Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024

Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May

Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng mới luôn xuất hiện, và tình trạng hỗn loạn toàn cầu hiện nay chỉ làm tăng thêm hiệu ứng này. Ở bài viết này, chúng tôi khám phá 8 xu hướng được mong đợi nhất cho năm 2024 dựa trên hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia trong ngành.

Thế giới đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nhưng tin tốt là bất kể điều gì xảy ra với nền kinh tế vào năm 2024, thiết kế đồ họa sẽ có nhu cầu … nhiều hơn bao giờ hết.

Trong khi các doanh nghiệp đấu tranh để tồn tại trong cơn bão toàn cầu sắp tới, thiết kế tốt sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp họ nổi bật về mặt hình ảnh, kết nối với khách hàng và từ đó khiến các khách hàng trở nên trung thành với thương hiệu, thứ mà các doanh nghiệp đang cần ở mức độ “cấp bách”. Vì vậy, khi chúng ta sắp bước vào một năm mới đầy bất ổn, chúng tôi đã tham khảo ý kiến ​​của các nhà lãnh đạo trong ngành để cung cấp những hiểu biết sâu sắc về định hướng thiết kế đồ họa trong tương lai.

Những dự đoán này bao gồm mọi thứ từ mô hình kinh doanh mới đến các phương pháp sản xuất mới và những bước phát triển lớn trong cách chúng ta tạo ra các thiết kế đồ họa của mình. Hãy tiếp tục đọc để khám phá nghề thiết kế đồ họa có thể sẽ thay đổi như thế nào trong 12 tháng tới và bạn cần phải làm gì để bắt kịp chúng.

Xu hướng 1: Mô hình gói đăng ký thiết kế hàng tháng của agency

Hai xu hướng đầu tiên của chúng tôi không phải về phong cách hình ảnh hay kỹ thuật thiết kế đồ họa cụ thể, mà là sự đổi mới cơ bản hơn trong cách các agency kinh doanh. Nick Pattison của Primary giải thích:

“Hiện tại, chúng ta đang sống trong một ngành công nghiệp đang thay đổi nhanh chóng, với nhiều nhà thiết kế vẫn làm việc tại nhà và những người khác đang mở các cơ sở hoạt động phụ hoặc studio nhỏ. Đồng thời, các công cụ thiết kế và sự xuất hiện của Trí tuệ Nhân tạo đang đẩy nhanh tốc độ tạo ra sản phẩm, giao tiếp và phân phối.

Phía khách hàng thì ngày càng mong đợi nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn và các nhà thiết kế đang tìm kiếm những cách mới để phục vụ những khách hàng này, đồng thời tạo ra thu nhập thường xuyên hơn, có thể dự đoán được. Do đó, quá trình sản xuất hóa, trong đó các nhà thiết kế đưa ra các gói giá đơn giản xung quanh các sản phẩm có thể giao được cố định, đang ngày càng gia tăng.”

Thực hiện bởi Primary

Điều đó dẫn tới sự bùng nổ của mô hình đại lí “Gói đăng ký thiết kế” trong năm nay. Nick giải thích: “Mô hình này yêu cầu khách hàng phải trả một khoản phí cố định hàng tháng cho công việc thiết kế không giới hạn. Gần như mọi công ty thiết kế trang web mà tôi biết hiện nay đều cung cấp dịch vụ này.” Mark Richardson, nhà thiết kế và người sáng lập Superfried, cũng đã phát hiện ra xu hướng này. Ông lưu ý: “Những đăng ký này đã được tiếp thị thông qua những lời khoe khoang về số tiền kiếm được và thời gian đầu tư tối thiểu. Thật khó hiểu, vì tôi đã nghĩ điều này sẽ khiến khách hàng của họ tức giận!”

Xu hướng 2: Chạy đua thương hiệu

Cuối cùng, Mark hy vọng xu hướng đăng ký thiết kế sẽ giảm dần vào năm 2024. “Tuy nhiên, với sự cải tiến liên tục của AI, có lẽ nó sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn và phát triển như một mô hình tiềm năng”, ông gợi ý.

Trong khi đó, Nick chỉ ra một cách tiếp cận khác: “Các studio khác, như studio của chúng tôi tại Primary, đang đạt được thành công nhờ một hướng sản xuất khác biệt. Sau nhiều năm cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, giờ đây chúng tôi chỉ cung cấp một dịch vụ với một mức giá cố định, được gọi là ‘cuộc chạy đua thương hiệu.'”

Color Mill của Universal Favorite

Với mô hình kinh doanh này, các đại lý sẽ thiết kế và cung cấp bộ nhận diện thương hiệu mới với mức phí cố định trong hai tuần. Nick chia sẻ: “Điều này đã cực kỳ phổ biến với các khách hàng khởi nghiệp trẻ của chúng tôi, những người có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng với độ nhận diện cao cấp mà không tốn nhiều tiền. Nó cũng cho phép chúng tôi có một quy trình công việc có thể dự đoán được và chúng tôi có thể lập bản đồ tài chính cho cả năm một cách đơn giản, dựa trên một mức giá có thể lặp lại.”

Xu hướng 3: Loại bỏ bao bì và sang trọng bền vững

Biến đổi khí hậu đang tạo ra nhiều xu hướng mới trong lĩnh vực thiết kế hiện nay. Tuy nhiên, một trong những xu hướng quan trọng nhất là sự cam kết ngày càng tăng của các thương hiệu về trách nhiệm với môi trường trong thiết kế và sản xuất bao bì.

Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với thiết kế đồ họa trên bao bì? “Với các thương hiệu thử nghiệm với việc sử dụng bao bì không đóng gói, bao bì ăn được và bao bì bằng giấy một lớp, diện tích đồ họa trên bao bì trở nên ngày càng nhỏ, điều này thách thức các nhà thiết kế phải suy nghĩ sáng tạo hơn về cách tạo nên sự nổi bật, nhưng vẫn phải đảm bảo truyền đạt được thông điệp thương hiệu và kể chuyện một cách chân thực,” chia sẻ Chris Wilson từ STCKMN.

“Việc lựa chọn vật liệu bền vững kết hợp với các quy trình sản xuất có trách nhiệm sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế cho năm 2024. Với việc giảm đồ họa trên bao bì, việc truyền đạt thông tin thương hiệu và sản phẩm sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng màu sắc thông minh, bố cục gọn gàng và giới thiệu đồ họa thông minh như mã QR, đã mang lại các cách thiết kế độc đáo trong các ràng buộc này.”

Dự án cho Hiệp hội Scotch Malt Whisky bởi Chris Wilson của Stkmn

Chris cũng đưa ra một ví dụ thực tế về xu hướng đang được thực hiện: “Trong một dự án gần đây với The Scotch Malt Whiskey Society, chúng tôi đã sản xuất vỏ ngoài chai rượu bằng bột giấy thủ công. Việc lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường, phương pháp sản xuất thủ công và khả năng tái tạo các vụn gỗ từ thùng ủ gốc đã tạo nên một thiết kế có tác động trực quan. Nó không chỉ kể câu chuyện về quy trình sản xuất rượu whisky và duy trì tính thẩm mỹ sang trọng mà còn được quản lý để tránh xa khỏi cách tiếp cận bền vững bị lạc hậu.”

Xu hướng 4: Sự trỗi dậy của chữ chuyển động

Duncan Gravestock, giám đốc thiết kế tại F37, cho rằng chữ chuyển động và chữ biến đổi, sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với các thương hiệu trong năm tới.

“Nhãn hiệu sẽ muốn tìm cách mới để tỏ ra chân thực và độc đáo, với sự tập trung nhiều hơn vào kiểu chữ. Ngày càng nhiều nhãn hiệu sẽ giao cho những người thiết kế chuyển động và chuyên gia chữ để kể câu chuyện thương hiệu của họ theo cách linh hoạt và biểu cảm hơn.”

“Chúng ta đã thấy điều này thông qua công việc của Collins cho San Francisco Symphonye vào năm 2022. Sau đó, gần đây hơn, là bộ nhận diện thương hiệu Too Much to Watch của &Form Studios’ Tokyo Dome City và Studio Kiln. Chữ di động đã được sử dụng làm điểm nhấn của thương hiệu và thiết kế trong những năm qua, và chưa có dấu hiệu dừng lại trong tương lai gần.”

Tác phẩm của &Form cho Tokyo Dome City
Dự án Collins thực hiện cho San Francisco Symphonye

Ngoài ra, yếu tố AI cũng góp phần trong việc đưa kiểu chữ chuyển động phát triển hơn. Ông lưu ý: “Chúng tôi đã thấy #ProjectGlyphEase đang hoạt động”. “Theo cách nói của họ, tất cả những gì một nhà thiết kế cần làm là tạo ba chữ cái tham chiếu theo kiểu đã chọn từ các hình dạng vector hiện có hoặc những chữ cái được vẽ bằng tay trên giấy, sau đó, công nghệ này sẽ tự động tạo các chữ cái còn lại theo kiểu nhất quán. Nói tóm lại, chữ cái trong năm 2024 sẽ di chuyển, hoặc nó sẽ khiến bạn di chuyển.”

Xu hướng 5: Hiện thực gặp gỡ Siêu thực

Bạn có nhớ xu hướng được thúc đẩy bởi Instagram vào cuối những năm 2010, khi mọi người dự đoán về “cuộc sống hoàn hảo” không? Theo Jessica Strelioff, nhà thiết kế tại Goodside Studio thì xu hướng đó đã giảm bớt gần đây. “Cho dù do thế hệ gen Z đã đến tuổi trưởng thành hay đại dịch đã phá vỡ mọi vẻ ngoài của cuộc sống không hoàn hảo, đầu những năm 2020 đã chứng kiến ​​một bước chuyển mới mẻ hướng tới sự thô sơ, chưa được lọc,” cô ấy nói. 

Khi Jessica hướng tới năm 2024, cô ấy dự đoán “thực tế” của ngày hôm nay có thể biến thành “siêu thực” của ngày mai. Cô giải thích: “Chúng tôi coi đây vừa là một phản ứng mang tính văn hóa đối với sự phi lý của cuộc sống hiện đại, vừa là một phản ứng của toàn ngành đối với các công cụ sáng tạo mạnh mẽ mà chúng tôi có trong tay. Xu hướng này một phần là sự thoát ly khỏi công việc hàng ngày, một phần là khao khát vui chơi. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy xu hướng siêu thực vào năm 2024.”

Điều đó sẽ trông như thế nào trong thực tế? Danielle LaRoy, chiến lược gia tại Goodside Studio, cho biết: “Chúng ta sẽ thấy nhiều thương hiệu tưởng tượng ra những thế giới tươi tốt, lộng lẫy với chi tiết phong phú và sống động”. “Chúng ta cũng có thể sẽ thấy các kiểu chữ tiến sâu hơn vào các thử nghiệm và được trang trí công phu, kết hợp với một giọng điệu thương hiệu thông minh, sắc sảo để duy trì sự cân bằng, chặt chẽ và thực tế. Tất nhiên, các thương hiệu thông minh sẽ lấy khách hàng làm trung tâm của những trải nghiệm khác lạ này, mang đến cho mọi người cảm giác cá nhân độc đáo và vui nhộn một cách đặc biệt.”

Sản phẩm Goodside Studio thực hiện cho Superorganism

Cô cho biết thêm: “Tại Goodside, gần đây chúng tôi đã thử nghiệm tính năng làm mờ ranh giới siêu thực này trong khi phát triển thương hiệu cho Superorganism, một công ty mạo hiểm về đa dạng sinh học.”

 “Sử dụng hình ảnh cận cảnh về các loài động thực vật kỳ lạ và có nguy cơ tuyệt chủng, chúng tôi mời khán giả xem xét kỹ hơn, đặt câu hỏi về thực tế của chúng ta ngày nay và tưởng tượng điều gì có thể xảy ra vào ngày mai. Chúng tôi đã đẩy điều này thêm một bước nữa bằng cách đặt thương hiệu vào những mô phỏng siêu thực của các hệ sinh thái mộng mơ. Bước sang năm 2024, chúng tôi mong muốn được xem và làm được nhiều điều hơn thế nữa.”

Xu hướng 6: Phản ứng dữ dội chống lại AI

Như chúng tôi đã đề cập rộng rãi trên Creative Boom, AI vẫn chưa phổ biến rộng rãi trong cộng đồng thiết kế vào năm 2023. Vậy liệu chúng ta sẽ thấy sự phản ứng dữ dội hơn nữa chống lại công nghệ này vào năm 2024 không?

Mark tin rằng có một cơ hội tốt. “Có thể có một phong trào mới, trong đó ai đó thành lập một câu lạc bộ hoặc biểu ngữ tuyên bố ‘Khu vực không AI – tất cả công việc sáng tạo đều được tạo ra bởi con người?

 Đây có thể là một cách để nổi bật và thu hút một nhóm đối tượng thích hợp quan tâm đến những hậu quả của sự tiến triển công nghệ nhanh chóng? Hay đó là công thức dẫn đến thất bại? Liệu cách duy nhất để phát triển thịnh vượng có phải là tận dụng nó để tiếp tục tham gia cuộc đua?”

Marbles, thiết kế bởi Superfried, có sẵn tại F37X

Xu hướng 7: Trở thành BCorp hay không trở thành BCorp

Một xu hướng khác mà Mark mong đợi sẽ thấy vào năm 2024 là có thêm nhiều hãng phim đăng ký trở thành BCorp (1). Ông lý giải: “Mối quan tâm về môi trường đang ngày càng tăng và ngành công nghiệp sáng tạo là một lĩnh vực nhạy cảm, cần được quan tâm. Trong bối cảnh tài chính khó khăn, nhiều người có thể cảm thấy điều này sẽ giúp họ có lợi thế trong danh sách cuối cùng, mặc dù chi phí liên quan cũng có thể hạn chế một số quyết định tốt. Tôi cũng đang nghiên cứu khả năng áp dụng cho Superfried vào năm sau – nếu có đủ quỹ.”

  1. “To BCorp or not to BCorp” là một cách chơi chữ dựa trên câu nói nổi tiếng “To be or not to be?” của William Shakespeare từ vở kịch “Hamlet”. Trong ngữ cảnh này, “BCorp” viết tắt của “B Corporation” một loại doanh nghiệp được chứng nhận có trách nhiệm xã hội và môi trường. Vì vậy, câu hỏi “To BCorp or not to BCorp” nói lên câu trăn trở hay quyết định giữa việc trở thành một doanh nghiệp BCorp (có trách nhiệm xã hội và môi trường) hoặc không.

Xu hướng 8: Sản phẩm, dịch vụ do nhà thiết kế tạo ra dành cho nhà thiết kế

Tạo ra các sản phẩm và công cụ vì lợi ích của cộng đồng và toàn ngành luôn là điều mà các nhà thiết kế đồ họa khá giỏi. Nhưng Radim Malinic, nhà thiết kế và người sáng lập Brand Nu, tin rằng năm 2024 có thể (và chắc chắn nên) là năm mà điều này phát triển hơn nữa.

Ông chỉ ra: “Hàng ngày, chúng ta giúp người khác tạo ra các thương hiệu thương mại và đưa chúng đi lên, nhưng lại thường bỏ qua những gì chúng ta có thể mang đến cho thế giới”. “Thời gian và năng lượng sáng tạo của chúng ta đóng góp vào hệ thống xây dựng thương hiệu, chiến dịch quảng cáo và hoạt động tiếp thị phức tạp. Tôi tin rằng nó nên được trân trọng, để tạo ra không gian cho sự phát triển và khám phá cá nhân, thúc đẩy hành trình của chính chúng ta.”

Radim Malinic, nhà thiết kế và người sáng lập Brand Nu, phát hành hai cuốn sách mới

Ông hào hứng cho biết: “Ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nhảy vào thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự không chắc chắn để đổi lấy kết quả có thể làm thay đổi sự nghiệp hoặc công việc kinh doanh của họ”

“Chúng tôi chưa bao giờ được kết nối và sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, lời khuyên của mình để đảm bảo rằng chúng tôi tiếp tục phát triển như một cộng đồng và ngành công nghiệp.”

“Cho dù đó là các công cụ trực tuyến, ứng dụng di động thực tế, các tạp chí tự xuất bản và thậm chí cả sách, những bước khởi đầu nhỏ nhất thường dẫn đến việc mở ra những cánh cửa mới để tìm kiếm khán giả cũng như cộng đồng mới. Điều tưởng chừng như là một nhiệm vụ bất khả thi trước đây giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn nhiều để trở thành hiện thực. Chúng tôi học hỏi. Chúng tôi làm. Chúng tôi chia sẻ. Và chúng tôi cần phải làm nhiều hơn nữa.”

Cùng tác giả

#Tag

may sáng tạo thiết kế xu hướng thiết kế 2024

iDesign Must-try

Barnett Newman - ‘Trác tuyệt là bây giờ’ (Phần 2)
Barnett Newman - ‘Trác tuyệt là bây giờ’ (Phần 2)
Barnett Newman đã để lại số tiểu luận, thảo luận, ý tưởng cũng nhiều và quan trọng như những tác phẩm nghệ thuật tiến bộ và khác biệt của ông.…
Maybe bạn nên .. Đi! Tháng 05/2024
Maybe bạn nên .. Đi! Tháng 05/2024
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ 1. Triển lãm ‘Người Phá Rào,…
Đất 3 Miền: Tựa game pixel mô phỏng đặc trưng trong văn hóa Sài Gòn của Cam Hoa
Đất 3 Miền: Tựa game pixel mô phỏng đặc trưng trong văn hóa Sài Gòn của Cam Hoa
Quan tâm đến các chủ đề về văn hóa Việt Nam và dành sự yêu thích đặc biệt cho các phong cách liên quan đến sự hoài cổ như: Vaporwave,…
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ 1. Triển lãm ‘Hoạ Chiêu…
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam. GHTK đóng vai trò quan trọng…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…