phong trào art&craft phong trào nghệ thuật và thủ công thiết kế thủ công william morris

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…