Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Trong thập kỷ trước, rất nhiều công ty mới xuất hiện trên làn sóng công nghệ và xu hướng mới. Một trong số đó thậm chí còn thay thế những ‘gã khổng lồ’ của thế kỷ trước để có mặt trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất. Việc phát triển khiến họ nhận thấy tầm quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu, đó cũng là một trong những yếu tố giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm.
Và đứng sau những thành công trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các tên tuổi nổi tiếng, không thể không nhắc đến đóng góp của các studio thiết kế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng iDesign điểm qua các studio đã tạo nên những bộ nhận diện và logo ấn tượng của các thương hiệu nổi tiếng nhé!
1. Collins
Trang web: wearecollins.com, Trụ sở: New York và San Francisco
Collins là một công ty chiến lược, thiết kế và truyền thông độc lập. Họ chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu cho Twitch, Mailchimp và Dropbox và một số doanh nghiệp lớn khác. Collins là lựa chọn của các công ty khởi nghiệp công nghệ đang cần một diện mạo mới.
Twitch
Twitch là một nền tảng live stream được sở hữu bởi Twitch Interactive, một công ty con của Amazon. Vào năm 2019, Collins đã thực hiện thay đổi diện mạo thương hiệu cho Twitch khi chuyển đổi thương hiệu từ cộng đồng game sang nền tảng phát trực tuyến. Việc chuyển đổi này chủ yếu dựa trên những yếu tố của thương hiệu cũ. Thiết kế mới tập trung vào việc cung cấp một hệ thống linh hoạt cho người dùng.
Xem chi tiết thiết kế Twitch tại đây
Mailchimp
Fast Company đã từng viết, “trong khi những gã khổng lồ phần mềm khác đang đơn giản hóa việc xây dựng thương hiệu, thì Mailchimp vẫn giữ sự đặc biệt của riêng họ”. Mailchimp quả thật vẫn giữ các yếu tố trước kia, như linh vật Freddie của họ, trong quá trình đổi mới thương hiệu gần đây.
Xem chi tiết thiết kế Mailchimp tại đây.
Spotify
Chắc mọi người không còn quá xa lại với dịch vụ stream nhạc đình đám Spotify. Sự nổi tiếng ấy một phần do sức mạnh đến từ thương hiệu, và đây cũng là cái tên trong danh sách thiết kế của Collins vào năm 2015.
Xem chi tiết thiết kế Spotify tại đây.
Dropbox
Dropbox, công ty nổi tiếng về lưu trữ và đồng bộ trên nền tảng đám mây, nguồn thu nhập chính của họ là cung cấp các giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp lớn. Đây có lẽ là một trong những thương hiệu công nghệ không hề nhàm chán khi bộ nhận diện của họ quá đỗi thân thiện với người dùng.
Xem chi tiết thiết kế Dropbox tại đây.
2. Wolff Olins
Trang web: wolffolins.com, Trụ sở: London, New York và San Francisco
Studio nổi tiếng với sự hợp tác lâu dài cùng Google và các công ty lớn khác. Wolff Olins cũng đã làm việc với Uber và GrubHub trong việc phát triển thương hiệu và chiến lược.
Uber
Với một CEO mới, Uber muốn khuếch đại những thay đổi bên trong họ nhiều hơn. Nhiều người gọi đây là thiết kế lại tổng quát vì Wolff Olins đã bỏ đi một số yếu tố đã mang tính biểu tượng.
Grubhub
Thiết kế mà Wolff Olins đã dành cho Grubhub lại được nhiều người ủng hộ. Với màu sắc mới, kiểu chữ và hình minh họa đã giúp công ty đánh dấu hoàn thành giai đoạn khởi nghiệp sớm và trông giống như một “gã khổng lồ” có giá trị 5 tỷ đô la.
Xem chi tiết thiết kế Grubhub.
3. Red Antler
Trang web: redantler.com , Địa điểm: New York
Được thành lập vào năm 2007 tại Brookly, Red Antler đứng sau một số thương hiệu D2C nổi tiếng nhất như Casper, Allbirds hay Birchbox.
Casper
Trước Casper, chưa ai từng nghe thấy ý tưởng bán nệm bên ngoài phòng trưng bày. Nhưng hiện nay đã có 175 công ty khác nhau thực hiện mô hình kinh doanh này. Red Antler không chỉ chịu trách nhiệm một phần cho thành công ban đầu của Casper mà còn cho cả một ngành công nghiệp chuyển sang trực tuyến chỉ trong vài năm.
Xem chi tiết thiết kế Casper.
Allbirds
“Red Antler không chỉ tạo ra một biểu tượng cho thương hiệu; họ còn giúp thương hiệu truyền đạt giá trị.”
Được ca ngợi là “những đôi giày thoải mái nhất thế giới” Allbirds là một câu chuyện thành công khác của D2C. Sản phẩm của họ đã trở thành biểu tượng cho các doanh nhân công nghệ sành điệu và hơn thế nữa.
Xem chi tiết thiết kế Allbirds .
4. Pentagram
Trang web: pentagram.com , Địa điểm: New York, London, Austin và Berlin
Một thương hiệu biểu tượng của riêng mình. Pentagram là studio thiết kế độc lập lớn nhất thế giới với 25 nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng dưới một mái nhà. Trong số khách hàng của họ có một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Slack
Năm 2019 Slack đã đổi logo thương hiệu và điều này đã dậy lên làn sóng phản đổi cho một ứng dụng giao tiếp nơi làm việc phổ biến này. Những giọt nước đầy màu sắc thay thế biểu tượng gồm 11 màu chồng lên nhau như hình chiếc cối xây gió.
