William Morris: Linh hồn của nghệ thuật và thủ công (phần 1)

Cuộc đời William Morris là bản tóm tắt ngắn gọn về cuộc sống và những giá trị của người nghệ sĩ kiêm nhà thiết kế thời Victoria vĩ đại và là sự khởi đầu của Phong trào Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ. Mọi chuyện bắt đầu khi ông cùng với Burne-Jones phát hiện tình yêu nghệ thuật của mình sau một lần chu du khắp các nước Gothic. Thế giới bỗng có thêm 2 nghệ sĩ thiên tài: Morris (vẽ) và Burne-Jones (kiến trúc).

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 01

Khu rừng, 1887, William Morris,Philip Webb, John Henry Dearle, Merton Abbey Workshop

Cuc sng trong rng             

Rừng rậm không phải là nơi yên tĩnh vào những ngày hè nóng bức. Những chú chim nhỏ hót líu lo, cộng hưởng với sóc đang rỉa vào đôi bàn chân nhỏ nhắn của chúng, tiếng thét thất thanh từ đàn chim công – lớn tới nỗi cách xa một dặm còn nghe thấy. Tiếng lá xào xạc khi nai chạy ngang qua bãi cỏ. Những đôi mắt dõi theo du khách từ trong bóng tối. Điểm xuyết trong đó là chú ngựa con và bộ giáp được đặc chế riêng để bạn có thể tưởng tượng thế giới thông qua đôi mắt của một cậu bé tám tuổi.

Cậu bé đó chính là William Morris. Vào năm 1842 khi William mới 6 tuổi, gia đình ông chuyển đến Woodland Hall, một dinh thự với lối kiến trúc cuối thời kỳ Phục Hưng ở Walthamstow, nằm ở rìa rừng Epping. William đã dành cả mùa hè để đắm chìm trong cảnh dương xỉ nảy chồi, những chú chim sống trong rừng, và các nhà thờ Essex cũ trong khu vực. Vào những ngày mùa đông, ông dành thời gian để đọc các tác phẩm của Chaucer và câu chuyện kể về thời đại vua Arthur.

Gia đình Morris lúc đó thuộc tầng lớp trung lưu, những người được coi là nhà giàu mới nhưng sùng đạo; các thế hệ gia đình ông theo phái Phúc âm và rất sùng đạo mặc dù rất nhiều những đặc ân ông không tiếc ban cho đứa con trai cả. Mặc dù William có tám anh chị em ruột, hai chị gái lớn tuổi, và còn lại nhỏ hơn ông, ông là một đứa trẻ mọt sách và thích ở một mình.

Với gia đình Morris, ý kiến của cha ông là tuyệt đối, ông tuyệt nhiên không được có bất cứ sự nổi loạn tuổi vị thành niên nào như những đứa trẻ khác. Khi William 13 tuổi, tuổi thơ của ông ấy đặt dấu chấm hết. Cha ông đột ngột qua đời, gia đình ông phải chuyển tới Water House – một ngôi nhà nhỏ hơn để sinh sống. Không lâu sau đó, William được chuyển tới trường Cao đẳng Marlborough, đây là một trường công lập sơ sài, cũ kĩ. Sau này Morris viết rằng ông không tích luỹ được kiến thức gì ở nơi đây. Điều duy nhất ông học được tại ngôi trường này chính là cách cư xử với những người ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, thứ giúp ích cho ông khá nhiều sau này. Ông ấy cũng đổi tín ngưỡng từ đạo Phúc âm của gia đình sang ủng hộ Công giáo Anh, trường phái đòi hỏi cao về đạo đức, nghi thức, lễ nghi và đức tin thông qua việc phụng vụ. Khi Marlborough xảy ra bạo loạn, ông trở về nhà và học tại nhà cho tới khi di chuyển đến trường Cao Đẳng Exeter tại Oxford, nơi mà ông đã lên kế hoạch tham gia nhóm tín hữu Công giáo Anh.

exeter college chapel oxford stained glass oct 2006

Bên trong nhà thờ nhỏ ở Cao đẳng Exeter

Ngh thut chính là tín ngưỡng ca tôi

Vào giữa thế kỷ 19, “Phong trào Oxford” đã du nhập vào cuộc sống đại học theo hướng tâm linh khác lạ: Giáo hội là một xã hội nơi có những quy định và cấp bậc nhằm vượt qua chính trị, địa lý và thời gian. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội này làm thay đổi cách ta suy nghĩ về những vấn đề tâm linh. Về bản chất, nó là một cuộc nổi dậy thần học lãng mạn chống lại chủ nghĩa duy lý của Thời kỳ khai sáng diễn ra tại Nhà Thờ Anh Quốc.

