Những chiếc ghế huyền thoại nhà Eames, qua góc của nhà thiết kế công nghiệp Vjeko

Chắc hẳn những chiếc ghế nhà Eames (Eames chair) không hề xa lạ với những ai yêu nội thất. Hai chiếc ghế nổi tiếng Eames Lounge & Ottoman và Shell được nhà thiết kế công nghiệp Vjeko ưu ái tái hiện với nhiều mẫu mã thú vị. Những chiếc ghế Eames Lounge & Ottoman đáng ra phải rất êm, nhưng nếu bạn thay lớp đệm bằng một lớp lego thì sẽ thế nào? Còn ghế Shell đáng ra làm từ nhựa và sợi thuỷ tinh nay xuất hiện trong một lớp men sứ, bạn có nỡ (hay dám) ngồi không?

Ghế Eames là một cụm từ gọi chung cho bất kỳ chiếc ghế nào được thiết kế bởi cặp vợ chồng Charles và Ray Eames huyền thoại của giới nội thất, đặc biệt là về ghế. Vợ chồng nhà Eames nổi tiếng với châm ngôn thiết kế: “Tận dụng tối ưu những vật liệu sẵn có sử dụng ít nhất để tạo nên những sản phẩm phục vụ nhiều người nhất”. Đến nay, ghế Eames đã trở thành xu hướng nội thất của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Charles và Ray Eames

Vjeko là một nhà thiết công nghiệp nổi tiếng với hơn 15 năm kinh nghiệm, anh sử dụng chủ yếu giấy, bút và bút lông Copic để vẽ những sản phẩm hay vật mình yêu thích. Những chiếc ghế nhà Eames ban đầu được anh minh hoạ bằng những dụng cụ đó, thời gian gần đây với sự phát triển của công nghệ AI, Vjeko bắt đầu thử nghiệm và áp dụng chúng trong các sáng tạo của mình. Dù không nói rõ phần mềm mình sử dụng nhưng dựa trên các hashtag trong các bài đăng trên Instagram, không khó để đoán được đó là Midjourney, một công cụ AI gây xôn xao dư luận từ năm 2022.

Ghế Eames Lounge & Ottoman phiên bản Lego

Nhiều người cho rằng AI đang đánh cắp chất xám và sao chép tác phẩm của người làm thiết kế và nghệ thuật, điều đó không hẳn sai, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng AI thực sự là một công cụ hữu ích nếu người dùng nó biết cách tận dụng và tôn trọng những luật lệ cũng như giá trị của ngành sáng tạo. Vjeko dường như đang sử dụng Midjourney để thử nghiệm những concept độc lạ trên những chiếc ghế nhà Eames nổi tiếng. Nó không chỉ cho ra vô số những giả thiết thú vị mà còn tiết kiệm thời gian. Những kỹ thuật và chi tiết đôi khi rất khó để thể hiện thông qua vẽ truyền thống hoặc dựng 3D đều hiện ra nhanh chóng và đơn giản với AI, chỉ cần bạn đưa ra gợi ý chỉn chu và chính xác. 

Ghế Eames Lounge & Ottoman tối giản
Ghế Eames Lounge & Ottoman với hoạ tiết gốm sứ
Ghế Eames Lounge & Ottoman phong cách kẻ huỷ diệt
Ghế Shell bằng gốm và vàng

Qua góc nhìn của Vjeko, người xem sẽ thấy được những phiên bản độc lạ mà có vẻ sẽ không ai nghĩ đến hay thử nghiệm trên những chiếc ghế nổi tiếng đó. Nó giống như một món ăn tinh thần rất thú vị. Phải thú thật rằng nó gây kích thích rất nhiều cho trí tưởng tượng của chúng ta, đối với các nhà thiết kế nói riêng và đối với những người yêu nội thất – yêu sự thử nghiệm nói chung. Vjeko mở ra những khả năng và hình dung mới, không chỉ áp dụng cho nội thất mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa.

