Bật mí những quan niệm “sai lầm” về nghiên cứu UX

Trong khi nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX) đang dần trở nên phổ biến, vẫn còn nhiều đội ngũ thiết kế UX đang nỗ lực để kết nối người dùng và các nghiên cứu lại với nhau.

Những quan điểm khác nhau về giá trị và tính hợp lệ của việc nghiên cứu UX khiến việc thuyết phục các tổ chức tin vào tầm quan trọng của nó càng trở nên khó khăn.

Hãy xem qua một số quan niệm sai lầm này và sự thật đằng sau chúng.


Quan niệm 1: Nghiên cứu UX quá tốn tiền và tốn thời gian

‘Thời gian’ và ‘ngân sách’ thường là lý do chính đáng để mọi người không thực hiện bất kỳ nghiên cứu người dùng nào trong suốt dự án. Có một huyền thoại rằng nghiên cứu UX rất tốn kém. Sự thật là, cũng như nhiều thứ khác, chúng ta có rất nhiều cách để điều chỉnh phạm vi nghiên cứu phù hợp với mức ngân sách và thời gian, có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn nhanh người dùng hoặc làm các cuộc nghiên cứu ngữ cảnh trong quá trình. Nhà tiên phong về tính khả dụng, Jakob Nielsen, từ lâu đã là ủng hộ chủ trương “chi phí thấp”, với những cách cắt giảm chi phí trong việc tiến hành các thử nghiệm về tính khả dụng. Những nguyên mẫu ít chính xác như giấy hoặc bản phác thảo có thể được sử dụng để thực hiện các thử nghiệm nhanh mà không cần phải dành nhiều thời gian.

Ngoài ra còn có những cách tiếp cận khác để tuyển dụng, khuyến khích người tham gia và những công cụ có thể làm cho nghiên cứu UX “phải chăng hơn” và nhanh chóng hơn. Ví dụ, bạn bè và gia đình tuyển dụng thông qua các trang mạng xã hội có thể giúp giảm chi phí, hay sử dụng thẻ quà tặng ở các cửa hàng cà phê hoặc mã giảm giá của công ty có thể khuyến khích người tham gia nhiều hơn. Ngoài ra còn có nhiều nền tảng trực tuyến cho phép việc tuyển dụng dễ dàng và cụ thể hơn, giảm đáng kể chi phí tuyển dụng chuyên nghiệp của công ty. Cuối cùng, trong nhiều nền tảng thử nghiệm tính khả dụng trực tuyến thì thử nghiệm từ xa là một lựa chọn hợp lý.

Thực tế: Có nhiều cách để điều chỉnh nghiên cứu UX phù hợp với ngân sách hoặc điều kiện tài chính của bạn, và về đường dài, không thực hiện nghiên cứu có thể khiến bạn mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn.


Quan niệm 2: Chúng ta chỉ có thể làm một cuộc khảo sát

Khảo sát thường được cho là nguồn đầu tư thấp
và ít rủi ro so với nghiên cứu,
nhưng sự thật là, khảo sát đòi hỏi rất nhiều kỹ năng
để thu lại được kết quả tốt.

Nhà chuyên gia nghiên cứu thiết kế, Erika Hall, đã viết rất hùng hồn rằng “Khảo sát là công cụ nghiên cứu nguy hiểm nhất – nó có thể bị hiểu lầm và bị lạm dụng”. Có vẻ chúng ta sẽ dễ dàng quản lý chúng trên quy mô lớn và điều này là tốt. Tuy nhiên, việc thu thập những dữ liệu chất lượng từ một cuộc khảo sát đòi hỏi rất nhiều kỹ năng ở cách thiết kế và xây dựng khảo sát.

Khảo sát phụ thuộc nhiều vào những người báo cáo và cũng thường hạn chế các câu trả lời. Khảo sát không cho phép các nhà nghiên cứu quan sát hành vi và do đó họ sử dụng khảo sát để khám phá những thứ như nhân khẩu học của khách hàng ở quy mô lớn. Phương pháp này thường không cho phép các nhà nghiên cứu đào sâu vào lý do tại sao điều gì đó xảy ra – vì vậy, nếu được sử dụng, nó có thể hiệu quả nhất khi kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính, như phỏng vấn, cho phép họ có thể tìm hiểu sâu hơn.

Thực tế: Khảo sát thường không đem lại kết quả tốt về mặt chất lượng và tính hữu dụng của dữ liệu.


Quan niệm 3: Chúng ta không thể có được điều gì đáng giá khi nói chuyện với một số ít người như vậy

Đối với các tổ chức có khuynh hướng định giá phân khúc thị trường hay khảo sát, hoặc hướng đến kết quả lấy dữ liệu phân tích, giá trị pháp lý và giá trị của nghiên cứu định tính với kích thước các mẫu nhỏ đôi khi là một câu hỏi. Có thể mọi người nghĩ rằng phương pháp nghiên cứu định lượng thì tốt hơn phương pháp định tính (hoặc, thực sự, đôi khi ngược lại).