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 03

Phim hoạt hình về William “Topsy” Morris và Burne-Jones thực hiện bởi Max Beerholm

Vài ngày sau khi chuyển tới vùng đất mới, Morris đã gặp và làm bạn với những người sẽ trở thành bạn tri kỷ lâu năm sau này của ông – Edward Burne-Jones. Burne-Jones giới thiệu ông với Charles Faulkner, người trong tương lai sẽ là một trong những người đồng sáng lập ra “Marshall, Faulkner and Co”. Morris, Burne-Jones, và Faulkner cùng vài người bạn đồng sự dự định sẽ sống như những tu sĩ, họ thường xuyên tranh luận về thuyết Thần học và văn học đến tận sáng sớm tinh mơ. Burne-Jones và Morris đã nghiên cứu các bản thảo thời Trung Cổ tại Thư viện Bodleian, điều đó làm họ ngày càng có nhận định về các cộng đồng trung tâm Giáo Hội Trung Cổ sẽ đưa ra mô hình mô phỏng một tổ chức xã hội tốt hơn đất nước Anh đang trong nền công nghiệp hoá này. Vào lúc đó, Morris dự định sử dụng tài sản thừa kế của mình để xây dựng một tu viện dựa trên mô hình này.

Vào mùa hè năm 1855, hai người bạn trở nên hứng thú với John Ruskin, những tác phẩm của vị hoạ sĩ này đưa ông đến với nhóm hoạ sĩ Hội họa Tiền Raphael. Họ cùng tìm kiếm các tác phẩm của Millais và Rossetti. Ấn tượng với bản vẽ chân dung Beatrice của Rossetti, họ tìm thấy hướng đi đúng đắn trong cuộc sống mà họ muốn tìm kiếm trong tín ngưỡng. Vào năm 1855, Morris và Burne-Jones đến miền Bắc Pháp để tham quan kiến trúc thời Gothic, như số phận đã an bài từ trước: hai người từ bỏ ý định đi theo đoàn mục sư Holy Orders và quyết định dâng hiến cuộc đời cho các lĩnh vực nghệ thuật, Burne-Jones (vẽ), còn Morris (kiến trúc).

reims

 Nhà thờ Reims, miền bắc nước Pháp

Mt cuc sng ngh thut

Rất khó để đánh giá tác động mạnh mẽ của phong cách kiến trúc Gothic thời kỳ Phục hưng đến kiến trúc hiện nay, không chỉ với Morris và Burne-Jones, mà còn với thời đại. Phong trào hồi sinh nền kiến trúc thời kì Phục Hưng bắt đầu vào những năm 1740, nhưng vào giữa thế kỷ XIX mới có mối liên kết chặt chẽ cùng lời kêu gọi của Phong trào Oxford để làm mới lại niềm tin tâm linh với lối kiến trúc mang cảm giác đầy kịch tính, như lời đáp đối nghịch đến nền cách mạng công nghiệp hoá. Kiến trúc sư Pugin (với tác phẩm Sự đối lập, 1936) – mở rộng phạm vi của nghệ thuật và kiến trúc thời Trung cổ để bao hàm toàn bộ các tập quán thời đó – khẳng định rằng kiến trúc Gothic được sinh ra từ một xã hội trong lành hơn. Tác phẩm Thiên Nhiên thời kỳ Gothic của Ruskin như là một chất xúc tác làm lớn mạnh hơn quan niệm này và khiến nó lan rộng khắp Châu Âu, Úc và Châu Mỹ vào thế kỷ XX. Vì vậy số lượng các công trình theo cấu trúc Phục Hưng Gothic thời này chỉ có bằng hoặc hơn số lượng các công trình cấu trúc Gothic được xây dựng giữa thế kỷ 12 và thế kỷ 16.

