National Geographic mừng Ngày Trái Đất với phiên bản bìa kép đặc biệt
Tờ tạp chí này đã mừng Ngày Trái Đất với số báo tháng 04/2020 bằng phiên bản bìa kép với góc nhìn lạc quan và bi quan, ám chỉ việc hành tinh được cứu lấy hoặc lụi tàn là bởi chính lựa chọn của mỗi cá nhân hôm nay.
- Bài viết được thực hiện bởi Jenny Brewer trên trang It’s Nice That.
- Thành lập năm 2007, It’s Nice That hiện tại có trên nhiều nền tảng khác nhau và có gần hai triệu người xem mỗi tháng. It’s Nice That bao gồm website, tờ báo phát hành hai lần/năm và series trò chuyện hằng tháng tên Nicer Tuesdays.
Số báo về Ngày Trái Đất nhắc nhở ta rằng, trong thời điểm khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, cuộc sống trên hành tinh này vừa mong manh vừa được liên kết sâu sắc.
– Emmet Smith, giám đốc sáng tạo của National Geographic cho hay.
Tạp chí vừa xuất bản số tháng 4 năm 2020, là phiên bản đặc biệt của Ngày Trái đất với bìa kép. Ấn phẩm được thiết kế như thế nhằm đưa ra thông điệp rằng sự lựa chọn của chúng ta ngày nay với tư cách là cư dân toàn cầu sẽ quyết định con đường tiếp đến của hành tinh này.
Một bên là tiêu đề ‘How we saved the world‘ (Cách ta đã cứu thế giới); trong khi ở mặt khác là ‘How we lost the planet‘ (Cách ta đã đánh mất hành tinh này). Mục đích là tạo ra “cái nhìn lạc quan về sự sống trên Trái đất vào năm 2070” ở một bên và phía bên kia bìa là cái nhìn mang phần tiêu cực hơn.
Trong 132 năm qua, nhiệm vụ của National Geographic là báo cáo cho người đọc về thế giới xung quanh chúng ta cũng như vai trò của chính con người trong đó. Mỗi câu chuyện môi trường đều có một phần của loài người. Biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của thời đại này, không thời điểm nào tốt để nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng hành động nhiều hơn lần kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất.
Chúng ta đang ở ngã ba đường – hoặc là hành động ngay lúc này, hay tiếp tục hiện trạng như thế?
Phần bìa kép này là ý tưởng của biên tập viên Susan Goldberg, Smith tiếp lời: “Nó được thiết kế để giúp độc giả thấy rằng chúng ta có một sự lựa chọn ở đây, để hành động, trong những gì có vẻ giống như một kịch bản thảm khốc. Chúng ta có hai con đường và hy vọng rằng những câu chuyện của chúng tôi có thể truyền cảm hứng cho độc giả để thay đổi và đứng lên bảo vệ hành tinh chung.”
Bên trong, mỗi phần của tạp chí bắt đầu với một bài tiểu luận cá nhân của các cây bút như Emma Marris và Elizabeth Kolbert. Marris với quan điểm lạc quan, Kolbert với góc nhìn bi quan.
Về mặt thiết kế, Smith cho hay, hai nửa của tạp chí có cấu trúc song song, nhưng khác nhau về cách phối màu: “Màu xanh lá cây mát mẻ và màu xanh lam cho góc nhìn lạc quan, còn màu đỏ cùng màu cam gắt cho phần nhìn bi quan.”
Smith và nhóm của anh cũng đã ủy thác một phiên bản thu hẹp lại hơn cho kiểu chữ không chân (sans serif) trên tờ National Geographic để “làm tăng thêm sự cấp thiết này“.
Tương tự, nhiếp ảnh phản ánh bầu không khí của hai thế giới song song, từ “trữ tình, trầm mặc ở những cách thức sâu sắc mà việc biến đổi khí hậu đang thay đổi cốt lõi nơi ta ở” của Pete Muller, đến “chuyến đi kỳ quặc và táo bạo” của David Guttenfelder dọc Hoa Kỳ trên một chiếc xe điện để điều tra về việc “chúng ta đang ở gần một tương lai bền vững như thế nào“.
Một quyết định quan trọng khác, thách thức hậu cần khi tạp chí phải thống nhất tất cả 34 vấn đề quốc tế của ấn phẩm trong cùng một trang bìa. Đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ điều này đã xảy ra, đòi hỏi mỗi phiên bản ngôn ngữ địa phương đều được xuất bản cùng một hình ảnh bìa và tiêu đề được dịch. Lý do có hai mặt: sự tác động và việc cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta đang kết nối thế giới theo một cách chưa từng thấy.
