100 phân đoạn phim góp phần định hình nền công nghiệp hoạt họa (Phần 2)

Danh sách trong bài viết này được xếp theo thứ tự thời gian, chọn lựa bởi các cây bút của trang Vulture với sự cố vấn của các chuyên gia về bối cảnh lịch sử và được biên tập bởi Eric Vilas-BoasJohn Maher . Bài viết này cũng được đăng tải trên mục One Great Story của tờ báo New York.

Để xem xét các tiêu chí được cân nhắc trong bài viết này, bạn có thể xem lại phân đoạn mở đầu trong bài viết ở kỳ 1.



6. Felix in Hollywood (1923)

Pat Sullivan Studios
Đạo diễn: Otto Messmer

Được tạo ra bởi Pat SullivanOtto Messmer, chúng ta có thể ghi nhận ‘viên ngọc’ này (được làm cách đây gần một thế kỷ) là tiền đề cho thứ giờ đây trở thành yếu tố chính của phim hình hoạt hình hiện đại.

Trong phân đoạn trên, Felix the Cat sử dụng trí thông minh của mình để đến Hollywood, nơi cậu chia sẻ sự xuất hiện trên màn bạc và cọ xát với những người tiên phong trong ngành công nghiệp giải trí như Charlie Chaplin, William S. Hart, Will Hays, Snub Pollard Ben Turpin. Đây là phim hoạt hình đầu tiên vẽ biếm họa những người nổi tiếng và cùng với đó là hệ thống studio đương đại. Cũng trong tác phẩm này, Felix thậm chí còn kiếm được “hợp đồng dài hạn” – được ban tặng bởi một trong những người sáng lập ra điện ảnh Mỹ, Cecil B. DeMille – sau khi một nhóm quay phim bắt gặp anh ta đang giải cứu Douglas Fairbanks bất tỉnh, bị trói khỏi một bầy muỗi giận dữ.

Giá trị của hợp đồng Felix có trong phim là viễn vông, nhưng tác động của bộ phim là không thể phủ nhận. Chỉ một thập kỷ sau, những bức tranh biếm họa về người nổi tiếng trong loạt phim Looney Tunes cũng bắt đầu xuất hiện.


7. Phân đoạn Sinh nhật của Caliph từ phim The Adventures of Prince Achmed (1926)

Đạo diễn: Lotte Reiniger

Mặc dù Disney sau đó đã ra mắt Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn (bộ phim hoạt hình điện ảnh đầu tiên ở Hoa Kỳ), Cuộc phiêu lưu của Hoàng tử Achmed mới là bộ phim hoạt hình điện ảnh lâu đời nhất còn tồn tại.

Được đạo diễn bởi Lotte Reiniger – nhà làm phim hoạt họa nữ có tác phẩm còn tồn tại lâu nhất và là người đầu tiên chỉ đạo toàn bộ một bộ phim hoạt hình – bộ phim của bà đã công chiếu ở Đức hơn một thập kỷ trước kiệt tác đầu của Disney.

Vào thời điểm đó, Reiniger đã đi tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình chiếu bóng (silhouette animation) với tư cách là một nghệ sĩ tự học. Để tạo ra bộ phim, bà đã sử dụng các tấm cắt làm từ bìa cứng và các tấm chì mỏng dưới máy quay, tương tự như múa rối bóng Wayang của Indonesia. Có lẽ ấn tượng hơn nữa, tác phẩm đã tốn ba năm với từng khung hình được làm tỉ mỉ. Trong cảnh Sinh nhật của Caliph, Reiniger đã làm chuyển động cho con ngựa thần của thầy phù thủy bay trong không trung, chứng tỏ trí tưởng tượng tuyệt vời và khả năng biến nó thành hiện thực chỉ thông qua bóng hình từ giấy.

Đây cũng là cách kể chuyện cổ tích từ rất sớm, một lĩnh vực khác mà đã giúp các bộ phim của Disney trở nên nổi tiếng. Tác phẩm Hoàng tử Achmed đặc biệt kể những câu chuyện dựa trên Nghìn lẻ một đêm, bao gồm cả câu chuyện về Aladdin mà hãng phim Disney đã quay lại làm nhiều thập kỷ sau đó. Hơn nữa, phong cách của Reiniger tiếp tục ảnh hưởng đến các tác phẩm hiện đại hơn, bao gồm một tập của loạt phim hoạt hình Steven Universe, “The Answer”.

