Diện mạo của Dropbox và chủ nghĩa Thô Mộc/Brutalism trong thiết kế web
Dropbox kể câu chuyện của mình bằng ngôn ngữ thị giác lạ thường, trở thành một công cụ sáng tạo chứ không đơn giản là phần mềm lưu trữ.
Với cương vị là người chơi ngoài cuộc trong thế giới Internet, năm 2017, Dropbox xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn mới, đậm đà và táo bạo, tuyên bố rằng họ sẽ không còn hình ảnh của một trang web màu xanh dương nhàm chán nữa. Thông qua đó, Dropbox đã quyết định tạo nên khác biệt trong khi các đối thủ khác càng trở nên tương tự nhau. Họ đã làm những điều cần thiết, vậy thì sẽ ra sao nếu họ không làm vậy?
Quy trình hướng dẫn thiết kế từ những công ty lớn như Apple, Google và Microsoft dần chiếm lĩnh thị trường thiết kế. Tuy nhiên, những hướng dẫn này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ. Mục đích của chúng không phải là để kiến tạo các xu hướng thiết kế (thực tế thì chuyện này không khả thi), những hướng dẫn này là thước đo đánh giá mức độ thành công của trải nghiệm người dùng về công nghệ của họ. Việc xác định ngôn ngữ thiết kế thị giác thông qua quá trình ấy là điều rất khó.
Dù trong lĩnh vực thiết kế hay âm nhạc, xu hướng được kiến tạo để tồn tại chứ không phải nhằm lấn át. Xu hướng được tạo tác, phát triển và trở thành động lực cho những xu hướng sau kế thừa các tính chất tổng hợp. Các câu chuyện được kể theo nhiều cách khác nhau bởi nhiều màu sắc và pattern trong xu hướng thiết kế, thông qua đó giao tiếp bằng cảm xúc với người dùng. Hình thức này chưa thể áp dụng với các guideline thiết kế bởi mục đích sơ khai khi chúng được tạo ra không phải là điều này. Guidelines được tạo ra để hỗ trợ quá trình tạo nên một trải nghiệm mượt mà với hệ sinh thái của thương hiệu.
Dropbox có quyền không tuân theo bất kì một guideline nào cả. Họ đã chọn hình thức giao tiếp bằng cảm xúc với người dùng thay vì bàn về giá cả, lý do là vì các đối thủ cũng có khả năng cung cấp các dịch vụ tương tự mà không đòi hỏi một khoản phí nào. Dropbox kể câu chuyện của mình bằng ngôn ngữ thị giác lạ thường. Người ta nói rằng Dropbox là một công cụ sáng tạo chứ không đơn giản là phần mềm lưu trữ. Tính năng mới được tung ra vào năm rồi cũng phần nào nói lên điều này.
“Hệ thống thiết kế mới của chúng tôi được xây dựng dựa trên ý tưởng của một kết quả phi thường khi các tư tưởng lớn hội tụ. Chúng tôi truyền tải điều này thông qua các gam màu, kí tự và hình ảnh tương phản để cho thấy mức độ khả thi khi tập hợp các ý tưởng theo một cách mới lạ.” (Giám đốc sáng tạo Aaron Robbs và phó giám đốc thiết kế Nicholas Jitkoff).
Ở thời điểm mới bước chân vào thị trường năm 2007, Dropbox là một công ty khởi nghiệp quảng bá về công nghệ lưu trữ. Đây là một quyết định đúng đắn và quan trọng nhằm tạo ra sự khác biệt cũng như tạo áp lực lên các công ty lớn như Google Drive, Microsoft One và Apple i-Cloud muốn chiếm lấy thị phần.
Nếu đang nghĩ rằng hành động của Dropbox giống như một câu bé đang ganh tị với những người anh lớn, nhuộm tóc xanh để thu hút sự chú ý thì tốt nhất bạn nên đọc hết bài viết này. Quá trình giao tiếp của Dropbox chứa nhiều insight quý giá đến từ một nhà thiết kế dày dặn kinh nghiệm chứ không phải một tay nghiệp dư nào khác.
