Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng

Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới trở thành họa sĩ minh họa tự do toàn thời gian từ năm 2020, Jenny Lelong đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành thiết kế đồ hoạ và vẽ tranh, cũng như tham gia các dự án đa dạng từ xây dựng thương hiệu đến thiết kế bao bì – web. Ngoài ra, cô còn mở một cửa hàng online mang tên Niniwanted bán các sản phẩm do mình thiết kế mẫu mã. Hãy cùng trò chuyện với Jenny để tìm hiểu về nữ nghệ sĩ đa năng này nhé!

Jenny Lelong. Ảnh: Niniwanted

Web | Behance | Instagram | Twitter | Shop

Xin chào Jenny. Bạn có thể tự giới thiệu về bản thân được không?

Tôi là Jenny Lelong, hay còn được biết đến với nghệ danh Niniwworthy, từng là nhà thiết kế đồ họa và nay là họa sĩ minh họa freelance đi theo phong cách naive pop (tạm dịch: dễ thương, trẻ thơ và đại chúng). Tôi đang sống tại một ngôi làng nhỏ vùng Beaujolais nước Pháp.

Những tác phẩm của tôi được truyền cảm hứng từ tình yêu với Nhật Bản. Tôi muốn mời người xem dạo bước vào một thế giới vui tươi đầy màu sắc. Tôi đã làm việc với các công ty, thương hiệu thời trang, nhà xuất bản sách thiếu nhi và ứng dụng di động.

Tôi cũng đang quản lý một cửa hàng online bán các sản phẩm do chính tôi thiết kế như sổ, nhãn dán, giấy ghi chú, lịch, băng dính washi, móc chìa khóa và túi xách.

Bạn đã đến với công việc hiện tại như thế nào?

Tôi luôn muốn làm việc trong lĩnh vực sáng tạo vì tôi thích vẽ. Con đường trở thành một nhà thiết kế đồ họa và một họa sĩ minh họa của tôi khá dài, mà vẫn chưa kết thúc. Tôi từng học nghệ thuật ứng dụng trong 5 năm tại đại học ở Toulouse (Pháp), nơi các lớp học chủ yếu là về lý thuyết chung chung. Chúng tôi không thực sự được học bất cứ điều gì về kỹ thuật hoặc những thứ cụ thể. Tuy nhiên, các giáo viên rất cởi mở và luôn hỗ trợ sinh viên. Việc học tập tại đó đã khiến tôi hiểu bản thân mình hơn, biết tự lập và luôn tiến về phía trước để đạt được mục tiêu.

Vào năm 2009, khi là sinh viên trao đổi trong một lớp thiết kế đồ họa ở Ba Lan, tôi bắt đầu vẽ truyện tranh trên blog riêng chỉ để giải trí. Thông qua những trang truyện tranh, tôi đã gặp gỡ rất nhiều người từ họa sĩ, tác giả, độc giả, họ vẫn ủng hộ tôi đến hiện tại.

Từ khi còn học đại học, tôi đã thực tập ở bộ phận thiết kế trong các công ty quảng cáo, điều này tạo cơ hội cho tôi làm việc với những người tài giỏi và học hỏi được nhiều kỹ năng.

Năm 2017, tôi tạm rời bỏ công việc thiết kế để đi du lịch và làm việc như một freelancer. Lúc đó, tôi không biết chính xác mình sẽ làm gì vì vậy tôi mở một tài khoản Instagram để đăng các bức tranh minh họa được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Điều này nhanh chóng trở thành một thói quen và một thách thức khắt khe trong việc nâng cao kỹ năng của tôi.

Sau đó, tôi làm song song cả hai công việc thiết kế và họa sĩ rồi từ năm 2020, tôi trở thành họa sĩ freelance toàn thời gian kiêm chủ shop.

Tác phẩm mang cảm hứng Nhật Bản
Bộ tranh: Các cửa hàng tại Nhật Bản

Ai hoặc điều gì đã truyền cảm hứng sáng tác cho bạn?

Chắc chắn là truyện tranh rồi! Tôi yêu Anouk Ricard, một tác giả người Pháp luôn viết những câu chuyện kì lạ, và Cy, tôi đã theo dõi từ lâu khi cô ấy xuất bản truyện tranh online rồi ra mắt những cuốn sách tuyệt vời!

Florent Chavouet cũng là một trong những tác giả kiêm họa sĩ minh họa yêu thích của tôi, người đã vẽ rất nhiều về Nhật Bản với một sự chi tiết đáng kinh ngạc. Tôi thích rất nhiều nghệ sĩ nhưng sau đây là một số cái tên khác: Thomas Lateur, Aurelien Jeanney, Cécile Metzger, Laura Lhuillier

Quá trình sáng tạo của bạn diễn ra thế nào?

Đọc nhiều sách tranh, đi du lịch, chụp ảnh và trang trí nhà cửa đã mang lại cho tôi hứng khởi sáng tạo. Khi có ý tưởng, tôi lấy cuốn sổ phác thảo ra, vẽ rất nhanh bằng bút chì và thêm ghi chú cho màu sắc. Đôi khi tôi quét hoặc chụp ảnh bản phác thảo này và làm việc tiếp trên Photoshop. Có những lúc tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một bảng màu như ý, vì vậy tôi thử rất nhiều màu, tôi so sánh và tìm kiếm trên các tạp chí thời trang và nội thất (chúng rất tuyệt đấy!). Và trên Pinterest nữa!

Góc làm việc của Jenny

Bạn làm việc trong một không gian như thế nào?