Mặc dù những đóng góp của Reiniger vẫn tiếp tục định hình phương tiện nghệ thuật này, nhưng sự phân biệt giới tính cũng hằn vết theo thời gian. Trong nhiều năm, tên tuổi của Lotte Reiniger hầu như biến mất trong ngành. Reiniger đã mở đường cho những người như LaVerne Harding, người phụ nữ thứ hai trong lịch sử hoạt hình có được credit trên màn ảnh (được biết đến với tác phẩm Woody Woodpecker). Sau đó, Walt Disney cũng thuê Bianca Majolie, người chịu trách nhiệm về phần lớn công việc ý tưởng ban đầu cho Peter Pan, Cinderella và phân đoạn ‘Nutcracker Suite’ của tác phẩm Fantasia.


8. Steamboat Willie (1928)

Walt Disney Studios
Đạo diễn: Walt Disney, Ub Iwerks

Steamboat Willie, đoạn phim ngắn giới thiệu thế giới đến chú chuột Mickey, được coi là một bước đột phá công nghệ đầu tiên nhờ vào việc sử dụng âm thanh được đồng bộ hóa hoàn toàn và nhạc nền được sản xuất hoàn chỉnh.

Nó cũng được sinh ra vì một mối bận lòng. Bắt đầu hơn một năm trước khi phát hành phim ngắn này, Walt DisneyUb Iwerks đã bắt đầu sản xuất phim cho Universal và nhà sản xuất Charles Mintz có một nhân vật được gọi là Oswald the Lucky Rabbit (Chú thỏ may mắn Oswald). Khi Walt đến New York để đàm phán lại các điều khoản của thỏa thuận, ông đã bị qua mặt. Mintz không chỉ cung cấp cho ông ít tiền hơn mà còn bắt đầu quỷ quyệt đánh cắp nhân viên của Walt Disney để thực hiện bộ phim hoạt hình của riêng mình. Walt quyết định nghỉ việc và Ub sát cánh bên người bạn lâu năm của mình. Nhưng Walt không sở hữu nhân vật này mà là Universal.

Sau đó, Walt bắt đầu nghĩ ra ý tưởng cho chuột Mickey trên chuyến tàu trở về sau cuộc gặp thất bại ở New York. Disney đã có một nhân vật mới năng nổ, một tài sản trí tuệ tuyệt vời mà một họa sĩ có thể sở hữu. Walt có thể dễ dàng từ bỏ, nhưng thay vào đó, kinh nghiệm đau lòng này đã củng cố quyết tâm của ông.

Trong khi nhiều tài liệu tham khảo về văn hóa làm phim hoạt hình đã phai mờ trong trí nhớ người xem (tựa đề của tác phẩm này là sự chơi chữ với một bộ phim mang tên Steamingboat Bill, Jr của Buster Keaton), Steamboat Willie vẫn là một thành tựu cao ngất của hoạt hình thời kỳ đầu và là minh chứng cho sức mạnh đơn lẻ kỳ lạ của Mickey Mouse – một nhân vật mà sự xuất hiện của nó thậm chí đã bao phen thay đổi hình thức của luật bản quyền Hoa Kỳ.

Mickey không phải là một hình tượng bù nhìn nhạt nhẽo. Thay vào đó, nhân vật hết sức tinh nghịch – có lúc hắn còn quay chiếc đuôi của một con dê đã ăn mất nhạc phổ của bản nhạc dân gian ‘Turkey in the Straw’, để rồi giai điệu bài hát dần phát ra từ miệng chú dê ấy. Vài giây ngắn ngủi của Steamboat Willie đã thực sự trở nên bất tử trong tâm thức người xem – những khoảnh khắc mở đầu, trong đó Mickey huýt sáo và chèo lái con thuyền, đã trở thành một dấu ấn đặc trưng của công ty Walt Disney. Toàn bộ đoạn phim ngắn này có tầm quan trọng đáng kinh ngạc bởi sự tiến bộ công nghệ của nó, và hơn cả là sự ra đời của một biểu tượng nước Mỹ.


9. Fiddlesticks (1930)

Iwerks Studio
Đạo diễn: Ub Iwerks

Phép thuật của Disney không phải do riêng Walt Disney tạo nên. Nhiều thành công ban đầu của Disney (trước phim điện ảnh) được thực hiện với sự hợp tác cùng Ub Iwerks, người đã giúp tạo ra chuột Mickey. Sau đó Iwerks rẽ lối và mở xưởng hoạt hình của riêng mình.