Sự kết hợp khéo léo của các gam màu nóng lạnh và tính chất tổng quan của nghệ thuật sơ khai cho ta cái nhìn khái quát. Bạn không cần phải chăm chút sản phẩm của mình để chia sẻ cho những người khác. Dropbox đã khẳng định rằng bạn không thể nhìn mặt mà bắt hình dong và chủ nghĩa Thô Mộc-Brutalism cũng thể hiện quan điểm tương tự.
Người thiết kế web chủ nghĩa Thô Mộc là ai?
Thiết kế web theo chủ nghĩa Thô Mộc là một xu hướng thiết kế có khởi nguồn là hình thái digital art. Sau đó nó được chuyển thành một phong trào nghệ thuật bởi các nghệ sĩ thiết kế web chủ nghĩa Thô Mộc giữa những năm 2010. Gần đây, nó bắt đầu bước qua giai đoạn phổ biến và trưởng thành.
Bởi việc giải thích phạm trù chủ nghĩa Thô Mộc và nghệ sĩ đi theo trường phái ấy là không khả thi, bên cạnh thời gian tồn tại của nó, chúng ta cần phân tích trong khoảng thời gian những năm 2010 từ góc nhìn của thế giới nghệ thuật digital.
Những năm 2010 là khoảng thời gian mà kỉ nguyên thông tin biến thành kỉ nguyên cải tiến:
- Ý tưởng cải tiến và nhận thức diễn ra đồng thời. Mỗi ngày đều có một ý tưởng được thực hiện.
- Văn hóa khởi nghiệp và ý tưởng dịch vụ trên nền tảng thiết bị trở thành phong cách sống.
- Công nghệ, thiết bị di động và đeo tay được xem là sản phẩm thời trang và phong cách sống.
- Phát triển của công nghệ trong kỉ nguyên này tạo thành công vượt bật bởi các thay đổi trong lĩnh vực thương mại.
Việc chuẩn hóa các yếu tố được xác định bởi mọi người. Ý tưởng mới được hình thành dựa trên những cái cũ. Việc nhận thức được ý tưởng dựa trên những liên kết với các dịch vụ tồn tại xung quanh.
Tất cả dịch vụ mà chúng ta sử dụng ngày nay được chuẩn hóa bởi chúng được mua lại bởi 3 công ty công nghệ lớn. Đôi khi việc chuẩn hóa có thể thực hiện thông qua thiết kế UI.
Thiết kế web theo chủ nghĩa Thô Mộc là một phong trào kích thích sự sáng tạo và đa dạng bên cạnh các quy chuẩn trong lĩnh vực web. Phong trào này được định danh bởi giám đốc sáng tạo người Zurich Pascall Deville, tuy nhiên ông không phải là người khởi xướng nó. Phong trào được khởi xướng bởi các nhà thiết kế từ nhiều tầng lớp và không hề quen biết nhau. Pascall đã nhận ra xu hướng thiết này và đăng tải lên trang webbrutalism.com năm 2014. Đây là lần đầu tiên các nhà thiết kế web hợp tác cùng nhau để tạo ra những ‘tuyệt tác’.
Trang webbrutalsim.com có hơn 100 lượt submission mỗi ngày. Một trong số đó là những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa như âm nhạc hoặc nghệ thuật trừu tượng. Số còn lại đến từ những trang web thương mại muốn tìm kiếm phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Thiết kế web chủ nghĩa Thô Mộc trở nên phổ biến bằng cách thiết lập tiêu chuẩn và quy tắc thẩm mỹ dù sự tồn tại của nó là để thách thức các tiêu chuẩn giống như phong trào Thô Mộc đi trước.
Cái tên ‘thiết kế web theo chủ nghĩa Thô Mộc’ có liên quan đến chủ nghĩa Thô Mộc trong lĩnh vực kiến trúc những năm 1950 và không hề liên quan đến từ ‘brutal-tàn bạo’ trong tiếng Anh. Nguồn gốc của cụm từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp – ‘béton-brut’ có nghĩa là ‘nguyên liệu thô’ trong tiếng Anh. Để hiểu hết tính Thô Mộc trong thiết kế web, chúng ta sẽ quay về với lối kiến trúc và lịch sử thiết kế cùng nguồn gốc của nó.
