‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
Tây Tạng là một nơi xa xăm, rất xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Truyền thông phương Tây chỉ nói về khu vực này khi nó dính dáng đến chính trị, hoặc khi những người nổi tiếng đề cập. Nhưng cuộc sống hằng ngày của người Tây Tạng còn hơn thế nữa.
Ẩn mình giữa dãy Himalayas hùng vĩ và sa mạc Taklamakan bao la, cao nguyên Tây Tạng đôi khi được gọi là “Cực thứ ba” (Ngoài Nam Cực, Bắc Cực). Vùng cao nguyên rộng lớn này chứa nguồn nước ngọt rất lớn, đủ để cung cấp cho 20% dân số toàn cầu. Tuy nhiên, do sự nóng lên toàn cầu, các nguồn nước này đang dần cạn kiệt. Cao nguyên là khu vực nóng lên nhanh nhất trên hành tinh, khi các sông băng của Himalayas tan chảy và các dự án cơ sở hạ tầng mọc lên khắp nơi, những người dân vốn đang sinh sống tại đây buộc phải di cư.
Trong suốt năm chuyến thăm cao nguyên vào năm 2021, nhiếp ảnh gia Kin Coedel đã chụp một loạt các bức ảnh lưu giữ cuộc sống của một số cộng đồng du mục tại đây, với một góc nhìn thân mật hơn. Được đặt tên là “Dyal Thak”, một từ tiếng Tây Tạng có nghĩa là “chủ đề chung”, các hình ảnh này cho người xem thấy những người dân du mục và mối quan hệ sâu sắc giữa họ với đất đai, động vật, đặc biệt là yak lông dài, vốn là một nguồn thực phẩm, nguyên liệu sản xuất quần áo và kinh tế thiết yếu từ lâu. Sự biến đổi khí hậu đã tác động mạnh và liên tục khiến mô hình nông nghiệp nơi đây bị thay đổi, điều này cũng ảnh hưởng đến các chu kỳ tự nhiên của con người và động vật đã hình thành trong nhiều thế kỷ qua.
Nhiếp ảnh gia Coedel đã dành ba tháng sống ở Lang Ritoma, một nhóm du mục nhỏ với lịch sử làm nghê nông và dệt may phong phú. Tại nơi đây ông đã kết bạn và có một mối quan hệ gắn kết với Xưởng Norlha. Xưởng dệt có lãnh đạo là phụ nữ, họ thành lập năm 2007 và tự hào có hệ sinh thái sản phẩm thủ công mạnh mẽ. Phần lớn các sản phẩm của họ tập trung vào thủ công truyền thống và tính bền vững.
Nhiều hình ảnh trong “Dyal Thak” cho thấy cuộc sống của người dân trên đồng cỏ, chăn nuôi, và sản xuất. Chúng thể hiện sự gắn kế và tin tưởng lẫn nhau giữa người dân nơi đây và nhiếp ảnh gia. “Lúc đầu, những bức ảnh mang tính tài liệu hơn, khi chúng tôi thân thiết hơn, và họ tin tưởng tôi, những bức ảnh đã trở thành một sự hợp tác qua lại”, nhiếp ảnh gia nói. “Làm việc với những người tin tưởng và cùng theo đuổi một ý tưởng với bạn thật thú vị – chúng tôi đã thực hiện dự án này cùng nhau”.
Loạt ảnh cũng là một phần trong nỗ lực lớn lao hơn của Coedel nhằm mang đến một cái nhìn cận cảnh và trung thực hơn về các nền văn hóa phương Đông, điều phần lớn chúng ta biết đến qua góc nhìn của người phương Tây.
Tây Tạng là một nơi xa xăm, rất xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Truyền thông phương Tây chỉ nói về khu vực này khi nó dính dáng đến chính trị, hoặc khi những người nổi tiếng đề cập. Nhưng cuộc sống hằng ngày của người Tây Tạng còn hơn thế nữa. Trên thực tế, các câu chuyện mà truyền thông phương Tây đưa tin thường không hoặc rất ít đề cập đến điều đó. Chính trị luôn là một dòng chảy ngầm khi chụp ảnh con người và văn hóa, nhưng Coedel muốn trình bày một cái nhìn hơn cả thế, anh tìm kiếm tất cả vẻ đẹp và sự kỳ diệu trong những khoảnh khắc nhỏ, cuộc sống hàng ngày.
Bạn có thể xem thêm những hình ảnh đáng quý này trên Instagram của Kin.
Cao nguyên Tây Tạng được xem như ‘Tháp nước’ của Châu Á, khoảng 90% lượng nước từ các con sông ở Tây Tạng chảy vào Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Pakistan, cung cấp nguồn nước ngọt, thực phẩm và năng lượng ổn định. Thượng nguồn của 10 con sống lớn nhất Châu Á, bao gồm các sông: Indus, Sutlej, Brahmaputra, Irrawady, Salween and Mekong, đều bắt nguồn từ Tây Tạng.
Dịch: AnJ
Nguồn:
Cùng tác giả: