Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai

Theo Victo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục tiêu của bản thân là gì. Điều này cũng giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn trong suốt quá trình, hơn là việc mù quáng thử nghiệm.

Đôi nét về Victo Ngai

Victo Ngai là nữ họa sĩ minh họa người Hong Kong, hiện đang sống và làm việc tại Los Angeles, Mỹ. Vào năm 2014, ở tuổi 26, cô vinh dự lọt vào danh sách 30 Under 30 của Tạp chí Forbes ở hạng mục Nghệ thuật và Phong cách. Ngai từng hợp tác minh họa với những tờ báo và tạp chí nổi tiếng như New York Times, The New Yorker; vẽ bìa sách cho các nhà xuất bản Penguin Random House, Simon & Schuster, Folio Society và làm việc với Apple, Johnnie Walker, American Express… cho một số chiến dịch quảng cáo thương mại.

Bên cạnh công việc là một họa sĩ minh họa tự do, Victo còn giảng dạy tại School of Visual Art New York, Mỹ.

Tranh minh họa trong dự án Mixc World Christmas

Quan điểm về màu sắc của Ngai

Chia sẻ trong khóa học “Color Masterclass: Simple Steps to Create Vivid Art” trên Skillshare, Ngai tự nhận xét màu sắc chưa bao giờ là thế mạnh đối với cô. “Hồi còn học ở trường nghệ thuật, nếu bạn hỏi những người giáo viên cũ, chắc hẳn họ sẽ nói rằng màu sắc chính là điểm yếu lớn nhất đối với tôi”. Tuy vậy, nữ họa sĩ đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong một thời gian dài để có thể vượt qua những hạn chế và nỗi sợ hãi của bản thân khi làm việc với sắc màu.

Theo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục tiêu của bản thân là gì. Điều này cũng giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn trong suốt quá trình, hơn là việc mù quáng thử nghiệm.

Đối với cô, có ba mục tiêu chính nên lưu tâm khi sử dụng màu sắc. Thứ nhất đó là cảm xúc mà người nghệ sĩ đang muốn truyền tải qua tác phẩm. Thứ hai là câu truyện được kể. Cuối cùng là việc mang đến một thế giới nghệ thuật sống động thông qua màu sắc.

Nữ họa sĩ cũng đề cập đến một số lỗi khá phổ biến mà chúng ta thường mắc phải khi sử dụng màu sắc. Nhiều người lạm dụng những màu đậm (bold color), khiến cho tác phẩm mất đi sự bão hòa. Một số khác lại quá nhút nhát khi đi màu, thường chỉ loanh quanh với những gam mang sắc độ trung bình, vì vậy mọi thứ trở nên thiếu rõ ràng hay không có sự phân cấp.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường “cô lập” màu sắc mà quên mất rằng chúng luôn được đặt trong một bối cảnh nhất định và không bao giờ bóc tách một cách riêng biệt. Không chỉ vậy, việc dựa dẫm vào công cụ kỹ thuật số (như Photoshop) còn có thể giúp bạn lựa chọn dễ dàng bất kỳ màu sắc nào mà bản thân mong muốn. Điều này càng khiến cho màu sắc có trong tác phẩm đi theo hướng “lạc quẻ” và thiếu tính liên kết hơn.

Ngoài ra, từ ngữ mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có tác động một phần đến cách dùng màu sắc. Khi nhắc đến thứ gì đó có vẻ tươi sáng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc thêm vào một chút màu trắng. Tương tự, những thứ u tối chắc hẳn sẽ không thể thiếu sắc đen thêm vào. Tuy vậy, việc sử dụng màu sắc dựa trên quan niệm về ngôn ngữ chỉ khiến bảng màu của chúng ta trở nên vô hồn hơn mà thôi. Bởi mọi thứ xung quanh ta được trộn với rất nhiều màu chứ không đơn giản là chỉ thêm trắng hay đen.

Dự án tranh minh họa chào năm mới hợp tác cùng Apple Apple Lucky Rooster

Chia sẻ của nữ họa sĩ về cách sử dụng màu sắc trong tác phẩm

Đối với Ngai, một trong những cách để tìm hiểu về màu sắc cũng như loại bỏ những quan niệm sai lầm phía trên đó là quan sát tác phẩm của các nghệ sĩ khác. Cô khám phá cách họ sử dụng màu sắc không chỉ bằng mắt thường mà còn “nghiên cứu” chúng thông qua phần mềm Photoshop, cũng như “cô lập” màu sắc nhờ công cụ Eye dropper. Việc này giúp cô trả lời cho câu hỏi tại sao những nghệ sĩ này lại có thể truyền tải thông điệp hoặc cảm xúc bằng màu sắc một cách rõ ràng thay vì cảm giác thuần túy, bởi cảm giác có thể dẫn đến sự sai lệch.

Bên cạnh đó, Ngai còn tham khảo rất nhiều sách về hoa văn và chất liệu bởi sự kết hợp màu sắc đa dạng, vừa đơn giản lại dễ dàng để cô có thể học hỏi, áp dụng cho các tác phẩm của mình.

Minh họa cho quảng cáo mừng năm mới của bia Tiger – A Happy Tiger Beer Chinese New Year

Thỉnh thoảng, Ngai sẽ “đánh cắp” những bảng màu của các nghệ sĩ khác, sau đó biến hóa theo phong cách cá nhân. “Tôi nghĩ việc mượn tác phẩm từ nghệ sĩ có phong cách khác biệt với bạn là điều vô cùng quan trọng. Ngay cả khi bạn sử dụng chung bảng màu thì thành quả cuối cùng cũng sẽ rất khác. Thêm vào đó, sự vay mượn này chỉ nên dừng lại như bước nền tảng. Nhiệm vụ của chúng ta là phát triển và hoàn thiện tác phẩm theo đúng định hướng ban đầu mà mình đề ra”, cô chia sẻ.

Có 5 từ khóa mà cô luôn nhắc nhở bản thân trước khi tạo ra bảng màu cho mình đó là: Relativity (Tính liên hệ), Consistency (Tính nhất quán), Value contrast (Tương phản sắc độ), Accent colors (Màu nhấn) và Ratio (Tỉ lệ).

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là việc “bám” vào những từ khóa này mà bạn phải thực sự hiểu ý nghĩa và tác dụng của chúng. Một khi đã “nằm lòng” những nguyên tắc về màu sắc trên, bạn có thể vận dụng hay phá vỡ chúng để thực sự truyền tải những gì mà bản thân mong muốn.

Thực hiện: Đông Đông

Nguồn: Victo-ngai

Skillshare course: Color Masterclass: Simple Steps to Create Vivid Art

Cùng tác giả

#Tag

A Happy Tiger Beer Chinese New Year apple Apple Lucky Rooster artist cách sử dụng màu sắc Mixc World Christmas The Kama Sutra of Vatsyayana Tiger vẽ minh họa victo ngai Đông Đông

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa sách ‘Harry Potter - Kỳ thư phù thủy’ của Phạm Quang Phúc
Minh họa sách ‘Harry Potter - Kỳ thư phù thủy’ của Phạm Quang Phúc
“Mình vừa vẽ bức Quidditch qua các thời đại, vừa xem FIFA World Cup 2022.” – Phạm Quang Phúc. Những ngày gần đây, giới mộ điệu bộ truyện “Harry Potter”…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…