Nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe phụ nữ qua dự án ‘EM KHÔNG SHY’ của Lệ Ngân

 “Đối thoại và thể hiện những vấn đề khó nói một cách tự tin và lành mạnh là cả một cột mốc trưởng thành.”

Trước những số liệu đáng báo động về sức khỏe phụ nữ ở Việt Nam, Nguyễn Thị Lệ Ngân – một bạn trẻ theo học chuyên ngành Graphic Design Trường Đại Học Công nghệ Sài Gòn đã quyết định lấy chủ đề này làm cảm hứng cho đồ án tốt nghiệp của mình.

Hiện Ngân đang hoạt động với tư cách là Graphic Designer. Tâm sự với chúng mình, Ngân cho hay thầy hướng dẫn Lii Nguyễn là người đã truyền cảm hứng và giúp Ngân định hướng được con đường đến với nghề. Dạo gần đây, ngày nào Ngân cũng đọc truyện Mèo trắng của anh Phan vì yêu thích năng lượng và quan điểm mà tác giả mang đến.

Các trang thông tin và liên hệ

Behance | Facebook

Giới thiệu một chút về dự án:

Talkshow Event “EM KHÔNG SHY” là một dự án được thành lập với mục đích nâng cao giá trị hiểu biết của cộng đồng, giúp các bạn trẻ thế hệ Gen Z quan tâm hơn đến sức khỏe phụ nữ và quan trọng hơn là làm chủ cơ thể để sống hạnh phúc, vui khỏe hơn mỗi ngày.

“Qua dự án này, mình mong rằng nó sẽ là một phần tiếng nói đại diện của Gen Z để chúng ta có thể cùng nhau có cái nhìn cởi mở hơn. Đối thoại và thể hiện những vấn đề khó nói một cách tự tin và lành mạnh là cả một cột mốc trưởng thành.” – Ngân chia sẻ.

Cùng chúng mình đi sâu vào cuộc trò chuyện với Lệ Ngân ngay sau đây nhé!

Vì sao bạn lại chọn chủ đề “Sức khỏe phụ nữ” là đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình?

Lúc đầu khi chọn đề tài, mình định hướng là làm một cái gì đó về phụ nữ và nói với thầy hướng dẫn. Sau đó, thầy cho mình xem chương trình Hoa Hậu Việt Nam. Trong phần thi ứng xử, một chị thí sinh có nhắc đến vấn đề sức khỏe của phụ nữ và chị còn so sánh rằng ở Việt Nam chưa thực sự cởi mở về vấn đề này như ở nước ngoài. Lúc này mình mới bắt đầu có những liên tưởng đến bản thân hồi đó. 

Cá nhân mình trước đây cũng từng rất ngại khi đi mua băng vệ sinh, ngại cầm nó trên tay một cách công khai, ngại không mang áo bra mỗi khi ra đường, hay việc đi khám phụ khoa cũng vậy, như là một nỗi sợ vậy đó. Sau này, mình biết được có rất nhiều bạn bè của mình cũng như vậy. Và khi nhìn xa hơn, nghiên cứu mọi nguồn thông tin thì có rất nhiều người không dám đề cập tới chuyện này, vì đây là một vấn đề khá nhạy cảm, mặc dù có rất nhiều thực trạng liên quan đến sức khỏe phụ nữ đáng báo động. Vậy nên, mình muốn đưa đề tài này vào dự án để đưa ra một góc nhìn khác, thoáng và cởi mở hơn về phụ nữ đến với cộng đồng.

Điều gì khiến bạn chọn hình thức tiếp cận là talkshow cho đề tài này?

Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm nhưng mọi người rất ngại khi nói về vấn đề này, như kiểu các bạn nam sẽ không ai biết mà nói với các bạn nữ rằng: “Hãy đi khám phụ khoa!”, kể cả chuyện tình dục cũng vậy. 

Mình nghĩ Talkshow sẽ là nơi các bạn dám nói, dám chia sẻ, và tiếp cận thông tin một cách gần gũi nhất.

Ngân có thể chia sẻ một chút về quá trình research (nghiên cứu) trước khi bắt tay vào thực hiện dự án. Bạn cảm nhận điều gì với những số liệu mà mình thu thập được?

Riêng những số liệu ở trong nước thôi thì Việt Nam đang đứng đầu thế giới về tỉ lệ mắc ung thư Vú. Có hơn 90% phụ nữ ngại khám phụ khoa hay 2.400 phụ nữ chết vì căn bệnh ung thư cổ tử cung. Mình còn biết được 70% phụ nữ trong những số trên là những người phụ nữ trong tuổi trưởng thành và là người có học thức (30 – 40 tuổi).

Những con số này thực sự đáng sợ và hơi bất ngờ, vì những người có kiến thức lẽ ra phải nên biết cách bảo vệ sức khỏe của mình. Điều đó càng chứng tỏ rằng chúng ta chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Mọi người có thể tham khảo các thông tin trên tại đây hoặc tại đây.