Xem chi tiết thiết kế Slack.
Katerra
Kattera là một trong những khoản đầu tư tỷ đô ít được biết đến của SoftBank. Pentagram đã tạo ra một bản sắc thương hiệu cho công ty xây dựng dựa trên công nghệ và đang chuyển đổi ngành công nghiệp vào năm 2017.
Xem chi tiết thiết kế Katerra.
Cytora
Thiết kế của Pentagram cho Cytora là một ví dụ tuyệt vời về nhận diện thương hiệu năng động. Công ty bảo hiểm hỗ trợ AI có trụ sở tại London này đang tìm cách để phân biệt với những đối thủ sử dụng mô hình kinh doanh truyền thống khác. Nhận diện thương hiệu là một mô hình 3D không ngừng phát triển với nhiều màu sắc.
Xem chi tiết thiết kế Cytora.
5. DesignStudio
Trang web: design.studio , Địa điểm: London, New York, San Francisco và Sydney
DesignStudio có lẽ được biết đến nhiều nhất vì thiết kế mới dành cho thương hiệu AirBnb đã nhận được sự chỉ trích khá gay gắt ngay vừa khi ra mắt. Tuy nhiên, phía DesignStudio cũng chịu trách nhiệm khi cho biết các bản sắc hình ảnh nhận được lời khen có cánh trong cộng đồng thiết kế đồ họa.
AirBnb
‘Khi tôi nhìn vào thương hiệu này, tôi đột nhiên nhận ra tất cả những gì tôi đang muốn trình bày, bây giờ chúng tôi đã có cách để thể hiện chúng.’
Brian Chesky, CEO của AirBnb, nói về thương hiệu mới của họ, trong một chủ đề thảo luận trong nhiều tuần sau khi “trình làng”. Sau khi những lời chỉ trích ban đầu lắng xuống, công việc tỏ ra rất linh hoạt khi nhiều trường hợp sử dụng những minh họa hài hước về logo này cho cuộc đua marathon ở New York.
Xem chi tiết thiết kế AirBnd.
Deliveroo
Tái thiết kế Deliveroo là một trong những thiết kế được yêu thích nhất của DesignStudio với hình ảnh kangaroo đơn giản và màu sắc vui tươi. DesignStudio đã suy nghĩ chu đáo cho người giao hàng lái xe an toàn khi sử dụng màu phản quan trên đồng phục của họ, nghĩa là chúng có thể nhìn thấy ngay cả khi giao hàng vào ban đêm.
Xem chi tiết thiết kế Deliveroo.
Treatwell
Wahanda là một dịch vụ đặt phòng làm đẹp và làm tóc trực tuyến đang gây bão ở Anh và Châu Âu. Khi được tiếp cận, DesignStudio đã quyết định bắt đầu với một thương hiệu mới mang tên Treatwell.
Xem chi tiết thiết kế Treatwell.
6. Instrument
Trang web: instrument.com , Địa điểm: Portland, New York
Instrument là một cơ quan kỹ thuật số có trụ sở tại Portland với các khách hàng đáng chú ý như Nike hay Sonos. Họ cũng là studio đứng sau thương hiệu Quibi, xu hướng ra mắt với 400 triệu đô la.
Quibi
Quibi đặt ra để phá vỡ thế giới phát trực tuyến. Mục tiêu đầy tham vọng như những nền tảng phổ biến như YouTube, Netflix hoặc Disney+. Với 1,8 tỷ đô la tài trợ, họ đã bắt tay làm việc với Instrument để có một bản sắc trực quan phù hợp với tham vọng của họ.
Xem chi tiết thiết kế Quibu.
7. Saffron
Trang web: saffron-consultants.com , Địa điểm: Madrid, London, Vienna, Istanbul và Mumbai
Facebook bắt đầu như một ứng dụng đơn. Hiện tại, chỉ sau 15 năm họ có một bộ sản phẩm bao gồm WhatsApp và Instagram. Đó là lý do tại sao Facebook quyết định hợp tác với Saffron trong việc xây dựng thương hiệu công ty Facebook.
Xem chi tiết thiết kế Facebook.
YouTube
Với hơn một tỷ người dùng, YouTube chiếm gần một phần ba tổng lưu lượng truy cập internet. Kể từ khi ra mắt năm 2005, thương hiệu đã không phát triển nhiều về nhận dạng thương hiệu và việc sử dụng cũng trở nên nhất quán.
Xem chi tiết thiết kế Youtube.
8. Tổ thiết kế “nhà làm”
Mặc dù hầu hết thương hiệu chọn làm việc với công ty thiết kế bên ngoài, bên cạnh đó có rất nhiều công ty công nghệ lớn đã đầu tư mạnh vào đội ngũ thiết kế của riêng họ. Một số ví dụ về các thương hiệu lớn được phát triển nội bộ gồm:
Zendesk
Zendesk xây dựng phần mềm cho các mối quan hệ khách hàng tốt hơn. Logo dễ thương đã được thay đổi vào năm 2016 cho một logo đơn giản và linh hoạt hơn.
Xem chi tiết thiết kế Zendesk.
Vào năm 2016, Instagram đã quyết định làm mới hình ảnh của họ. Ngay sau đó có lẽ là phản ứng dữ dội lớn nhất liên quan đến một logo chưa từng có trong lịch sử.
Xem chi tiết thiết kế Instagram.
Biên tập: Thao Lee