Trí nhớ và kiến thức đan xen trong tác phẩm sắp đặt của Chiharu Shiota
“…nếu cái chết lấy đi cơ thể của tôi, tôi sẽ không tồn tại nữa” nhưng “linh hồn của tôi sẽ tiếp tục tồn tại bởi vì tôi có nhiều thứ hơn là một cơ thể…”.
Vừa qua, trong triển lãm “Signs of Life” (tạm dịch: Dấu hiệu của cuộc sống), sự sắp đặt dày đặc các chuỗi thắt nút bao trùm hết không gian của Galerie Templon ở New York. Là tác phẩm của nghệ sĩ Nhật Bản Chiharu Shiota, buổi biểu diễn cá nhân biến phòng trưng bày thành một mê cung đơn sắc, bao gồm các đường lưới phức tạp kéo dài từ sàn đến trần nhà. Shiota xem xét ý nghĩa đa chiều của web, từ cấu trúc của mạng thần kinh trong bộ não con người đến lĩnh vực kỹ thuật số mà thế giới ngày nay dựa vào.


Hai trong số các tác phẩm bao gồm một tác phẩm với rất nhiều sợi chỉ màu đỏ đan cài phức tạp rũ xuống mặt sàn, trong khi một tác phẩm màu trắng khác được sắp đặt với nhiều trang sách ở giữa.

Được tạo ra trong khoảng hai tuần, Shiota hình dung tác phẩm sắp đặt này giống như việc kết nối trí nhớ cá nhân và bộ sưu tập kiến thức. “Tôi luôn nghĩ rằng nếu cái chết lấy đi cơ thể của tôi, tôi sẽ không tồn tại nữa”, cô nói. “Bây giờ, tôi tin chắc rằng linh hồn của tôi sẽ tiếp tục tồn tại bởi vì tôi có nhiều thứ hơn là một cơ thể. Ý thức của tôi được kết nối với mọi thứ xung quanh tôi, và nghệ thuật của tôi mở ra thông qua trí nhớ của mọi người”. Triển lãm cũng bao gồm các bản vẽ và tác phẩm điêu khắc chưa từng thấy trước đây, nhiều tác phẩm trong số đó chứa các đồ vật thông thường, đặt ra câu hỏi về cách các đồ vật trở nên có ý nghĩa, tình cảm và quý giá khi sử dụng.
“Signs of Life” mở cửa cho công chúng tham quan đến hết ngày 09 tháng 03. Bạn có thể tìm thêm thông tin từ Shiota trên Website và Instagram của cô ấy.
Về tác giả:
Sinh ra tại Osaka, Nhật Bản, Chiharu Shiota (1972) hiện đang sinh sống và làm việc tại Berlin.
Đối mặt với những mối quan tâm cơ bản của con người như sự sống, cái chết và các mối quan hệ, Shiota khám phá sự tồn tại của con người qua nhiều chiều không gian khác nhau bằng cách tạo ra sự tồn tại trong sự vắng mặt hoặc trong các tác phẩm sắp đặt bằng sợi quy mô lớn, bao gồm nhiều đồ vật thông thường, vật kỷ niệm bên ngoài hoặc thông qua các bức vẽ, tác phẩm điêu khắc, nhiếp ảnh và cả video.
Năm 2008, cô nhận giải Khuyến khích Nghệ thuật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Các triển lãm cá nhân của cô trên khắp thế giới bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Mori, Tokyo (2019); Gropius Bau, Berlin (2019); Phòng trưng bày Nghệ thuật Nam Úc (2018); Công viên Điêu khắc Yorkshire, Vương quốc Anh (2018); Power Station of Art, Thượng Hải (2017); K21 Kunstsammlung Nordrhein-Westfalen, Düsseldorf (2015); Phòng trưng bày Arthur M.Sackler của Viện Smithsonian, Washington DC (2014); Bảo tàng Nghệ thuật, Kochi (2013); và Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Osaka (2008)… Cô cũng đã tham gia nhiều triển lãm quốc tế như Liên hoan nghệ thuật quốc tế Oku-Noto (2017), Sydney Biennale (2016), Echigo-Tsumari Art Triennale (2009) và Yokohama Triennale (2001). Năm 2015, Shiota được chọn làm đại diện cho Nhật Bản tại Venice Biennale lần thứ 56.
Dịch và biên tập: May
iDesign Must-try

‘Portraits Of Ao Dai’ của Chiron Duong xuất hiện trong triển lãm tại các Metro ở Paris

Strongbow trở nên rực rỡ với logo mới, lần đầu tiên từ bỏ bảng màu đen và vàng

/ai đi/ Lạc vào thế giới siêu thực trong triển lãm ‘FantaSee’ của Chòm Hõm

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 03/2023

Hơn 35 tác phẩm của 8 nghệ sĩ Việt Nam vừa hạ cánh tại Paris trong triển lãm ‘VIE..’