Chủ nghĩa hiện đại tối cao, phong trào sau cùng của thế kỉ 20, đã thu hút nhiều sự chú ý trong giới thiết kế. Nó không hề tác động đến các yếu tố mang tính chất trang trí, thậm chí là trang trí tường. Phong trào mang ngôn ngữ thiết kế có phần kì dị bởi nó chống lại phạm trù thẩm mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nét kì dị này cũng trở thành một vẻ đẹp khác biệt.
Thể hiện qua các tác phẩm tiểu thuyết viễn tưởng và các series phim trên Netflix nổi tiếng, viễn cảnh về tương lai trong tâm trí con người được lấp đầy tính thô tục. Do đó, các tòa kiến trúc chủ nghĩa Thô Mộc mang dáng dấp vị lai, dù vậy chủ nghĩa Thô Mộc không mang tính khoe khoang. Nó mang giá trị của nguyên vật liệu được sử dụng trong xây dựng các kiến trúc thay vì che phủ chúng bằng các tầng lớp trang trí. Nói chung, chủ nghĩa này tạo thách thức với chủ nghĩa tư bản, quan niệm thẩm mỹ, tinh tế và đề cao tinh thần ‘bạn là chính bạn’.
Tất cả các phong trào thiết kế đều bắt nguồn từ sự phản kháng. Thiết kế web chủ nghĩa Thô Mộc xuất hiện như một phản kháng chống lại những quy chuẩn. Điều này cũng dẫn đến sự đồng nhất trong thiết kế UX. Giữ nguyên gam màu xanh lam, nút nguồn và phong cách hình ảnh, thậm chí phần content cũng giống như bản trước đó. Internet đang dần giống như Coldplay, một tên sát nhân giết chết tất cả các tư duy sáng tạo trong thiết kế giao tiếp mà nhà thiết kế UI lấy làm cơ sở để đặt ra quy tắc UX.
WordPress và những công cụ tương tự, “những phương thức tốt nhất trong UX blog” là công cụ thực tế rút ngắn thời kì phát triển và giảm tỉ lệ thất bại. Phương thức thiết kế tương thích trên điện thoại tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tương tác thông qua các giao diện quen thuộc, từ đó hỗ trợ quá trình trải nghiệm của người dùng.
UX không phải là một phong cách thiết kế, ngôn ngữ thiết kế hoặc kiến tạo nên hình dạng hay màu sắc. UX là quy tắc khách quan nhằm tối ưu hóa quyết định thiết kế thông qua các dữ liệu định lượng (hoặc định tính).
Nghiên cứu UX có tầm quan trọng nhất định trong quá trình thiết kế tương tác. Không có một sản phẩm nào khiến người dùng chú ý đến lần thứ 2. Do đó, nó nên tuân theo các quy tắc khoa học và dữ liệu minh chứng từ các nghiên cứu về người dùng (chưa kể đến thiết kế poster và nguyên tắc thiết kế nguyên vật liệu). Một nhà thiết kế giỏi cần biết nguyên tắc nào có thể thay đổi hoặc phá bỏ mà không hề thấy xấu hổ. Họ cần có khả năng trình bày ý tưởng chủ quan dựa vào kinh nghiệm, tầm nhìn và trí tưởng tượng riêng của bản thân. Điều này hầu như đều xảy ra trong các lĩnh vực thiết kế khác. Nếu chúng ta không phân biệt được Charles Eames và Arne Jacobsen, Danial Libeskind và Franky Gary, Bang & Olufsen và Braun và Anton & Irene và Wedge & Lever, lý do là bởi sự thể hiện cá nhân khác nhau của họ. Đó là vì họ có can đảm để phá bỏ các quy chuẩn với ngôn ngữ thiết kế khác, thậm chí quy trình thiết cần nhiều hơn thế…
Thiết kế web chủ nghĩa Thô Mộc kêu gọi các nhà thiết kế UI bước ra khỏi vùng an toàn để tạo nên khác biệt. Phản ứng khởi nguồn từ những sản phẩm nghệ thuật cá nhân này giờ đây đã trở thành một phong trào thiết kế và gây sức ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực thiết kế khác. Nhà thiết kế web cũng sẽ có thể tạo nên câu chuyện và ngôn ngữ thiết kế của riêng mình nếu họ có thể thoát ly khỏi những lo lắng cũng như sự lười biếng và nhếch nhác trong thị trường.
Tác giả: Sinan özdemir
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium Muzli