Shantell Martin - Nghệ thuật thị giác, chỉ trắng và đen

“Đối với tôi, cây bút cũng như con người, nó luôn biết phải đi đâu và tôi cảm thấy tuyệt vời khi để nó dẫn lối mình”. Nghe có vẻ vô lý nhưng đấy là cách mà Martin suy nghĩ và sáng tạo.

Shantell Martin là họa sĩ nghệ thuật thị giác nổi tiếng người Anh, tranh của cô đặc biệt, trừu tượng và “ngầu” theo cách của nó. Tại sao tranh của Shantell chỉ có trắng và đen, phải chăng có một ý nghĩa nào đó ở đây? Hãy cùng iDesign tìm hiểu những tác phẩm độc đáo của cô họa sĩ trẻ này nhé.

Chân dung họa sĩ có những bức tranh “ngầu” – Shantell Martin.

Một Shantell Martin đặc biệt…

Cô có sức sáng tạo không giới hạn.

Shantell Martin là họa sĩ nghệ thuật thị giác nổi tiếng người Anh với nhiều tác phẩm sống động và đặc sắc có thể ứng dụng trong các lĩnh vực thiết kế khác nhau.

Shantell Martin sinh ra ở Đông London và theo học tại trường Bexleyheath ở Kent, London. Sau một năm theo học tại cao đẳng Nghệ thuật Camberwell, Martin đã được nhận vào trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế London Central Saint Martins. Cô đã tốt nghiệp hạng danh dự vào năm 2003.

Cô bắt đầu vẽ từ khi còn là một cô bé lớn lên trong khu nhà ở cộng đồng Thamesmead tại London. Không được phép vẽ trên tường, cô lấy một cây bút vẽ những ký tự dưới gầm giường và bên trong rèm cửa phòng ngủ. Đó cũng là lần đầu tiên cô tiếp xúc với mẫu minh họa hình que – yếu tố quan trọng nhất trong công việc hiện tại của Shantell. “Khi ấy hình vẽ của tôi luôn là những người hình que, và những hình người trông có vẻ uể oải, lười biếng chơi xung quanh. Cho đến tận bây giờ, đó vẫn là lời nhắc nhở rằng tôi phải luôn làm việc và phải luôn có niềm đam mê trong mỗi việc mình làm”.

Những khuôn mặt đa dạng biểu cảm trên mọi chất liệu nền.

Giấy là phương án cuối cùng cô hướng đến cho thể loại tranh này

Vì là một đứa trẻ da màu duy nhất trong gia đình toàn những cô bé, cậu bé tóc vàng, mắt xanh, cô luôn cảm thấy mình khác biệt. Có lẽ đó là lý do tại sao, từ khi còn nhỏ, Martin vẫn luôn ám ảnh câu hỏi: “Tôi là ai?”. Những cảm giác lo lắng hiện hữu theo cô đến Central Saint Martins, nơi cô học thiết kế đồ họa. Khoảng thời gian sinh viên cô luôn trong tình trạng bối rối và tức giận. “Phát triển trong một môi trường hoàn toàn khác biệt bạn sẽ cảm thấy khó kiểm soát được tương lai, chính môi trường hiện tại hoặc tiềm năng của bạn có thể sẽ sinh ra bực bội”. Và để thể hiện mình trong thế giới khác biệt đó, cô gái trẻ đã tạo ra một nhân vật tưởng tượng tên là Hangman. “Nó là một nhân vật có hình dạng giống robot và tôi sẽ đem nó theo khắp London,” cô giải thích. “Hangman là một người đàn ông được sống trong cuộc sống đầy sáng tạo của chính mình, ông là người xóa bỏ những rắc rối trong mối quan hệ gia đình, lớp học và những định kiến ​​của mọi người.”

…tạo nên một Shantell Martin độc đáo trong nghệ thuật thị giác

“Đối với tôi, cây bút cũng như con người, nó luôn biết phải đi đâu và tôi cảm thấy tuyệt vời khi để nó dẫn lối mình”. Nghe có vẻ vô lý nhưng đấy là cách mà Martin suy nghĩ và sáng tạo. Dù làm việc tại New York nhưng người phụ nữ tài năng này đã tự tạo con đường riêng, không có kế hoạch, tự phát và đầy đam mê với hội họa… Cô sống trong nghệ thuật và nghệ thuật cũng sống động trong cô.

Shantell Martin chuyển ra nước ngoài sau khi tốt nghiệp và cô dành một thời gian làm việc tại Nhật Bản với vai trò là một nghệ sĩ hoạt động ngầm. Sau năm năm chỉ trình diễn trong các câu lạc bộ và những không gian nhỏ, cô tự tạo cơ hội cho mình trên vùng đất mới – New York, cô chính thức bước chân vào thế giới Nghệ thuật thị giác.

