Logo tối giản có thật sự hiệu quả như ta vẫn nghĩ?
Bài viết dưới đây sẽ cho ta cái nhìn mới về thiết kế tối giản với nhận định rằng không nhất thiết phải lựa chọn logo tối giản để tạo được hiệu quả tiêu dùng.
Tác giả: Dom Carter
Bạn đang muốn có một logo thật sự phù hợp để khuyến khích người dùng tin và sử dụng sản phẩm của bạn, tốt hơn hết bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng logo dạng mô tả hay dạng tối giản. Bởi theo một nghiên cứu gần đây, kết quả cho thấy người mua sắm thực sự yêu thích phương án logo dạng mô tả hơn khi so sánh với các logo tối giản, hợp thời trang.
Thời gian gần đây, chúng ta quan niệm rằng logo với cách tiếp cận tối giản, cởi mở được xem là công thức để tạo sự thành công. Nhưng trong nghiên cứu mới nhất, các logo mang đặc tính mô tả mới thực sự thu hút và giành tình cảm từ người dùng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang trong quá trình thiết kế logo mới, bạn cũng nên cân nhắc bỏ qua các xu hướng hiện tại và lựa chọn một thiết kế thực sự đại diện cho những gì công ty đang kinh doanh – chẳng hạn như logo với hình ảnh Hamburger của Burger King là ví dụ điển hình.
Dựa theo nghiên cứu ban đầu được công bố trên Tạp chí Journal of Marketing Research với lập luận rằng một logo với đầy đủ mô tả sẽ thành công hơn vì nó dễ hiểu và dễ tạo được niềm tin. Các giáo sư nghiên cứu từ Canada, Anh và Pháp đã mở một cuộc kiểm tra 597 logo với sự khảo sát của 2.000 người tham gia để khám phá ra rằng “logo dạng mô tả có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực đến ấn tượng đầu tiên, tính xác thực của sản phẩm và cả ý định mua hàng”.
Những người tham gia nghiên cứu được cung cấp các mô tả của các công ty khác nhau, sau đó đánh giá tính xác thực về các logo trên. Logo mô tả được xếp trên đầu trong đa số các lĩnh vực. Nghiên cứu thậm chí còn tiếp tục nói rằng “có một mối liên hệ tích cực đáng kể giữa logo dưới dạng mô tả và lợi nhuận của công ty đó”.
Một ví dụ điển hình khác về cách một thiết kế tối giản có thể là sự trở ngại chính là logo mới của Slack được công bố vào tháng Một vừa qua. Với vòng quay màu sắc rực rỡ trên nền trắng, người dùng cáo buộc nó xuất hiện chung chung và không tạo nên sự kết nối cần có trong một ứng dụng trò chuyện.
Mặc dù vậy, không thực sự có cách tiếp cận cụ thể để định hình tính phù hợp cho logo của tất cả nhãn hàng. Khi một công ty đã trở nên đủ lớn, nó sẽ không cần phải dựa vào logo mô tả quá cụ thể cho mọi người biết những gì nó bán. Chỉ cần lấy McDonald làm ví dụ, chiếc logo Golden Arches nổi tiếng hoàn toàn không liên quan gì đến thức ăn nhanh của họ. Đó cũng là ví dụ tốt về cách một logo không cần dựa vào sự mô tả để hoạt động.
Trong trường hợp một công ty chuyên kinh doanh những sản phẩm mang tính nhạy cảm, nghiên cứu cho thấy logo mô tả có thể không phải là giải pháp tốt nhất.
Nguồn: creativebloq