Đôi nét về hai chiếc ghế biểu tượng văn hoá của thế kỷ XX

Eames Lounge Chair & Ottoman là một trong những kiệt tác sáng chế vĩ đại và quan trọng nhất của thế kỷ XX. Chiếc ghế mang tính biểu tượng này được ra mắt vào năm 1956, với ý tưởng tạo ra một ghiếc ghế với “vẻ ngoài ấm áp, hình dạng có cái nhìn thiện cảm giống như chiếc găng tay bằng da đã được sử dụng nhiều nhưng vẫn còn mới của các vận động viên bóng chày”. Eames được sử dụng ba chất liệu chủ đạo là da thật (da  bò) – gỗ plywood óc chó – hợp kim nhôm, kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tỉ mỉ và công nghệ hiện đại đã tạo nên chiếc ghế thư giãn Eames Lounge êm ái nhưng không kém phần sang trọng, mang đậm dấu ấn phong cách nội thất Scandinavian.

Còn ghế Eames Shell là một trong những minh chứng vượt thời gian về một thiết kế tốt. Nó thúc đẩy, củng cố ý tưởng và định nghĩa về một chiếc ghế nên là gì, nó nên được cảm nhận ra sao và nó nên được làm như thế nào trong khi vẫn giữ được tính thực dụng cao với giá cả phải chăng. Ghế Shell rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Nó xuất hiện gần như ở mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội, từ khách sạn hạng sang cho đến canteen trường học tại Mỹ. Ghế Shell ban đầu được Ray và Charles Eames làm từ sợi thủy tinh, một phát kiến tiến bộ ở thời điểm đó. Khi các nhà khoa học phát hiện ra sợi thủy tinh gây nguy hiểm cho môi trường, vật liệu làm Ghế Shell đã được chuyển sang polypropylen vào năm 2006. Ghế Shell vẫn luôn được hoàn thiện và phát triển, nó được làm bằng gỗ vào những năm 2010, và 2013 quay lại với chất liệu nguyên bản của mình, sợi thuỷ tinh, nhưng là loại sợi an toàn hơn.

Thực hiện: AnJ

Bài viết liên quan:

Cùng tác giả

#Tag

AI trí thông minh nhân tạo anj concept instagram Lego nội thất

iDesign Must-try

Câu chuyện về thiên nhiên và sự biến đổi, câu chuyện của ánh sáng
Câu chuyện về thiên nhiên và sự biến đổi, câu chuyện của ánh sáng
Ẩn mình trong những khu rừng và dọc theo các bở biển, những tác phẩm sắp đặt ánh sáng huyền bí của nghệ sĩ người Na Uy, Rune Guneriussen, dường…
Ngôi nhà sang chảnh của những chú cá.
Ngôi nhà sang chảnh của những chú cá.
Một thế giới mới, sáng tạo và sang chảnh hơn cho những chú cá cưng.
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Có nét gì đó siêu thực, với độ sáng, sắc độ và đường nét rõ ràng, đó là những bức ảnh của KangHee Kim. KangHee Kim là một nhiếp ảnh…
Căn hộ giữa New York của tân tổng biên tập tạp chí World of Interiors: Kho báu của chi tiết và màu sắc
Căn hộ giữa New York của tân tổng biên tập tạp chí World of Interiors: Kho báu của chi tiết và màu sắc
Theo bạn tư gia của một nhân vật kỳ cựu trong ngành thời trang – nội thất – lifestyle sẽ như thế nào? Cùng iDesign khám phá tư gia của…
Mối lương duyên giữa thời trang và nội thất
Mối lương duyên giữa thời trang và nội thất
“Mặc thời trang, ở thời trang, ăn thời trang và ngủ thời trang là một lối sống.” Nhiều nhà mốt cao cấp và các thương hiệu thời trang bình dân…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…