Tôi may mắn có một căn hộ lớn với khu vực văn phòng riêng và đây là nơi tôi làm việc hàng ngày kể từ năm 2016. Căn phòng đã thay đổi rất nhiều và khi cửa hàng phát triển thêm, tôi phải sắp xếp lại. Hiện tại tôi có một chiếc bàn để ngồi vẽ và một bàn lớn khác để chuẩn bị các đơn hàng.

Vì đeo đuổi công việc tự do nên tôi cố gắng tạo ra một không gian thật ấm cúng nhằm tạo hứng khởi cho bản thân làm việc mỗi ngày.

Vật liệu hoặc công cụ yêu thích nhất của bạn là gì?

Tôi chủ yếu làm việc trên Procreate bằng iPad vì nó rất tiện lợi và trực quan nhưng đối với các tác phẩm nghệ thuật lớn hơn, tôi làm trên Photoshop và Illustrator với bảng vẽ Cintiq.

Tôi có thể làm việc với các vector nhưng tôi yêu thích organic style (tạm dịch: phong cách với hình vẽ tự nhiên) hơn và Procreate là công cụ hoàn hảo!

Thách thức lớn nhất trong công việc hiện tại của bạn là gì?

Tôi nghĩ khó nhất là việc điều hành cửa hàng trực tuyến: làm sản phẩm đúng thời hạn, giao dịch với nhà cung cấp, nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuẩn bị đơn hàng, chăm sóc khách hàng và quản lý mạng xã hội. Đôi khi tôi không đủ thời gian để vẽ tranh cho dự án cá nhân.

Bạn làm qua rất nhiều thứ từ branding, thiết kế web đến vẽ minh họa. Các nhà thiết kế đồ họa cần phải có kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực này không?

Tôi sẽ không nói rằng các nhà thiết kế đồ họa phải làm nhiều lĩnh vực vì rất khó để quản lý mọi thứ ở cùng một cấp độ. Tôi là người đa ngành vì tôi tò mò và mọi thứ có hình ảnh đều khiến tôi hứng thú. Tôi luôn muốn học hỏi những điều mới, khám phá các xu hướng mới và cố gắng cập nhật.

Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng mà người khác có thể dễ dàng nhận ra. Có kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực này là điều tuyệt diệu vì tôi có thể làm việc với rất nhiều người mang đam mê khác nhau. Tôi luôn hào hứng với mọi dự án mới mình sắp tham gia.

Bạn có bao giờ gặp hiện tượng “đứt” mạch sáng tạo không và làm thế nào để đối phó với nó?

Có, tôi gặp gần như hàng ngày nhưng nó rời đi rất nhanh! Khi tôi cảm thấy mình gặp phải vấn đề này, tôi ngừng việc đang làm ngay. Ví dụ, nếu tôi đang ngồi thiết kế web, tôi sẽ chuyển sang vẽ trong sổ phác thảo để có thời gian nghỉ ngơi. Một số lần khác, tôi đọc những cuốn sách yêu thích để tiếp thêm năng lượng và lấy lại cảm hứng. Ngoài ra, việc ngắm tác phẩm của người khác trên Pinterest và Behance cũng giúp ích một chút, khiến tôi có động lực hơn.

Một vài lời khuyên cho người mới bắt đầu?

Nếu bạn là người vẽ tranh minh họa, mạng xã hội rất tốt nhưng đừng bỏ qua việc cập nhật portfolio trên trang web cá nhân hoặc ít nhất là trên một nền tảng tin cậy như Behance.

Để điều hành một cửa hàng, bạn nên bắt đầu từng chút một vì nó đòi hỏi thời gian và tiền bạc. Đầu tư vào các sản phẩm bạn có thể bán nhanh chóng, sau đó tái đầu tư số tiền đó vào nhiều sản phẩm hơn.

Minh họa cho Animafac
Tranh: Trong một căn nhà ở Nhật
Minh họa cho lịch của Twitter France
Bộ tranh: Bao bì kiểu Nhật
Bộ nhận diện thương hiệu Jenny Lelong thực hiện cho nhà hàng Việt Nam của mẹ cô
Tranh vẽ cho bộ trò chơi Bingo của Laurence King Publishing

Biên dịch: 19August

Cùng tác giả

#Tag

19August branding graphic designer illustrator inspiration jenny lelong product

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
Multidisciplinary Design là một thuật ngữ “vừa mới, vừa lạ” tại Việt Nam. Mình đã có dịp đọc một bài viết sáng tạo liên quan và tìm hiểu về nó:…
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Tôn trọng thiên nhiên và phát triển bền vững là xu hướng kinh doanh trong những năm gần đây của nhiều doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực F&B. Không…
/ai đi/: Triển lãm The Grapevine Selection 2023 - Những điểm sáng mới của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch
/ai đi/: Triển lãm The Grapevine Selection 2023 - Những điểm sáng mới của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch
The Grapevine Selection (Lựa chọn của Hanoi Grapevine) được khởi xướng bởi người sáng lập – nghệ sĩ Canada Brian Ring vào cách đây đúng 10 năm, năm 2013. Chuỗi…
Không gian ký ức Hà Nội trong tranh của Trần Nam Long
Không gian ký ức Hà Nội trong tranh của Trần Nam Long
Trần Nam Long vĩnh viễn đánh mất thính lực sau một trận ốm khi mới một tuổi. Vài năm sau, em nhận chẩn đoán bị tự kỷ thể tăng động…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…