Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi

Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng) là phim dài thứ 16 của Walt Disney Studio. Tác phẩm được công chiếu vào ngày 29/11/1959 và là một trong những bộ phim hoạt hình mang tính đột phá về nghệ thuật dưới thời Walt Disney. Ngoài dấu ấn đậm nét về mặt hình ảnh thì Sleeping Beauty còn là chủ đề gây tranh cãi của các nhà làm phim, khi yếu tố hậu cảnh thực sự là một thử thách khi bắt tay vào sản xuất.

Ngay từ ban đầu, Sleeping Beauty đã có định hướng nghệ thuật khác biệt so với các tác phẩm trước đây của Walt Disney Studio. Nếu như Cinderella (Công chúa lọ lem) được hãng phim xây dựng theo phong cách Rococo (dựa trên tiêu chuẩn thời trang và vẻ đẹp của người phụ nữ lúc bấy giờ), thì Sleeping Beauty lại được truyền cảm hứng từ nghệ thuật Trung cổ kết hợp với phong cách Art Deco.

How Eyvind Earle + 'Sleeping Beauty' Influenced the Backgrounds and Concept Art of Disney's 'Pocahontas' and 'Frozen' — Animation Ave
Một phân cảnh trong bộ phim Sleeping Beauty (Nguồn: Disney)

Trong chuyến tham quan bảo tàng nghệ thuật Metropolitan tại New York, John Hench, khi ấy là một họa sĩ, nhà thiết kế thuộc Walt Disney Studio, đã quan sát và nảy ra ý tưởng sẽ xây dựng phong cách nghệ thuật của Sleeping Beauty dựa trên hình ảnh những tấm thảm kỳ lân thời Trung cổ nổi tiếng tại bảo tàng. Khi Hench quay trở lại xưởng phim, ông mang bản sao của những tấm thảm cho Walt Disney tham khảo và nhận được sự đồng ý.

Một cái tên quan trọng khác góp phần vào việc xây dựng phong cách nghệ thuật cho Sleeping Beauty đó chính là Eyvind Earle. Earle gia nhập Walt Disney Studio vào năm 1951 với vai trò là trợ lý cho họa sĩ vẽ nền của bộ phim Peter Pan. Sau đó, Earle được đảm nhiệm vị trí họa sĩ vẽ nền chính cho các tác phẩm For Whom the Bulls Toil hay Toot, Whistle, Plunk and Boom.

Sleeping Beauty Artwork Disney
Họa sĩ Eyvind Earle trong quá trình làm phim Sleeping Beauty (Nguồn: Disney)

Ban đầu, Earle tham gia vào quá trình sản xuất bộ phim như một họa sĩ vẽ hậu cảnh đơn thuần. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì ông lại được Walt Disney lựa chọn là người tạo kiểu và vẽ lại tất cả những khung hình hậu cảnh chính cho Sleeping Beauty. Bên cạnh đó, Earle còn có quyền đưa ra quyết định trong việc thiết kế nhân vật và phối màu. Điều này khiến ông đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng đối với phần hình cảnh của bộ phim.

Eyvind Earle, Concept painting, c. 1950, Sleeping Beauty, 1959. Collection of the Walt Disney Family Foundation. © Disney. Courtesy of the Walt Disney Family Museum.
Khung cảnh lâu đài trong Sleeping Beauty qua nét vẽ của Eyvind Earle (Nguồn: Disney)

Trong quá trình thực hiện dự án, Earle được truyền cảm hứng từ phong cách nghệ thuật thời kỳ tiền Phục Hưng, các bức tranh của Ba Tư, tranh in Nhật Bản, cho đến những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như Albrecht Dürer, Limbourg Brothers, Pieter Bruegel, Nicolaas van Eyck, Sandro Botticelli…

Có thể nói rằng phong cách nghệ thuật của Sleeping Beauty là sự kết hợp giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, với những khác biệt nổi bật.

Animation Art:Concept Art, Eyvind Earle Sleeping Beauty Prince Phillip Background Color Key/Concept Painting (Walt Disney, 1959)....
Bản vẽ ý tưởng một phân cảnh của hoàng tử Phillip trong phim (Nguồn: Disney)

Khi Gerry Geronimi đảm nhận vị trí giám đốc giám sát (Supervising Director) của bộ phim, ông và Earle bộc lộ nhiều quan điểm sáng tạo có phần khác biệt. Geronimi chia sẻ:

“Trong quá trình sản xuất Sleeping Beauty, tôi và Eyvind Earle đã có nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề hậu cảnh của bộ phim. Earle nói rằng Walt rất thích những bức vẽ của cậu ấy. Tuy nhiên, tôi lại không hoàn toàn đồng tình. Tôi góp ý với Earle rằng những tác phẩm của cậu ấy rất đẹp nhưng thiếu đi cảm xúc.

Ví dụ như trong phân cảnh ngục tối, Earle vẽ quá sáng và chi tiết, trong khi điều tôi muốn là hiệu ứng rùng rợn, mãnh liệt hơn. Tất cả những bức vẽ cây cỏ, hoa lá mà cậu ấy sáng tạo đều vô cùng tỉ mỉ, nhưng liệu có ai quan tâm không? Dường như hậu cảnh lại là thứ nổi bật hơn cả nhân vật hoạt hình”.