Ở đó, ông đã tạo ra nhân vật chú ếch Flip đeo nơ. Phim ngắn đầu tay trên màn ảnh rộng của nhân vật Flip, Fiddlesticks, trở thành phim hoạt hình có âm thanh hoàn chỉnh đầu tiên sử dụng quy trình Technicolor hai màu (đỏ và xanh lá), dù cần lưu ý đây không phải là phim hoạt hình màu đầu tiên. Fiddlesticks là một chút hoạt họa đơn giản: Bắt đầu với việc Flip nhảy múa và sau đó chơi piano cùng với một chú chuột ‘quen thuộc’ trong chiếc quần đùi màu đỏ đang chơi violin.

Nhưng nó vẫn là một thành tựu. Fiddlesticks ra mắt trước tác phẩm Flowers and Trees của Disney hai năm (phim hoạt hình Technicolor có màu hoàn chỉnh đầu tiên và giành được Giải thưởng của Viện hàn lâm). Nhưng chính Iwerks đã chỉ ra rằng quy trình Technicolor đang phát triển có thể được áp dụng cho hoạt họa. Technicolor nhanh hơn và dễ dàng hơn so với các kỹ thuật tô màu trước đây cho hoạt hình, và thành phẩm tạo ra giúp các rạp phim dễ dàng hơn khi trình chiếu.

IwerksDisney cuối cùng đã giải quyết được sự khác biệt của họ, và ông quay trở lại làm việc tại studio của Disney vào những năm 1940. Ngày nay, Disney công nhận Ub Iwerks là “bậc thầy về hoạt hình và công nghệ”, một danh hiệu mà ông vô cùng xứng đáng.


10. Đoạn hát của chú hề Koko, Betty Boop in Snow-White (1933)

Fleischer Studios
Đạo diễn: Dave Fleischer

Tất nhiên bộ phim Bạch Tuyết và Bảy chú lùn luôn lọt vào danh sách này, nhưng hãy bắt đầu với phần chuyển thể âm nhạc hoạt hình những năm 1930 có sự sáng tạo về mặt kỹ thuật khác của chuyện cổ tích. Phân đoạn này có sự góp mặt của hai trong số những sáng tạo vĩ đại nhất của anh em nhà Fleischer: Betty Boop và Koko the Clown. Koko được phát triển vào năm 1918 đồng thời với phát minh của Max Fleischer về kỹ thuật kính quay (rotoscope technique), cho phép các nhà làm phim hoạt hình theo dõi các phân cảnh đã quay và tham khảo để đạt được chuyển động mượt mà, sống động như thật cho các nhân vật của họ.

Mặt khác, Betty Boop được tạo ra như một sự gửi gắm của các flapper* thời đại nhạc Jazz, với thiết kế nhân vật nghịch ngợm để phù hợp với thời đại. Khi xem phân cảnh này, ta sẽ thấy sự trái ngược giữa những câu chuyện dân gian vốn đặt khuôn mẫu của hoạt hình chính thống Disney với một phong cách kỳ lạ như đến từ dòng thời gian khác, có phần thú vị hơn. Cũng trong thời điểm đó, hoạt hình nhân vật – với các tên tuổi lớn như anh em Fleischer (với phim Bimbo), Otto Messmer Pat Sullivan (Felix the Cat), Walt Disney Ub Iwerks (Oswald the Lucky Rabbit và Mickey Mouse) – thường bắt nguồn từ ngôn ngữ hình ảnh phân biệt chủng tộc của người da đen và nhân vật giả gái. Bộ phim ngắn này được trình bày bởi giọng ca của Cab Calloway và việc sử dụng kính quay đã cho thấy một nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi có thể lồng tiếng và biểu diễn nghệ thuật của riêng mình. Vui tươi và siêu thực, nó vẫn còn đó sự táo bạo về mặt nghệ thuật gần 90 năm sau.

*flapper: Thế hệ phụ nữ trẻ phương Tây trong những năm 1920 thường mặc váy ngắn, để tóc bồng bềnh, nghe nhạc jazz và tỏ thái độ coi thường hoặc/ và đi ngược lại những hành vi được coi là chuẩn mực với phụ nữ thời bấy giờ.