Sự ảnh hưởng đó đã làm hai người bạn trở về Oxford. Morris rời Cao đẳng Exeter bằng mọi cách sớm nhất có thể với bằng tốt nghiệp loại Trung Bình và Burne Jones đã bỏ học khi chỉ còn 1 kỳ nữa là ông đã hoàn thành ngành học của mình. Morris đăng ký học việc cho George Edmund Street, một kiến trúc sư chuyên về kiến trúc Gothic thời kỳ Phục hưng, còn Burne-Jones rời khỏi London. Morris nhận thấy công việc này như một người tập sự tẻ nhạt nên ông chỉ làm việc ở đó ba tháng rồi nghỉ, nhưng trong thời gian làm việc ở GE Street, ông đã làm quen với Philip Webb. Webb sau này là người thiết kế Nhà Đỏ, ngôi nhà tân hôn của Morris với Jane Burden Morris và là nhà sáng tạo chính cho Burne-Jones, Dante Gabriel Rossetti, và những người bạn khác. Philip Webb cũng là người tạo ra nhiều mẫu thiết kế cho Morris & Co.

Trong khoảng thời gian này, Morris lần đầu tiên tham gia vào công việc xuất bản, tạp chí The Oxford và Cambridge, nơi mà ông xuất bản các tác phẩm của ông và những người khác, gồm tám bài thơ tình, phần lớn được sáng tác khi học đại học, và một bài báo về nhà thờ Amiens. Cũng giống như với hãng in Kelmscott về sau, cách hành văn cũng như nhiều tác phẩm khoảng thời gian đó bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các chủ đề thời trung cổ.

Năm 1856, Morris chuyển đến ở cùng Burne-Jones ở một ngôi nhà nhỏ tại London. Burne-Jones đã cố gắng hẹn gặp được Rossetti, đây chính là tiền đề thúc đẩy màn khởi đầu của làn sóng Hội họa Tiền Raphael. Trước đây Rossetti hay lấy thiên nhiên làm cảm hứng cho các tác phẩm của mình thì giờ đây ông đã chuyển qua các đề tài trung cổ và hiệp sĩ, những chủ đề mà cộng hưởng với sự hoà hợp nội tâm của Morris. Rossetti thuyết phục Morris bỏ kiến trúc để đi theo con đường vẽ vời. Sự nghiệp vẽ tranh của Morris chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không thành công như những gì ông mong muốn. Ông không bao giờ lĩnh hội được cách mô phỏng hình dáng con người và trong những năm điều hành Morris & Co. Philip Webb, Burne-Jones, Rossetti hoặc những người khác đều giúp ông hoàn thành những mảng ấy trong thiết kế của ông. Ông tiếp tục tập trung vào các chủ đề thời trung cổ vào mô hình bằng đất sét, khắc gỗ và đá, giảng giải sách, cũng như công việc vẽ tranh.

oldlibrary bigfile
Tập hợp những bức hoạ Oxford

Không lâu sau đó, một điều thú vị đã xảy ra: Rossetti kêu gọi một nhóm nghệ sĩ trẻ vẽ những bức tranh tường trên Hội trường Tranh Luận của Hiệp hội Oxford. Morris, Burne-Jones, Val Prinsep, Arthur Hughes, John Hungerford Pollen và Roddam Spencer-Stanhope đã tham gia cùng với Rossetti. Đáng buồn thay, những bức tường đã được chuẩn bị một cách sơ sài nên không phù hợp với màu sơn và các tác phẩm tuyệt đẹp với màu sắc rực rỡ đã bắt đầu phai mờ gần như ngay lập tức. Những bức bích hoạ đều bị phai mờ do sự chuẩn bị sơ sài nhưng cách chất liệu được sử dụng thì không hề mờ phai trong lòng Moriss, sự chú ý đặc biệt đến những chi tiết về chất lượng vật liệu đã trở thành tiêu chuẩn cho các nỗ lực sáng tạo của ông.

