Ảnh hưởng của công nghệ đến quá trình tạo sản phẩm

“Viết content” – cụm từ này ngày càng trở nên phổ biến. Cùng với cách mạng kĩ thuật số, những công nghệ và công cụ mới giúp cho việc tạo content trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đây cũng là điều khiến tôi trăn trở và dành nhiều thời gian suy nghĩ.

Phương tiện truyền thông là một ví dụ điển hình. Chúng cung cấp những platform dễ sử dụng để mọi người có thể đọc và viết nên cảm nghĩ. Chỉ cần một suy nghĩ lóe lên, lựa chọn vài từ ngữ, chèn thêm vài tấm hình, vài cái tag và boom, bạn đã tiến gần hơn đến sự nổi tiếng rồi đấy. Mạng xã hội và các thuật toán thông minh của truyền thông cho bạn cơ hội tiếp cận hàng triệu người xem trên toàn thế giới. Điều này có vẻ hơi toan tính, nhưng tôi không hề có ý miệt thị gì. Thật tuyệt khi ngày càng nhiều công ty truyền thông được thành lập trong những thập kỉ qua, giúp mọi người trải nghiệm nhiều điều mới mẻ và theo đuổi đam mê dễ dàng hơn.

Ví dụ, trong quá khứ, nếu bạn là một nhà văn đầy nhiệt huyết, mọi nhứ sẽ diễn biến thế này. Đầu tiên, bạn sẽ cần học cách viết, viết bản thảo và chia sẻ nó với những nhà xuất bản uy tín; bản thảo sẽ được chỉnh sửa liên tục, chuyền tay qua các tờ giấy, đợi chờ từng ngày từng giờ, thậm chí cả mấy năm trời để được in thành sách và chuyển đến các thư viện hay cửa hàng. Khi đó người người sẽ đọc tác phẩm của bạn. Rồi bạn lại ngồi, tiếp tục chờ đợi feedback và cảm nghĩ của độc giả, hoặc có thể may mắn hơn, bạn nhận được vài dữ liệu về doanh số.

Câu chuyện trên đã xưa như Trái Đất, giờ là thời đại khác, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi tình trạng bí ý tưởng vẫn xảy ra và chưa chắc ai đó sẽ đọc tác phẩm của bạn, nhưng từ quan điểm sản xuất, đó là một quá trình bớt đau thương hơn.

Viết văn không chỉ là yếu tố duy nhất. Hãy nghĩ về platform của âm nhạc/nhiếp ảnh/nghệ thuật/game… đã khiến cho quá trình tạo ra nội dung trở nên phổ biến như thế nào. Thời gian trôi đi, những khó khăn trong việc sản xuất giảm đi đáng kể; ngày càng có nhiều người tạo ra nhiều thứ mới mẻ hơn bao giờ hết.

Nhưng, tôi có một câu hỏi: Việc tạo ra quá nhiều content có thật sự tốt?

Đối với những ngành nghề triển vọng, khi có hàng triệu người chụp ảnh đồ ăn và đăng lên mạng xã hội, điều đó có ảnh hưởng đến công ăn việc làm của những nhà phê bình ẩm thực không? Nếu Jonathan Gold, người thắng giải thưởng Pulitzer dành cho giới phê bình, chỉ mới bắt đầu sự nghiệp ngay hôm nay thì liệu anh ta có được sự thành công như thời điểm trước đây không hay sẽ bị vùi dập bởi hàng triệu lời phê bình khác? Các ý kiến của những nhà phê bình ẩm thực có trở nên vô nghĩa khi công nghệ cho phép mọi người viết cảm nhận của riêng họ không?

Tác phẩm David cùng những nhà phê bình đang đứng chung quanh.

Đối với nghệ sĩ: Nếu Michelangelo có một chiếc máy in 3D và tạo ra David từ một tập tin CAD (một phần mềm vẽ 3D – người dịch), bức tượng sẽ nổi tiếng như bây giờ chứ? Quá trình chạm khắc các viên bi bằng tay đầy gian khổ sẽ làm nó trở nên đặc biệt hơn không? Và để dễ hình dung hơn, nếu tác phẩm Mona Lisa của Da Vinci và Starry Night của Van Gogh được tạo ra bằng Photoshop, chúng sẽ nổi tiếng chứ?

Vài câu hỏi tôi còn đang trăn trở:

  1. Những kĩ năng sản xuất và thi công nào đang được công nghệ giúp đỡ hay kiềm hãm?
  2. Thủ công, kiên trì, tỉ mỉ có còn là những yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng nghệ thuật?
  3. Bao nhiêu giá trị được đặt vào quá trình sản xuất một sản phẩm? Hay ta chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng?
  4. Đối với những người muốn sử dụng đôi bàn tay để tạo ra sản phẩm, chống lại ảnh hưởng của công nghệ, tác phẩm của họ sẽ được mọi người lưu truyền chứ?
  5. Theo bạn thì một viện bảo tàng năm 2116 hay 2216 sẽ trông như thế nào? Và điểm thu hút nhất của nó sẽ là gì?
  6. Những câu hỏi trên có đặt ra vấn đề gì để tranh luận không và loại hình nghệ thuật cũng như quá trình sản xuất sẽ phát triển theo thời gian chứ? Liệu rằng chúng sẽ giúp con người tìm ra cách mới mẻ hơn để trân trọng và gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật chứ?

Chia sẻ quan điểm của bạn cùng iDesign nhé!

Tác giả: Bryan Green
Người dịch: Đáo
Nguồn: Art+Marketing
Ảnh bìa: Pixabay

Cùng tác giả

#Tag

ảnh hưởng của công nghệ Cà Phê - Trà Đá công nghệ suy ngẫm

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…