Những đường kẻ liền hoặc đứt đoạn không bao giờ thiếu trong tranh của cô

Tranh của cô thực sự rất đặc biệt, đơn giản chỉ 2 màu đen trắng – nền đen thì bút trắng và ngược lại. Theo cô thì như thế sẽ giúp người xem dễ dàng cảm nhận và tiếp thu hơn là có nhiều màu sắc phức tạp. Tranh của Shantell không phải là những cô gái, những người đàn ông hay bất cứ thứ gì ta gặp trong đời sống mà đó là những hình vẽ đơn giản với những nét dày, mỏng để tạo nên những khuôn mặt trôi lềnh bềnh, người que, từ ngữ và những đường kẻ, tất cả chúng sẽ “hòa trộn” thành một câu chuyện nào đó. Những tác phẩm của cô có thể coi là không giới hạn, cô vẽ trên bất cứ thứ gì: xe, giày dép, chai, con người, quần áo, tường và cuối cùng mới là giấy – một sự “bất thường” đối với một họa sĩ.Trang phục hàng ngày của Shantell đều chỉ hai màu trắng – đen. Từ áo sơ mi, quần short và giày Converse đều là nơi Shantell thể hiện tài năng. Công việc này đã tạo nên một Shantell duy nhất và có một bản sắc riêng biệt.

Màu vẽ không phải để vẽ mà chỉ để trang trí?

Một số tác phẩm chủ đề của Shantell

Con người

“Người lồng tranh”. Nghe có vẻ lạ nhưng đó là cách Shantell thể hiện tài năng. Những câu chuyện cô vẽ trên người mẫu là một phần của câu chuyện trên bức nền phía sau. Chúng không hề rời rạc mà có sự liên kết chặt chẽ, sáng tạo.

Những “hình xăm” độc đáo luôn làm người ta thích thú

Không gian phòng

Sống và làm việc trong những không gian sáng tạo sẽ giúp chúng ta thoải mái. Chỉ 2 màu đơn độc đen – trắng nhưng chúng có sức hút lớn đối với thị giác của con người. Không cần hoa văn, màu sắc chìm nổi hay 3d, chỉ cần những nét vẽ dày, mỏng và câu chuyện đặc biệt ẩn sau nó.

Phòng ngủ

Phòng tập yoga có thêm diện mạo mới nhờ Martin

Quần áo

Tài năng của Martin được ứng dụng vào cả thiết kế thời trang. Những bộ trang phục độc đáo với nét vẽ có thể xem là “loằng ngoằng” tạo nên một hiệu ứng đặc biệt. Những tưởng cách vẽ này chỉ phù hợp với trang phục năng động, thoải mái nhưng hãy nhìn xem bộ váy dưới đây:

Chất liệu vải mềm, nền trắng nhưng kết hợp với những họa tiết dày, mỏng tạo nên từ Martin khiến cho bộ trang phục trông độc đáo và khỏe khoắn hơn nhiều

Shantell sáng tạo trên bất kỳ chất liệu nào

Giầy

Những đôi Converse hay Sneaker trắng đơn điệu sẽ trở nên độc lạ. Thiết kế của Shantell có lẽ sẽ phù hợp nhất với trang phục năng động.

Sneaker với câu chuyện “thành phố ven biển”

Bạn thích thiết kế hoa tiết của Momoco hay của Shantell Martin hơn?

Xe

Những chiếc siêu xe đắt tiền hay những chiếc xe họa tiết như thế này sẽ thu hút hơn khi xuống phố?

Lexus trắng thành Lexus họa tiết nhờ Shantell

Chiếc xe thể thao không chỉ có điểm nhấn là bộ xích và dây phanh đỏ mà còn có cả bộ khung xe đặc biệt

Đồ dùng, đồ trang trí hàng ngày

Nơi đâu có thể vẽ là nơi đó có Martin sáng tạo. Những vật dụng hàng ngày như bàn, ghế, gối,..hay những chiếc chai lọ trang trí đều là “mục tiêu” của Martin. Tuy nhiên những vật dụng như thế cũng sẽ rất kén không gian trưng bày.

 

Ghế mang thương hiệu Shantell Martin

Khuôn mặt biểu cảm trên những chiếc chai

Tường – đường phố

Có thể nói là nếu có những bức tường không giới hạn thì Martin cũng sẽ tự thách thức khả năng của chính mình. Chỉ với những khuôn mặt đa hình, bồng bềnh và những nét liền hay nét đứt, Martin có thể tự sáng tác nên một câu chuyện nào đó.

Những bức tường đường phố – đây mới là nơi cô thỏa niềm đam mê của chính mình

 

Who are you

Một kiểu sơn móng mới

Bức tường với 2 mảng đối lập với câu hỏi và câu trả lời: “Who are you?- You are you”

Nguồn: designs.vn

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Nghệ thuật thị giác Shantell Martin trắng trừu tượng đen

iDesign Must-try

Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
60 dặm tương đương gần 100 km, quãng đường đủ xa cho ta một chuyến hành trình liên tỉnh đáng nhớ. Nhưng con số đó cũng liên quan mật thiết…
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hình tròn trong tác phẩm của Hiroyuki Doi ẩn chứa điều gì? Vì sao ông lại vẽ hình tròn cả đời mình?