Siêu hình tròn - Công thức toán học mà Kenya Hara áp dụng để thực hiện logo mới của Xiaomi

Ngay sau khi Xiaomi tiết lộ logo nhận diện thương hiệu mới, rất nhiều tranh cãi đã nổ ra đằng sau chiếc logo “đổi như không đổi” này. Tuy nhiên, người xem đã thực sự hiểu được ý đồ của nhà thiết kế đồ họa Kenya Hara?

Kenya Hara sinh năm 1958 và hiện đang là một trong những nhà thiết kế đồ họa hàng đầu người Nhật Bản. Ông là giám đốc đại diện của Nippon Design Center và là giáo sư của Đại học Mỹ thuật Musashino. Và ông cũng đứng sau Học viện thiết kế Hara, một công ty tư vấn thiết kế cho nhiều thương hiệu Nhật Bản và quốc tế hiện nay. Ngoài ra, ông hiện cũng đang là giám đốc sáng tạo của hãng bán lẻ Muji kể từ năm 2003, sau khi Ikko Tanaka từ chức vị trí này.

Trong thiết kế, Hara nổi tiếng với triết lý “hư không” (Emptiness). Theo ông, triết lý hư không đã có từ rất lâu và dường như có mối liên hệ mật thiết đối với văn hóa thiền định Zen tại Nhật Bản. Triết lý này nhấn mạnh sự thanh tịnh, yên bình, hướng tới cái đẹp hoàn hảo trong mỹ học, không màng vật chất mà coi trọng dấu ấn nội tại. Trong đó, mọi thành tố đều được thiết kế đơn giản nhưng súc tích, cô đọng được hồn cốt của cái đẹp và sự tự do.

White là một trong ba cuốn sách được yêu thích nhất của ông. Trong tác phẩm này, Kenya Hara đã đánh giá lại giá trị của màu trắng, đó không đơn thuần chỉ là màu sắc mà nó có liên quan mật thiết đến nguồn gốc của thẩm mỹ Nhật Bản – sự đơn giản và tinh tế.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhầm lẫn giữa khái niệm “hư không” và “tối giản” dù cả hai nghe giống nhau nhưng có nhiều sự khác biệt. Nếu như phong cách tối giản là quá trình lược bỏ vật chất để hướng tới giải phóng con người, giải phóng tư duy; thì triết lý hư không được hiểu là phương thức bỏ qua vật chất, hướng tới cái đẹp trong sự trống trải, tự do và ẩn chứa vô vàn khả năng có thể khai thác.

Giải thích về chiếc logo mới của Xiaomi

Tại buổi công bố, Xiaomi cho biết nhà thiết kế Nhật Bản đã sử dụng công thức toán học “siêu hình tròn” cho thiết kế và phải điều chỉnh các biến để có được sự cân bằng động tối ưu về mặt hình ảnh và sự cân bằng hoàn hảo giữa hình vuông và hình tròn.

Người phát ngôn của Xiaomi đã phải bỏ ra 20 phút để nói về sự thay đổi mới trong chiếc logo.

“So với một vật thể có góc vuông, hình tròn là một kiểu dáng thanh thoát hơn, tượng trưng cho hình ảnh hoàn hảo về sự linh hoạt, không ngừng và ý chí tiến lên của công ty Xiaomi.”

Việc Xiaomi lựa chọn Kenya Hara cho công việc tái thiết kế logo thương hiệu của họ không phải là sự ngẫu nhiên, mà đây là chuyên môn của ông. Năm 2000, ông từng thực hiện một triển lãm có tên Re-Design: The Daily Products of the 21st Century (Tái thiết kế: Những đồ gia dụng của thế kỷ 21) với sự tham gia của 32 nhà sáng tạo hàng đầu Nhật Bản từ nhiều lĩnh vực khác nhau để thiết kế lại một số mặt hàng gia dụng. Theo Hara, tái thiết kế là “một phương tiện để điều chỉnh và làm mới cảm giác của chúng ta về bản chất của thiết kế, ẩn trong môi trường hấp dẫn của một đối tượng quá quen thuộc với chúng ta đến nỗi chúng ta không còn nhìn thấy sự ẩn chứa đó nữa.”

