The Misused - Tượng chuyển động từ đồ vật hàng ngày mà bạn cũng có thể làm được!

Các nhà tạo tác hãy cùng tìm về dòng chảy sáng tạo bằng cách quan sát những sản phẩm của Liang-Jung Chen, nhà sáng lập của dự án thiết kế trên nền tảng nghiên cứu, The Misused.

Tập trung vào việc truyền cảm hứng cho mọi người để tưởng tượng ra cách dùng những vật dụng thường ngày một cách lạ lùng hơn, dự án này sẽ khiến bạn nhìn vào các đồ ngũ kim trong nhà bằng con mắt khác. Trong bài, Liang sẽ chia sẻ một vài tác phẩm điêu khắc động học mình tự làm, lấy cảm hứng từ nhà điêu khắc người Mỹ nổi tiếng Alexander Calder.

Cô được tiếp xúc với những tác phẩm của Alexander Calder từ lúc tuổi còn rất nhỏ. Từ đó, Liang luôn có mong muốn tạo ra những tác phẩm chuyển động để treo đầy trong nhà. Mới đây, khi đang trong thời gian cách ly toàn xã hội, cô đã dành thời gian nghỉ ngơi quý báu này để tạo ra một loạt những tác phẩm động học từ những đồ vật thường ngày, như nắp chai, kẹp giấy và nhiều thứ khác nữa.

1

2

Dựa trên nguyên tắc về sự cân bằng, các tác phẩm có thể được tạo nên từ bất cứ thứ gì. Qua những sản phẩm này, cô mong có thể nâng tầm giá trị những vật dụng chúng ta thường bỏ qua hoặc lãng phí. Mỗi một ví dụ là sự khám phá về mối liên kết vô tận giữa sức nặng, chuyển động, và trọng lực trong bối cảnh không gian ba chiều.

3

4

5

Hãy thử làm tại nhà, biết đâu được bạn lại tạo ra một tác phẩm kỳ thú thì sao, nhỉ?

The Misused là một dự án nghiên cứu toàn cầu về văn hoá đồ ngũ kim. Tìm hiểu nhiều hơn về dự án tại đây.

Nguồn ảnh: The Misused

Cùng tác giả

#Tag

alexander calder Liang-Jung Chen misused nghệ thuật sculpture điêu khắc động học

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.