Milk Train: Cửa hàng kem lấy cảm hứng từ không gian tàu điện ngầm đầu thế kỷ 20
Thương hiệu sản xuất kem Milk Train mở cửa hàng đầu tiên của mình với nét tính cách ngộ nghĩnh độc đáo, thực hiện bởi studio thiết kế FormRoom tại London.
Toạ lạc tại London, cửa hàng đầu tiên của thương hiệu sản xuất kem Milk Train mong muốn tạo ra một không gian có thể truyền tải tính cách lạ lùng của họ, nhấn mạnh sự nổi-tiếng-từ-lâu của họ trên Instagram, và phải vừa choáng ngợp vừa dễ thích ứng: một yêu cầu khó nhằn mà agency thiết kế tại London FormRoom đã giải quyết một cách sáng tạo bằng cách tìm hiểu sâu vào thị trường, khách hàng và đối thủ của thương hiệu. Kết quả họ đã tạo ra được một không gian trong mơ lấy cảm hứng từ những trạm tàu trứ danh theo phong cách Art Deco, nơi mà du khách có thể bước lên chuyến du hành khoái lạc của vị giác và cảm xúc.
Phục vụ món kem xốp, gây ấn tượng mạnh mẽ bằng những loại topping đa dạng như bánh vòng mặn nhỏ xíu, kẹo hạt đủ màu và bánh bích quy phủ đầy mứt bọc trong những đám kẹo mây bằng đường bồng bềnh, Milk Train đem đến những món ăn trông thu hút ngay từ trên mạng, đặc trưng nhất là Instagram nơi họ đã xây dựng một profile vô cùng thành công. Chất lượng ngon mắt này còn thông báo cho thiết kế của FormRoom cách tiếp cận nội thất cửa hàng như một phần không thể thiếu trong trải nghiệm chung của thương hiệu để tạo ra hành trình trơn tru suốt quá trình thưởng thức sản phẩm của Milk Train, dù là trên mạng hay ngoài đời thật.
Một bảng màu đơn sắc giữa trắng và xanh nhạt, được nhấn nhá bằng những nét kỷ hà màu đen lấy cảm hứng từ hoạ tiết Art Deco, cho ấn tượng rằng bạn đã bước vào một bức tranh minh hoạ hơn là một không gian thực. Cảm giác này được nhấn mạnh hơn nữa bằng trần nhà trông như những đám mây mang vẻ lạ lùng, hay những đám hơi nước toả ra từ đầu máy xe lửa. Đi cùng với chi tiết vòm, đèn hình cầu, và những hàng ghế dài, thiết kế nội thất đã tái hiện lại kiến trúc của các chuyến tàu đầu thế kỷ 20 và các trạm tàu điện ngầm. Theo lời giải thích của các nhà thiết kế, “cách nhanh nhất để tạo ra một bộ nhận diện mạnh mẽ là lấy những gì mà khách hàng đã biết và thích thú sẵn về thương hiệu để biến đổi chúng trở nên phù hợp với mục tiêu thương hiệu đồng thời tạo ra góc nhìn mới mẻ hơn”.
Cảm giác về trạm tàu còn được tái hiện rõ hơn bằng cách lát gạch mosaic và biển báo đồ hoạ, cũng như cách sử dụng kính mờ và trong để nhái lại hình dạng của cửa sổ xe lửa ở phần trước của cửa hàng, trong khi câu nói “Mind the Melt” được đính lên sàn nhà là một nước đi vui nhộn gợi nhắc về tàu điện ngầm ở Anh với câu nói “Mind the Gap” (nhằm nhắc nhở hành khách chú ý khoảng cách giữa trạm dừng và tàu mỗi khi bước lên tàu). Trong khi đó, bảng màu đơn sắc và thiết kế nội thất rải rác còn giúp không gian trở nên dễ thay đổi theo từng mùa và theo xu hướng, từ lễ Tình Nhân cho đến Tết Âm lịch, cho phép không gian nội thất thay đổi dễ dàng theo nhu cầu của thương hiệu. Sự hoà nhập của cửa tiệm còn khuyến khích sự viếng thăm, lui tới, hay ‘share’ trên mạng, một phần không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh của thương hiệu.
Nguồn: Yatzer