Những người phụ nữ hấp dẫn

untitled 1

Ảnh trái: Elizabeth Siddal, 1855, Kí hoạ bằng bút mực và mực vẽ của Rossetti
Ảnh phải: Hình ảnh Jane Burden ở tuổi 19, 1858, một năm trước khi kết hôn với William Morris

Hai người phụ nữ đại diện cho vẻ đẹp của phong cách thời kỳ tiền Raphael: Lizzie Siddal, một nhà thơ và nghệ sĩ nhận được trợ cấp từ John Ruskin như một động lực cho công việc của cô và Jane Burden Morris. Vẻ đẹp của Lizzie là biểu trưng cho “làn sóng đầu tiên” của nền nghệ thuật phong cách thời kỳ tiền Raphael: tinh khôi, thánh thiện, và như sống ở một thế giới khác. Vào thời điểm đó, nhiều phụ nữ chết sau khi uống thuốc độc với mong muốn có được một làn da nhợt nhạt. “Dung dịch Fowlers”, sử dụng để “tái tạo” làn da bị lão hoá, có chứa thạch tín. Sự u ám của Jane Morris, dáng vẻ mảnh dẻ cùng thần thái u sầu của cô, lúc nào cũng chọn chiếc áo choàng màu đen qua cái váy phồng để mặc lại trở thành nét đặc trưng riêng của “làn sóng thứ hai”, khi mà người phụ nữ cũng có những mặt tối, ngỗ nghịch (giống như Pandora của Rossetti, 1869), quỷ quyệt (như Sidonia của Burne-Jones, 1860), hay điên dại (như Cuộc đi săn của các quý bà của Shallot, 1905).

Rossetti có chút tiếng tăm – bị thổi phồng lên là một kẻ trăng hoa. Buổi tối năm 1857, khi ông và Burne-Jones đi xem phim, ông bắt gặp một cô gái trẻ, với dáng người cao và mái tóc đen, ngay lập tức ông bị cô thu hút. Đó là Jane Burden, con gái của một gia đình lao động, đang đi xem phim cùng chị gái. Rossetti bằng tất cả nỗ lực của mình kiên trì thuyết phục cô cho phép Morris được mô phỏng lại dáng vẻ của cô, cuối cùng người đẹp cũng đã đồng ý. Bức tranh về Jane là bức tranh duy nhất được Morris giữ nguyên vẹn, La Belle Iseult. Trong khi Morris vẽ La Belle Iseult, anh đã thầm yêu Jane và ghi vào phía sau bức tranh sơn dầu “Anh không thể vẽ em, nhưng anh yêu em.”

idesign william morris linh hon cua nghe thuat va thu cong 08 84008609 o 721x1024

 Ảnh trên: Bức vẽ đầu, Aphrodite sinh ra từ bọt biển. Năm 1862, Morris đã bỏ bức tranh
Ảnh dưới: La Belle Iseult, William Morris, người mẫu Jane Morris. Morris ghi đằng sau bức tranh, để cô có thể nhìn thấy nó khi cô làm người mẫu, “Anh không thể vẽ em, nhưng anh yêu em.”

Mặc dù những người bạn của ông đã cười ầm lên về cách tán gái vụng về của Morris, nhưng Jane cuối cùng đã đồng ý kết hôn với ông và họ tổ chức đám cưới vào ngày 26 tháng 4 năm 1859. Mặc dù Morris cùng sự liên hệ với phong cách thời kỳ tiền Raphael không có vấn đề gì khi giao thiệp với những người ở tầng lớp thấp, nhưng gia tộc Morris lại không nghĩ như vậy. William đã làm gia đình thất vọng khi xưa học việc tại GE Street nên vào năm 1859, không một thành viên nào của gia tộc đến tham dự đám cưới. Mãi cho đến khi vợ ông sinh đứa con gái đầu lòng, Jenny, vào năm 1862 thì mối quan hệ giữa ông với bà Morris mới trở nên gắn bó trở lại.

Rossetti vẫn say đắm Jane, mặc dù vậy ông đã đính hôn từ lâu với nhà thơ kiêm hoạ sĩ, Lizzie Siddal, người mà ông kết hôn sau một năm William và Jane làm đám cưới. Sau sự ra đi của Lizzie, tình cảm của Rossetti dành cho Jane đã chuyển thành nỗi ám ảnh và cô trở thành nàng thơ của ông. Mối quan hệ này vẫn tiếp tục và ngày càng sâu đậm hơn trong nhiều năm.

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: williammorristile

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức kiến trúc lịch sử thiết kế nghệ thuật thủ công william morris

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…