Đôi nét về Arts & Crafts - phong trào Nghệ thuật và Thủ công

Arts & Crafts hay còn gọi là phong trào Nghệ thuật và Thủ công bắt nguồn từ nước Anh vào cuối thế kỷ 19 và được định hình bởi phong cách trang trí thời trung cổ.

Phong trào nghệ thuật này đặt mối quan tâm đặc biệt đến vai trò của các nghệ nhân, ca ngợi thủ công và sự khéo léo. Arts & Crafts là một phản ứng trước tác động của công nghiệp hóa Anh thời Victoria: Khi mà các kĩ thuật cá nhân bắt đầu bị ảnh hưởng bởi hệ thống sản xuất hàng loạt.

Nghệ sĩ nổi bật trong phong trào là William Morris, những tác phẩm của ông được ủng hộ qua các bài viết của John Ruskin – tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh. Phong trào khẳng định tầm quan trọng về chất lượng của nghề thủ công đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của nghệ thuật trong việc góp phần cải cách kinh tế. Các nhà lãnh đạo phong trào muốn phát triển sản phẩm không chỉ toàn vẹn về mặt thẩm mĩ mà còn phải đậm tính nhân văn.

Morris là nhân tố quan trọng trong việc thành lập Morris, Marshall, Faulkner & Co – một công ty chế tác đồ nội thất, sau đó phát triển thành Morris & Co. Morris & Co và phòng xuất bản – Kelmscott Press – đã có nhiều đóng góp vào phong trào Nghệ thuật và Thủ công. Phong trào nghệ thuật này có phong cách được kết hợp từ nhiều kiểu thiết kế khác nhau bao gồm kiến trúc, kiểu chữ, in sách, dệt và thiết kế nội thất.

Red House là biểu tượng của phong trào Nghệ thuật và Thủ công, tòa nhà này nằm ở thị trấn Bexleyheath, Đông Nam London, Anh. Red House được xây dựng vào năm 1859 bởi kiến trúc sư Philip Webb và nhà thiết kế William Morris.
Cửa sổ kính màu của Morris & Co. với thiết kế của Edward Burne-Jones được trang trí ở Tu viện Malmesbury.
Thiết kế tranh tường cho Trellis, Morris & Co.
Thiết kế tranh tường cho Trellis, Morris & Co.
Một số họa tiết trang trí thiết kế bởi Morris & Co.
Một phần của bảng thêu Artichoke, năm 1890.
embroidered panel morris and company
Một phần của bảng thêu Artichoke, năm 1890.

Tiếp nối chuỗi bài về lịch sử nghệ thuật, iDesign sẽ giới thiệu đến bạn cuộc đời và con đường sự nghiệp của nhà lãnh đạo phong trào William Morris trong các bài viết sau. Mời bạn đọc đón xem.

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: designishistory

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá Kiến thức lịch sử thiết kế nghệ thuật thủ công william morris

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…