“Sức mạnh của Geographic Geographic là cung cấp một ấn phẩm báo chí mang tính liên quan, truyền cảm hứng, đáng tin cậy và được xác thực trong sự tiến bộ lẫn sợ hãi. Số báo tháng Tư đi sâu vào thay đổi môi trường là một ví dụ đột phá về cả sự lột xác và những siêu anh hùng kiểu mới – những người tạo ra tiến bộ thực sự trong việc bảo vệ hành tinh chung. Điều này đến vào thời điểm thế giới đang vật lộn với mối đe dọa đương thời, nhắc nhở chúng ta bằng những thuật ngữ rõ ràng nhất có thể về sự kết nối của hành tinh và về vai trò của mỗi người trong việc giúp bảo vệ lẫn nhau. Một điều quan trọng hơn bao giờ hết là nhìn vào những thực tế khác đang hiển hiện mà chúng ta phải cùng nhau giải quyết. Biến đổi khí hậu rõ ràng là một mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng, và bằng cách đặt toàn bộ sức nặng đằng sau một chủ đề toàn cầu, chúng tôi hy vọng sẽ có thể giáo dục độc giả và truyền cảm hứng cho họ hành động.” – Smith giải thích.
Cư dân ở Hunter Valley – John Lamb đã lái xe thật xa để tránh các mỏ than đang thống trị khu vực. “Bạn có thể thấy sự tàn phá của mỏ ở nơi này, cảnh vật trơ trụi cùng ánh trăng. Những cảm giác tuyệt vời bạn có nay đã biến mất.” Vợ anh, Denise, đồng ý với lời chồng nói. “Tất cả mọi thứ bị bao phủ trong lớp bụi đen dày đặc.” Cô nói trong khi lau tay trên một cái bàn trong nhà để lộ những vết bẩn từ bụi than (trong hình). “Cho dù có cố gắng bao nhiêu, tôi vẫn cảm thấy như mình đang thua cuộc.”
Gwen Nordgren ngồi chụp ảnh chân dung bên bể bơi, cạnh tàn tích từ ngôi nhà cũ của cô ở Paradise, California. Hai tháng sau vụ hỏa hoạn, Nordgren cho phép nhiếp ảnh gia Muller đi cùng cô trở về để nói lời tạm biệt với ‘ngôi nhà nghỉ dưỡng hoàn hảo’, một nơi chứa đầy 15 năm ký ức.
Hồ bơi giữ một vị trí đặc biệt trong suy nghĩ của cô: “Tôi thường vào hồ bơi buổi sáng một mình, khoác đồ tắm và đi vào bể bơi tuyệt đẹp này, cảm thấy mình như một nữ hoàng vậy. Tôi thường nhìn lên bầu trời California xanh thẳm ấy.“.
Sau khi thu hút sự chú ý của thế giới tại Liên Hợp Quốc ở thành phố New York vào tháng 9 năm ngoái, nhà hoạt động hiện 17 tuổi này đã phát biểu vào tháng 12 tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Madrid. Chủ đề chính của cô là khoa học. Cô cho biết:
“Tôi đã có rất nhiều bài phát biểu và học được rằng khi nói chuyện trước công chúng, bạn nên bắt đầu bằng một cái gì đó cá nhân hoặc cảm xúc để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ không làm điều đó bởi vì cuối cùng thì những cụm từ cá nhân kia là tất cả những gì mọi người tập trung vào. Họ không nhớ đến những sự thật, lý do tại sao tôi lại nói về những điều này ngay từ ban đầu.”
Chim cánh cụt hoàng đế thường sinh sản trên băng biển, mất hơn tám tháng để nuôi dạy con mình. Khi băng biển không ổn định hoặc bị vỡ trước khi chim con chào đời, đôi khi chim bố mẹ sẽ di chuyển lên thềm băng ổn định hơn của lục địa. Chim con sau đó phải nhảy từ độ cao lớn để kiếm ăn trong đại dương. Băng biển được dự báo sẽ giảm khi đại dương ấm lên. Nếu chim cánh cụt không thích nghi kịp, quần thể của chúng có thể giảm mạnh.
Xem thêm tại www.nationalgeographic.com/magazine
Nguồn: itsnicethat