Trong thực tế, các phương pháp nghiên cứu UX hiệu quả nhất sử dụng phép tam giác đạc, phân tích và đối chiếu thông tin từ các khía cạnh khác nhau. Các kiểu dữ liệu khác nhau có thể cho chúng ta biết những điều khác nhau và bổ sung cho nhau một cách độc đáo. Các phương pháp định tính có thể giúp chúng ta hiểu “lý do” đằng sau hành vi của con người, đi sâu vào nhu cầu và mong muốn cơ bản của khách hàng, ngay cả ở các mẫu nhỏ hơn. Công việc của nhà nghiên cứu là xác định thông tin chi tiết và kiểu thông tin chung. Nielsen Norman cho rằng, để thử nghiệm tính khả dụng, thực hiện với 5 người dùng khác nhau sẽ tìm thấy tới 85% vấn đề.

Thực tế: Phương pháp định tính và thử nghiệm tính khả dụng có thể tiết lộ các thông tin quan trọng ở kích thước mẫu nhỏ.


Quan niệm 4: Khách hàng không biết họ muốn gì

Theo trích dẫn của Henry Ford: “Nếu tôi hỏi mọi người những gì họ muốn, họ sẽ nói họ muốn những con ngựa nhanh hơn”, đây được coi như lời biện minh cho việc không nói chuyện với người dùng. Có một sự thật ẩn sâu sau việc này. Tuy nhiên, làm nghiên cứu UX không chỉ là để biết những gì khách hàng muốn, mà đó là hiểu sâu về nhu cầu, hành vi và trải nghiệm của khách hàng.

Khách hàng là các chuyên gia trong kinh nghiệm sống cũng như đời sống tinh thần của riêng họ, và sẽ chứng minh việc này qua cách sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hiểu quan điểm của khách hàng sẽ cho phép đội ngũ có thể xây dựng những trải nghiệm phù hợp hơn, và thực sự mang đến giá trị và niềm vui cho họ. Công việc của các nhà nghiên cứu là sàng lọc thông tin thông qua dữ liệu định tính để khám phá nhu cầu cơ bản của mọi người, theo những gì họ chia sẻ. Trong trường hợp họ muốn những con ngựa nhanh hơn, ví dụ, thì nhu cầu cơ bản của con người là có một phương tiện để có thể đi từ A đến B một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

Thực tế: Người dùng là các chuyên gia về kinh nghiệm sống và đời sống tinh thần của riêng họ, và công việc của nhà nghiên cứu là khám phá ra nhu cầu và hành vi của người dùng để thông báo cho quá trình thiết kế.


Quan niệm 5: Thử nghiệm với người dùng khi hoàn thành bản dựng là đủ

Một trong những hình thức phổ biến hơn của nghiên cứu UX là tiến hành kiểm tra đánh giá, đòi hỏi phải thử nghiệm với người dùng khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được xây dựng. Điều này đôi khi được xem là lần “kiểm tra toàn bộ” cuối cùng trong quá trình thiết kế và xây dựng. Mặc dù điều này chắc chắn có giá trị và tốt hơn so với việc không nghiên cứu, nhưng đôi khi nó đã bỏ lỡ một cơ hội để kết hợp nghiên cứu UX sớm hơn trong quá trình.

Nghiên cứu tạo ra để khám phá không gian các vấn đề và đề xuất các giải pháp có thể. Làm nghiên cứu trước có thể gia tăng cơ hội giúp đội ngũ tiếp cận nhu cầu khách hàng từ quan điểm đúng đắn trước khi tiến tới ý tưởng và phát triển các giải pháp.

Thực tế: Kết hợp các loại nghiên cứu khác nhau trong suốt quá trình sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng và doanh nghiệp.

Làm bản mẫu trên giấy là một nguồn rẻ,
dễ sử dụng để bắt đầu quá trình thiết kế.

Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ …

Để bắt mọi người đầu tư vào nghiên cứu UX cần có thời gian và kiên nhẫn. Điều quan trọng là phải khéo léo trong cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp và sếp, nhấn mạnh vào giá trị tiềm năng của nghiên cứu UX. Đối với nhiều đội ngũ, bắt đầu với sự kết hợp các nghiên cứu nhỏ là cách hiệu quả nhất để bắt đầu việc xây dựng nền văn hóa nghiên cứu với người dùng.

Tác giả: Linn Vizard
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: theblog.adobe

Cùng tác giả

#Tag

nghiên cứu ux ux design ux research ux tool ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…