Vài nét về chủ nghĩa Hiện đại: “Chức năng luôn quan trọng hơn hình thức”

Trường phái chủ nghĩa hiện đại đã ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử thiết kế – và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay. Trong bài viết này, Aaron Kitney sẽ giải thích tại sao lại như vậy.

Aaron Kitney là một nhà thiết kế đồ họa hoạt động tự do kiêm giám đốc nghệ thuật ở London và Vancouver. Ông chuyên về xây dựng thương hiệu, nhận diện, thiết kế web, thiết kế ấn phẩm, bao bì và thiết kế sách.


Với những tiến bộ của công nghệ, chủ nghĩa hiện đại bắt đầu tạo nên đột phá vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Xã hội phương Tây bắt đầu phát triển những định hướng mới để định hình văn hóa con người và cải thiện môi trường xây dựng.

Chủ nghĩa hiện đại bao gồm nhiều quy tắc sáng tạo trong thiết kế và nghệ thuật, ảnh hưởng đến kiến trúc, âm nhạc và văn học. Sức mạnh của “những cỗ máy” đã ép buộc các nghệ sĩ phải suy nghĩ chiến lược về công việc của họ, kết quả thu được mang tính cách mạng và việc này vẫn có sức ảnh hưởng đến các nhà thiết kế tận ngày nay. Công nghệ mới này tạo cơ hội cho việc sản xuất hàng loạt và bản thân “những cỗ máy” đã trở thành một đề tài của chủ nghĩa hiện đại.

Các nhà thiết kế có ảnh hưởng trong khoảng thời gian này, từ Walter Gropius của Bauhaus đến kiến trúc sư hiện đại Le Corbusier, cả hai người đều bị mê hoặc với tất cả các quy tắc thiết kế, điều đó được phản ánh rất nhiều trong công việc của họ.


“Chức năng luôn quan trọng hơn hình thức”

Một poster đẹp kỷ niệm việc sử dụng kiểu chữ sans-serif và khoảng trắng

Chủ nghĩa hiện đại đặc biệt lấy cảm hứng từ nghệ thuật, nó đã thấy một khoảng gián đoạn trong thế giới của ‘các chủ nghĩa’ – những phong cách nghệ thuật khác nhau bao gồm trường phái Ấn Tượng (Impressionism), Lập Thể (Cubism) Dã Thú (Fauvism), Vị Lai (Futurism), Thô Mộc (Brutalism) và Siêu Thực (Surrealism). Với sự ảnh hưởng tạo nên tác động đa chiều ở nhiều quy tắc sáng tạo, chủ nghĩa hiện đại được cho là phong trào có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.

Unité d’Habitation (Khu nhà ở) ở Marseilles – được thiết kế bởi Le Corbusier

Thiết kế đồ họa và kiểu chữ

Chủ nghĩa hiện đại đã thay đổi quy trình thiết kế truyền thống, thiết kế đồ họa và kiểu chữ một cách đặc biệt, phong cách thiết kế chuyển dịch mạnh mẽ từ cách tiếp cận trước thế kỷ 19. Trước khái niệm chủ nghĩa hiện đại, thiết kế đồ họa và kiểu chữ được ‘trang trí quá mức’ và phức tạp, mỗi cen-ti-mét của tấm poster điển hình sẽ được lấp đầy với hàng tá hình ảnh và chữ viết.

Các nhà sáng tạo thuộc chủ nghĩa hiện đại tuân theo thiết kế lưới có cấu trúc chặt chẽ, tập trung vào không gian âm, và sử dụng font chữ sans-serif hoàn hảo. Ý tưởng là tạo ra nền đồ họa mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa thương mại, tham lam và rẻ tiền. Các kiểu chữ điển hình được sử dụng trong thời kỳ hiện đại bao gồm Franklin Gothic, Monotype Grotesque, Futura và Helvetica Neue.

Jan Tschichold thiết kế poster này để quảng bá các nguyên tắc cơ bản của Die Neue Typographie (The New Typography) (Thiết kế typography mới)

Nghệ sĩ Hà Lan, Theo van Doesburg, đã hành nghề vẽ tranh, kiến trúc và sáng tác thơ ca – ông cũng ảnh hưởng đến thiết kế đồ họa và được coi là ‘đại sứ’ của phong trào De Stijl. Ông đã mô tả thời hiện đại: “Nghệ thuật không tạo ra để đối phó với ‘tính hữu dụng‘ hoặc ‘cái đẹp‘, mà là với ‘tinh thần‘ và ‘sự tuyệt vời‘. Các hình thức nghệ thuật thuần khiết nhất không gây ra những thay đổi về mặt trang trí của một số chi tiết trong cuộc sống, mà là bản chất nội tại của cuộc sống và sự đánh giá tất cả các giá trị.”

Phong trào De Stijl Hà Lan ủng hộ sự trừu tượng thuần túy kết hợp với khối màu chính, cùng với hai màu đen và trắng

Nhóm De Stijl của Hà Lan – một trường phái tiêu biểu của chủ nghĩa hiệnđại – được lãnh đạo bởi kiến trúc sư Theo van Doesburg, người ủng hộ sự hài hòa của vũ trụ mà không có những cảm xúc quá đà. Xu hướng thiết kế De Stjil đặc biệt bao gồm các khối màu chính, cùng với hai màu đen và trắng. Đặc biệt, không được phép sử dụng đường cong.

Tác giả: Aaron Kitney
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: creativebloq


Cùng tác giả

#Tag

bauhaus chủ nghĩa hiện đại de stijl Jan Tschichold Le Corbusier lịch sử nghệ thuật lịch sử thiết kế phong trào thiết kế Walter Gropius

iDesign Must-try

Jan Tschichold (Phần 2)
Jan Tschichold (Phần 2)
Phần sau sự nghiệp: tị nạn ở Switzerland và thành công tại Anh Cho đến năm 1933, Tschichold đã thiết kế một số tác phẩm theo phong cách Bauhaus và…
Jan Tschichold (Phần 1)
Jan Tschichold (Phần 1)
Jan Tschichold định nghĩa những yếu tố của ký tự pháp bất đối xứng và ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng phông sans-serif. Ông là nhà lý thuyết thiết…
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy là một nghệ sĩ thị giác và một nhà giáo dục nhiệt huyết với tầm ảnh hưởng khó thể đong đếm tới giáo dục, thực hành nghệ thuật…
Bauhaus (Phần 3)
Bauhaus (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Bauhaus, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ngôi trường.  “Tôi coi đạo đức và…
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus không thể đạt được thành công và sức ảnh hưởng khó lòng đo đếm của nó nếu không có đội ngũ giảng viên xuất chúng lại vô cùng đa…
Bauhaus (Phần 1)
Bauhaus (Phần 1)
Khi nói về một tập thể những người sáng tạo và giảng dạy có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thực hành đa dạng nhất trong nghệ thuật, thiết kế…