Sử dụng một cách tiếp cận mới mẻ cho một chủ đề đã cũ, bạn có gặp khó khăn nào trong quá trình khai triển các ý tưởng?

Chắc khó nhất là phần minh họa. Mình phải tìm cách làm sao để không bị phản cảm nhưng vẫn phải bộc lộ ra hết nội dung mà mình muốn truyền đạt; lại phải thể hiện một cách rõ ràng và chân thật nhất, kiểu nhìn vào là biết về vấn đề mua băng vệ sinh hay khám phụ khoa, và còn để các bạn nam nhìn vào mà biết nữa. 

Như hình minh họa đi khám phụ khoa, mình vẽ bạn nữ với tư thế đưa chân ra hai bên như khi ngồi khám. 

Phong cách minh họa mà Ngân sử dụng cho đồ án là gì? Vì sao bạn lại chọn phong cách ấy?

Mình minh họa bằng Lineart, dùng nét mạnh mẽ và màu trắng đen để nổi bật minh họa nhất có thể.

Có thể thấy, chiếc áo tứ thân mà các cô gái khoác lên người là điểm nhấn trong tổng thể thiết kế. Sự kết hợp này có mang một ẩn ý nào không?

Mình chọn concept hình ảnh là người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến vì đây là lúc Việt Nam bắt đầu có những định kiến và tư tưởng xem nhẹ giá trị của người phụ nữ. Nhưng để tiếp cận được các bạn Gen Z thì mình cần đem lại một hình ảnh mới mẻ hơn, nên mình đã kết hợp hình ảnh các bạn trẻ năng động với trang phục truyền thống thời này, như áo yếm, khăn mỏ quạ hay mấn. Mình còn lấy cảm hứng từ Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ Việt truyền thống nhưng lại có tư tưởng mới mẻ và cởi mở.

Điểm nhấn trong dự án còn nằm ở bảng màu mà Ngân sử dụng. Việc kết hợp các màu sắc nổi bật mang độ tương phản cao có phải cũng là cách tiếp cận thẳng thắn mà thế hệ gen Z muốn thể hiện và lan tỏa?

Mình chọn những màu sắc tương phản mạnh để làm nổi bật minh họa và thu hút sự chú ý. Ngoài ra, để thể hiện tinh thần đam mê, năng động, tươi sáng, đầy năng lượng, mình chọn sử dụng màu cam hay màu vàng.

Ngoài phần hình ảnh, nội dung cũng là phần được Ngân đầu tư không kém. Đặc biệt là qua phương châm “Vượt qua định kiến bằng cách mạng ngôn từ”. Bạn có thể chia sẻ thêm về quá trình làm việc với “con chữ” trong “EM KHÔNG SHY”?

Mình bắt đầu làm nội dung từ EM KHÔNG SHY, Shy = Ngại ~ Sai, chơi chữ này là không sai không ngại khi nói đến những vấn đề sức khỏe phụ nữ. Và để “EM KHÔNG SHY” dễ nhớ, dễ nghe, dễ đọc và để không gây phản cảm, khó chịu thì mình đã tìm cách vần các chữ lại theo vần “ai”.

Em không Shy Em Shine (Em không Ngại Em Tỏa sáng)

Em không Shy Nobra So High (Em không Ngại không Bra cực Thoải mái)

Em không Shy khi xài Condom (Em không Ngại khi xài Bao cao su)

Em không Shy Em luôn Right (Em không Ngại Em luôn Đúng)

Ngân có kế hoạch phát triển nào cho “EM KHÔNG SHY” trong thời gian sắp tới không? 

Mình luôn mong muốn dự án này có thể được hiện thực hóa vì đây là vấn đề thực sự rất cần thiết, và hy vọng dự án có thể nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sức khỏe phụ nữ cho các bạn trẻ. 

Thực hiện: May

Thiết kế: Uyên Nguyễn

Hình ảnh do nhân vật cung cấp

Cùng tác giả

#Tag

EM KHONG SHY idesign signature may Nguyễn Thị Lệ Ngân

iDesign Must-try

Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 11/2023
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 11/2023
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1. Triển lãm “Đã từng…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Sách ảnh rùng rợn được chụp trong 20 năm về trang phục Halloween trong tàu điện ngầm
Sách ảnh rùng rợn được chụp trong 20 năm về trang phục Halloween trong tàu điện ngầm
Trong 20 năm qua, nhiếp ảnh gia Seymour Licht đã chụp rất nhiều ảnh về những người mặc trang phục Halloween trên tàu điện ngầm ở New York. Giờ đây,…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
Collection bài Tây của Maztermind: Khi văn hóa, tâm linh, nghệ thuật và trí tưởng tượng mở ra những vũ trụ đa chiều
Collection bài Tây của Maztermind: Khi văn hóa, tâm linh, nghệ thuật và trí tưởng tượng mở ra những vũ trụ đa chiều
Là một thương hiệu thủ công chuyên về thiết kế cũng như phân phối các thể loại boardgame truyền thống, mới đây, Maztermind vừa tung ra Collection bài Tây dành…