Grandma Moses - Tuổi tác không ngăn chặn sự thành công trong hội họa của bà

Grandma Mosses là họa sĩ chuyên vẽ tranh dân gian nổi tiếng về những cảnh đồng quê ở Mỹ vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, điều khiến người khác tự hỏi là vì sao bà lại bắt đầu sự nghiệp ở tuổi 78.

Anna Mary Robertson Moses (1860 – 1961) còn được biết đến với nghệ danh Grandma Moses, bà bắt đầu vẽ tranh một cách nghiêm túc ở tuổi 78 và là ví dụ nổi bật về người có sự nghiệp nghệ thuật thành công khi ở tuổi cao. Các tác phẩm của bà đã được trưng bày và bán trên toàn thế giới, kể cả trong các viện bảo tàng và được in bán trên thiệp chúc mừng.

Grandma Mosses trên bìa tạp chí Time năm 1953.

Moses đã xuất hiện trên bìa tạp chí, truyền hình và trong một bộ phim tài liệu tiểu sử. Bà còn cho ra mắt một cuốn tự truyện mang tên My Life’s History, cũng như giành được nhiều giải thưởng và có hai bằng tiến sĩ danh dự. Năm 1953, bà xuất hiện trên bìa tạp chí Time ở độ tuổi 93.

“Chủ nghĩa hiện thực giản dị, bầu không khí hoài cổ và màu sắc tươi sáng mà bà Moses miêu tả cuộc sống nông trại và vùng nông thôn đã thu hút một lượng người theo dõi. Bà đã bắt trọn được sự phấn khích của trận tuyết đầu mùa, sự chuẩn bị vào Lễ Tạ ơn và những điều mới mẻ, màu xanh non của mùa xuân đang đến …

Moses quyến rũ bất cứ nơi nào bà đi qua. Là một người phụ nữ nhỏ bé, hoạt bát với đôi mắt xám tinh nghịch và nhanh nhẹn, bà có thể nói chuyện sắc bén với một người đàn ông và nghiêm khắc với một đứa cháu làm sai.”

Tạp chí Time viết

Bắt đầu sự nghiệp hội họa để giết thời gian

Grandma Moses chia sẻ rằng lần đầu tiên bà bắt đầu vẽ tranh khi còn là một cô bé, nhưng sự nghiệp làm một họa sĩ chuyên nghiệp chưa bắt đầu ở đó. Như Time đã viết, bà rất thích vẽ lên những con búp bê bằng giấy bằng nước ép nho và cũng tham gia vẽ tranh khi người cha đang thực hiện một dự án vẽ tại nhà của họ. Mặc dù người cha khuyến khích sở thích này, người mẹ lại thực tế hơn và nghĩ rằng cong gái nên “dành thời gian của mình theo những cách khác”, đó là những công việc gia đình như làm nến, làm xà phòng, may quần áo để chuẩn bị cho sự nghiệp “làm thuê”.

Bà Moses trở thành một nghệ sĩ hiếm hoi đạt được thành công ở độ tuổi xế chiều.

“Khi tôi còn khá nhỏ, cha tôi sẽ lấy cho tôi và các anh em mấy tờ giấy trắng. Ông ấy thích xem chúng tôi vẽ tranh, những tờ giấy chỉ đáng một xu nhưng trường tồn lâu hơn cả viên kẹo.” Bà viết trong hồi ký ở tuổi 92.

Và cuộc sống của bà đi theo một đường thẳng như thế, gặp một người chồng và kết hôn, sinh con và sống cùng nhau đến già. Tuy nhiên, sau khi chồng bà qua đời, bà cố gắng vượt qua bằng cách thêu thùa những bức tranh, nhưng không lâu thì lại mắc chứng viêm khớp suy nhược. Ở tuổi 76, người em gái Celestia khuyên chị mình hãy vẽ tranh, vì điều đó sẽ đem lại niềm vui cho bà và nó cũng dễ hơn việc thêu thùa. Bà Moses cũng nói với các phóng viên rằng bà đã chuyển sang vẽ tranh để làm món quà Giáng sinh của người đưa thư, vì nó dễ làm hơn là nướng một chiếc bánh trên bếp lò nóng.

“Tôi vẽ vì niềm vui, để bận rộn và để thời gian trôi đi. Tôi không nghĩ gì hơn ngoài việc làm những thứ mình yêu thích.”

Bà Moses nhớ lại
Năm 2006, Sugaring Off (Kết tinh) trở thành tác phẩm bán được giá cao nhất của bà. Moses thực hiện một chuỗi tác phẩm mùa đông và đặt tên chung là Sugaring Off.
Tác phẩm Fourth of July (Ngày Độc lập) đã được trao tặng và treo trong Nhà trắng, một bộ tem dựa trên tác phẩm từng ra mắt năm 1969.

Moses đã vẽ những cảnh về cuộc sống nông thôn mà bà gọi là “phong cảnh New England cổ kính”. Bà nói rằng mình lấy cảm hứng và bắt đầu vẽ tranh; sau đó bà sẽ quên mọi thứ, ngoại trừ việc mọi thứ đã từng như thế nào và cách vẽ nó ra sao để mọi người biết chúng ta đã từng sống vào một thời như thế nào. Nhìn các tác phẩm, bà đã bỏ qua các yếu tố của cuộc sống hiện đại, chẳng hạn như máy kéo và buồng điện thoại. Thời đầu, bà vẽ ít người hơn, thực tế hơn hoặc thô sơ hơn do sự thiếu kĩ năng, hoặc có thể do việc từ chối những quan điểm cơ bản. Khi sự nghiệp thăng tiến, bà đã tạo ra những tác phẩm có tính phức tạp và toàn cảnh về cuộc sống nông thôn. Những bức tranh mùa đông của bà làm gợi nhớ đến một số bức tranh mùa đông của Pieter Bruegel the Elder, mặc dù bà chưa bao giờ nhìn thấy tác phẩm của ông.

“Những bức tranh của bà toát ra sự lạc quan nhẹ nhàng; thế giới mà bà ấy cho chúng ta thấy thật đẹp và thật thân thiện. Bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở nhà trong tất cả những bức tranh này và bạn biết cả ý nghĩa của chúng. Sự bất ổn và bất an về tâm lý của thời nay khiến chúng ta có khuynh hướng thích thú những quan điểm đơn giản và khẳng khái của bà Moses.”

Một người hâm mộ ở Đức chia sẻ

Sau đó, bà được thuyết phục gửi một số bức tranh của mình đi kèm vài món trái cây đóng hộp và mứt đến một hội chợ đồng quê, món đồ đóng hộp của bà giành chiến thắng, nhưng người xem lại quan tâm những bức tranh đi kèm hơn. Sau đó, bà tính từ 3 đến 5 đô cho một bức tranh, tùy thuộc vào kích thước của chúng. Tại một hiệu thuốc ở thị trấn Hoosick Falls gần đó, người chủ đã đặt một số bức tranh của bà lên cửa sổ. Chúng được phát hiện bởi một nhà sưu tập tên là Louis J. Caldor. Ông ta đã mua tất cả tác phẩm và cố gắng thu hút các nhà kinh doanh nghệ thuật ở New York đến với tác phẩm của Bà. Đại lý buôn tranh Kallir đã ký hợp đồng với Grandma Moses và buổi triển lãm lớn đầu tiên của bà diễn ra năm 1940. Trong suốt những năm 1950, các cuộc triển lãm của bà đã phá vỡ kỷ lục tham dự trên khắp thế giới.

Mosesmột biểu tượng văn hóa, một người hoạt bát và năng suất vẽ liên tục, được coi là nguồn cảm hứng cho các bà nội trợ, góa phụ và người về hưu.”

Nhà sử học nghệ thuật Judith Stein viết

Tôi thích những thứ cổ điển, chúng là những điều gì đó thật đẹp. Và hầu hết, chúng là hiện thân của những giấc mộng ban ngày.”Moses chia sẻ

Moses qua đời ở tuổi 101 vào ngày 13 tháng 12 năm 1961 tại Trung tâm Y tế ở Hoosick Falls, New York. Tổng thống John F. Kennedy đã tưởng nhớ bà, viết rằng: “Sự mất mát của bà Moses đã tước đi mất một con người đáng mến khỏi cuộc sống của người Mỹ. Sự bộc trực và sống động trong các bức tranh của bà đã khôi phục lại sự tươi mới ban đầu cho nhận thức của chúng ta về khung cảnh nước Mỹ. Cả tác phẩm và cuộc sống của bà đã giúp ích cho đất nước chúng ta đổi mới di sản tiên phong của nó và gợi nhớ cội nguồn của đất nước ở vùng nông thôn và biên giới. Tất cả người Mỹ đều thương tiếc sự mất mát của bà.”

Một tác phẩm vẽ cảnh mọi người đang chuẩn bị về nhà cho lễ Tạ Ơn.
Khung cảnh mọi người quây quần bên nhau vào mùa đông.
“Đám cháy thành Troy” vẽ năm 1943.

Các bức tranh của Moses được sử dụng trong các ngày lễ của Mỹ, bao gồm Lễ Tạ ơn, Giáng sinh và Ngày của Mẹ. Ngoài ra chúng còn được tái hiện trên thiệp chúc mừng của Hallmark, gạch lát, vải và gốm sứ. Chúng cũng được sử dụng để tiếp thị các sản phẩm như cà phê, son môi, thuốc lá và máy ảnh.

Theo thống kê của tạp chí Time, tác phẩm của Grandma Mosses đã có mặt trong hơn 160 cuộc triển lãm vào đầu những năm 1950 và bức tranh “Ecole Americaine” là tác phẩm duy nhất được treo trong Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại của Paris. Tác phẩm của bà cũng được bán với giá 3.000 đô cho và được treo trong nhà của một số nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Người ta ước tính có khoảng 48 triệu tấm thiệp Giáng sinh in tranh của bà Moses đã được bán ở Mỹ. Và trong suốt ba thập kỷ, bà đã thưc hiện được tổng cộng 1500 tác phẩm.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa hiện thực Contempoary folk art Folk Art Grandma Moses họa sĩ phương Tây Navi Nguyễn outsider art

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?