Nếu như bạn cảm thấy vẫn còn chưa thỏa mãn hay còn mơ hồ với lời giới thiệu của Xiaomi về logo của mình, thì bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu về công thức toán học “siêu hình tròn” mà Kenya Hara đã áp dụng:

|x|^n + |y|^n = 1

Trước khi bắt đầu thực hiện chiếc logo, việc đầu tiên mà Hara cùng đội ngũ của mình làm là nghiên cứu kỹ lưỡng về hình vuông và hình tròn để tìm ra tỉ lệ hoàn hảo nhất cho cả hai, và trong quá trình thực hiện, họ đã áp dụng công thức |x|^n + |y|^n = 1.

Logo mới của Xiaomi là quá trình tìm kiếm của tỷ lệ cân bằng nhất giữa hình tròn và hình vuông.
Hara và đội ngũ của mình đã quyết định chọn kết quả n:3 là tỷ lệ cân bằng nhất của hình vuông và hình tròn.
Ngay cả font chữ MI cũng được “cắt giũa” đàng hoàng để đồng bộ với chiếc logo mới.
Và cuối cùng là cái tên Xiaomi cũng được ông thực hiện bằng một font chữ phù hợp.
Video giải thích về ý niệm và quá trình thực hiện chiếc logo của Xiaomi.

“Logo mới không đơn giản được thiết kế lại hình thù mà nó còn thể hiện tinh thần nội bộ của Xiaomi. Thiết kế này về cơ bản phản ánh ý niệm về sự sống (alive).”

Hara chia sẻ về hình ảnh đằng sau chiếc logo mới của Xiaomi.

Về cái tên “Alive”, ông cho biết cụm từ này có thể truyền tải, hình ảnh hóa quan điểm cũng như phương thức hoạt động của Xiaomi, mang đến 1 bộ nhận diện mới với hàm nghĩa: Con người đang sinh sống (alive) rất hòa hợp với công nghệ – thứ được chính con người tạo ra. Điều đó khiến cho công nghệ cũng như trở nên có hồn hơn và là một phần không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của con người. Ông còn nhấn mạnh rằng đây là ý tưởng hoàn toàn phù hợp với Xiaomi, thương hiệu đã mang đến rất nhiều tiện nghi cho nhân loại nhờ hàng loạt sáng kiến, phát minh công nghệ của họ.

Cũng cần phải nói lại rằng Hara cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nói về quan niệm thẩm mỹ và triết lý trong thiết kế, tầm nhìn của ông có một sự ảnh hưởng rộng đến cộng đồng thiết kế tại Nhật Bản hiện nay. Thế nên ý niệm “Alive” mà ông đưa vào cho chiếc logo mới này của Xiaomi đã ảnh hưởng nhiều đến số tiền 7 tỷ đồng mà Xiaomi đã bỏ ra, cũng như khoảng thời gian 3 năm mà Hara thực hiện. Về khoản này, những bạn đọc đang làm việc trong giới thiết kế có lẽ hiểu rõ hơn ai hết.

Tạm kết

Chúng ta không thể mong đợi một sự thay đổi “choáng ngợp” về mặt hình ảnh, nhưng lại có được sự thay đổi từ bên trong hình ảnh đó. Đây chính là quan niệm của nhà thiết kế người Nhật trong việc tái thiết kế logo thương hiệu. Người xem có thể hiểu được sự tinh tế và chiều sâu trong quá trình mà đội ngũ của Hara đã nghiên cứu và thực hiện. Một sự thay đổi không quá khác biệt nhưng đi kèm trong đó là những quan niệm và triết lý của người thực hiện, cũng như thể hiện chính bộ mặt của Xiaomi. Về khoản này, Kenya Hara đã thành công trong việc thực hiện chiếc logo mới thương hiệu điện tử của Trung Quốc.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

branding Kenya Hara logo rebrand thiết kế thương hiệu nổi tiếng Xiaomi

iDesign Must-try

Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam. GHTK đóng vai trò quan trọng…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…