Eyvind Earle, Concept painting, c. 1959, Sleeping Beauty, 1959. Collection of the Walt Disney Family Foundation. © Disney. Courtesy of the Walt Disney Family Museum.
Một bản vẽ ý tưởng khác của Eyvind Earle (Nguồn: Disney)

“Có lẽ Sleeping Beauty là trường hợp đầu tiên mà yếu tố hậu cảnh lại đóng vai trò chi phối định hướng sản xuất của một bộ phim Disney”, Ioan Szasz – CEO của nhà xuất bản Eyvind Earle nhấn mạnh. Thường thì với những dự án trước đó, họa sĩ vẽ storyboard (storyboarder) và họa sĩ vẽ animation (animator) sẽ làm công việc của mình trước, sau đó họa sĩ hậu cảnh chỉ việc tiến hành theo những chỉ dẫn có sẵn. Nhưng với Sleeping Beauty, các animator cảm thấy vô cùng khó, thậm chí là gần như không thể để “hoạt hình hóa” những bức vẽ chi tiết của Earle.

Layout artist McLaren Stewart, Walt Disney, and Eyvind Earle at The Walt Disney Studios during production for Sleeping Beauty, c. 1959. Courtesy of Eyvind Earle Publishing, LLC.
Từ trái qua phải: Họa sĩ McLaren Stewart, Walt Disney và Eyvind Earle trong quá trình sản xuất Sleeping Beauty tại Walt Disney Studio (Nguồn: Courtesy of Eyvind Earle Publishing, LLC)

So với các bộ phim khác của Disney thì Sleeping Beauty có thời gian sản xuất kéo dài hơn cả. Walt Disney Studio phải mất đến hơn 6 năm để có thể hoàn thành tác phẩm này, một phần cũng là do những đòi hỏi khắt khe về mặt nghệ thuật. Với các bộ phim bình thường thì một hậu cảnh sẽ mất tầm một ngày để hoàn thành. Tuy nhiên, một bức vẽ của Earle thì cần tới 10 ngày mới có thể thực hiện được.

Animation Art:Concept Art, Eyvind Earle Sleeping Beauty Princess Aurora Background Color Key Art (Walt Disney, 1959)....
Công chúa Aurora bên khung cửa sổ, vẽ bởi Eyvind Earle (Nguồn: Disney)

Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn, Floyd Norman – animator thuộc dự án Sleeping Beauty, nói rằng: “Bộ phim này có yêu cầu và kỳ vọng vô cùng lớn, lớn hơn rất nhiều so với các dự án phim hoạt hình từng được sản xuất trước đây”.

Việc giao cho một nghệ sĩ kiểm soát toàn bộ mặt hình ảnh của bộ phim là điều chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, Walt Disney vẫn kiên định với niềm tin của mình về việc sẽ tạo nên một diện mạo hoàn toàn khác biệt cho Sleeping Beauty. Điều này đã khiến cho một nhóm trong studio phản đối và gần như “nổi loạn”. “Animator mà đặc biệt là đạo diễn hoạt hình (Directing Animator) không bằng lòng với phong cách vẽ hậu cảnh của Eyvind Earle. Họ cảm thấy chúng dường như tách rời ra khỏi bộ phim và các nhân vật hoạt hình không còn là tâm điểm của sự chú ý như thường lệ nữa”, Floyd Norman nói thêm.

Trích đoạn trong Sleeping Beauty (Nguồn: DisneyMusicVEVO)

Sau tất cả, Earle rời Disney vào năm 1958, một năm trước khi Sleeping Beauty phát hành. Những bức vẽ hậu cảnh của ông vì thế cũng được giám đốc Gerry Geronimi chỉnh sửa và giản lược đi cho hài hòa hơn với bộ phim. Tuy vậy, tính thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật trong các tác phẩm của Earle hầu như vẫn được giữ nguyên vẹn.

Đến cuối cùng, Sleeping Beauty tuy không đạt doanh thu kỳ vọng nhưng vẫn được ngợi ca như cột mốc nghệ thuật khó phai trong lịch sử làm phim của Walt Disney Studo.

Bài viết: Đông Đông

Cùng tác giả

#Tag

Công chúa ngủ trong rừng Disney Eyvind Earle phim hoạt hình sleeping beauty Walt Disney Đông Đông

iDesign Must-try

Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
“Thiếu Niên Và Chim Diệc” là kết quả 7 năm lao động miệt mài, tỉ mẩn của 60 họa sĩ hoạt hình, với tốc độ hoàn thành trung bình chỉ…
‘Đẹp đến mức khó tin’: Bên trong tài năng của người sáng lập Studio Ghibli kín tiếng - Hayao Miyazaki
‘Đẹp đến mức khó tin’: Bên trong tài năng của người sáng lập Studio Ghibli kín tiếng - Hayao Miyazaki
Bài viết được thực hiện bởi Jyni Ong, thuộc trang tin tức It’s Nice That Từ “thiên tài” chắc chắn đã bị lạm dụng quá mức, nhưng sẽ không ngoa…
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Nguồn cảm hứng tạo nên kiến trúc đô thị trong Ghost in the Shell
Nguồn cảm hứng tạo nên kiến trúc đô thị trong Ghost in the Shell
Ghost in the Shell gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem nhờ thiết kế cảnh quan đô thị hết sức độc đáo, mang đậm âm hưởng Á Đông,…
Khám phá thế giới kỳ diệu của Hayao Miyazaki - nhà sáng lập Studio Ghibli qua triển lãm của Bảo tàng Học viện
Khám phá thế giới kỳ diệu của Hayao Miyazaki - nhà sáng lập Studio Ghibli qua triển lãm của Bảo tàng Học viện
Là một nghệ sĩ, nhà làm phim và đồng sáng lập Studio Ghibli huyền thoại, Hayao Miyazaki đã khiến khán giả say mê trong nhiều thập kỷ bằng tầm nhìn…
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Khác với hình tượng gấu vàng áo đỏ mũm mĩm của Disney, Winnie the Pooh (tiếng Nga: Vinni Pukh) phiên bản Liên Xô là chú gấu con màu nâu nhỏ…