11. Phân đoạn King Kong xuất hiện, King Kong (1933)

Radio Pictures
Đạo diễn bởi Merian C. Cooper và Ernest B. Schoedsack,
chỉ đạo hoạt họa: Willis H. O’Brien

Trong giai đoạn đầu của tác phẩm mà về sau là King Kong huyển thoại, Merlan C. Cooper đã lên kế hoạch quay những con khỉ đột hoang dã, xen kẽ nó với cảnh quay của rồng Komodo để cảnh quay trông có vẻ như thể các con vật đang tham gia vào một trận chiến sinh tử. May mắn thay sau khi xem Creation, một bộ phim hành động giả tưởng khác do nhà làm phim hoạt hình tĩnh vật (hay stop-motion) Willis H. O’Brien chỉ đạo bị vượt quá ngân sách và cuối cùng hủy bỏ, Merlan Cooper đã nhận ra rằng sẽ khả thi hơn nhiều về mặt kinh tế nếu dựng tác phẩm của ông thành hoạt hình.

Là nhà làm phim hoạt họa từ năm 1915, tác phẩm stop-motion của O’Brien đã được cho là đột phá trước khi ông bắt đầu góp tay vào Kong. Trong năm 1925 với tác phẩm The Lost World, ông đã thử nghiệm nhiều cách để làm cho các sinh vật kì quái trong tác phẩm của mình thật sự sống động bên các diễn viên người thực. Với Kong, O’Brien đã có thể thúc đẩy các thử nghiệm của mình đi xa hơn nữa, đạt được một cột mốc quan trọng không chỉ trong lịch sử hoạt hình stop-motion mà còn cho toàn bộ lĩnh vực special effects (hiệu ứng đặc biệt) của điện ảnh.

Để đạt được mong muốn của Cooper về một con khỉ đột khổng lồ, O’Brien và trợ lý hoạt hình của ông là Buzz Gibson đã kết hợp stop-motion với các hiệu ứng đặc biệt khác bao gồm thu nhỏ (miniature), tranh mờ (matte painting) và tạo các màn chiếu sau (rear projection). Kết quả có thể được thấy thông qua phần Kong xuất hiện mà về sau đã trở thành một ấn tượng khó lu mờ về cái tên sinh vật này: Nó xuất hiện như thể một con vượn khổng lồ, thực chất là một mô hình 45cm được làm từ cao su và lông thỏ – do Marcel Delgado thiết kế – đang tiến tới Ann Darrow, cô gái tóc vàng bất lực mà Kong yêu mến.

Khoảnh khắc này trong bộ phim kinh điển năm 1933 thiết lập 90 năm tiếp theo của những bộ phim bom tấn, từ tác phẩm của Ray Harryhausen (Các cuộc phiêu lưu của Sinbad, Clash of the Titans) đến phim của Stan Winston (Aliens, Inspector Gadget, Edward Scissorhands, Iron Man) đến việc đưa vào kĩ xảo CGI.


Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: Vulture




Theo dõi loạt bài 100 phân đoạn phim định hình nền công nghiệp hoạt họa bằng cách nhấn vào banner bên dưới!

Cùng tác giả

#Tag

100 phân đoạn phim hoạt hình betty boop felix in hollywood Fiddlesticks hoạt hình king kong koko the clown Lotte Reiniger Steamboat Willie The Adventures of Prince Achmed Walt Disney điện ảnh

iDesign Must-try

Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate vừa giới thiệu ứng dụng mới, Procreate Dreams trên iPad, giúp người dùng vẽ chuyển động và làm hoạt hình dễ dàng và tối ưu hơn. Procreate là một ứng…
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Bộ phim hoạt hình “U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ” lấy hình tượng con nghê làm nhân vật chính và kiến trúc lấy cảm hứng từ phố cổ Hội…
Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Dạo quanh Instagram của nam hoạ sĩ trẻ, ánh mắt ngay lập tức vào những khung cảnh tuy quen thuộc nhưng lại ngờ ngợ bởi cách vẽ mới mẻ, đặc…
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, mèo xuất hiện rất nhiều trong những tấm poster phim của Séc và Ba Lan thập niên 1960 - 1970, với đủ hình…
Dấu ấn hoạt hình Đông Âu: Thẩm mỹ bất toàn của Zagreb School
Dấu ấn hoạt hình Đông Âu: Thẩm mỹ bất toàn của Zagreb School
Vượt ra hai nền hoạt hình lớn của Mỹ và Nhật Bản, ta sẽ thấy hoạt hình ở những khu vực khác trên thế giới không chú trọng tạo ra…