Giá trị đại diện của mỗi lá quốc kì
Làm cách nào mà các giá trị lịch sử, văn hóa, địa lý, chính trị và tôn giáo lại gói gọn trong 1 thiết kế duy nhất?
Chiến tranh, những cuộc cách mạng, các tổ chức chính trị và cộng đồng là yếu tố định hình màu sắc và giá trị cho biểu tượng của một quốc gia. New Zealand đã từng tổ chức một cuộc thi nhằm tìm ra một thiết kế chứa đựng giá trị hiện đại liên văn hóa và di sản giàu có của họ.
“Việc tạo ra một thiết kế đại diện cho cả một quốc gia là rất khó khăn.”
Hội đồng gồm những cá nhân người New Zealand sẽ quyết định hình dáng quốc kì mới. Nhiều đơn cử đã được gửi đi, ban giám khảo sẽ xem xét từng cái một trước khi xác định được 4 thiết kế tốt nhất trong danh sách.
Đất nước cho dân di cư
Một trong những đơn cử là lá cờ Koru, thiết kế 1983 bởi kiến trúc sư và nghệ sĩ người Áo Friedensreich Hundertwasser, sinh sống tại quốc gia miền Nam Thái Bình Dương từ những năm 1970 đến năm 2000 lúc ông mất. Thiết kế màu xanh và trắng của ông lấy cảm hứng từ vòng cong tròn của nhánh cây dương xỉ Maori koru.
thể hiện những nét văn hóa mà ông từng trải nghiệm
khi sinh sống tại quốc gia này
(Nguồn: Friedensreich Hundertwasser).
Mike Summerfield, một trong 20 người trình cử mẫu thiết kế, nói rằng tư duy của Hundertwasser – một người di cư là giá trị trọng điểm đối với Kiwis (được hiểu là người New Zealand). Khi nộp thiết kế lên website của chính quyền, ông viết rằng: “Xét đến lịch sử của nhân loại, mỗi người chúng ta đều là người di cư đến New Zealand. Lá cờ Koru của Hundertwasser chứa đựng câu chuyện về một người di cư, coi New Zealand là nhà và tạo nên một lá cờ với những giá trị mà ông đã từng có dịp trải nghiệm.”
Nghệ sĩ và nhà minh họa Otis Frizzell cũng lấy nền tảng thiết kế từ giá trị Maori truyền thống. Frizzell lấy 4 ngôi sao phương bắc với 3 yếu tố chính: bầu trời, mặt đất và đại dương với 3 màu xanh lục, đen và trắng.
và chòm sao Southern Cross làm nền tảng cho thiết kế quốc kì của mình
(Nguồn: Otis Frizzell).
“Chòm sao Southern Cross là thứ thu hút ánh nhìn của bạn đầu tiên,” ông chia sẻ. “Màu trắng của lá cờ tượng trưng cho đám mây, chi tiết màu xanh lục là ngọn núi và sóng biển xanh ngời. Đó là những gì mà tôi cảm nhận được tại đất nước New Zealand này.”
“Đó là những gì mà tôi đã tưởng tượng ra khi còn nhỏ. Hồi đó tôi chưa biết cờ New Zealand và Australia khác nhau thế nào. Tôi tưởng chúng giống nhau đấy,” ông chia sẻ.
‘Tối giản là điều cốt yếu’
Vào tháng 9, Sydney đã tổ chức Đại hội quốc tế Vexillology lần thứ 26, một sự kiện được tổ chức 2 năm 1 lần thu hút nhiều chuyên gia về quốc kì khắp nơi trên thế giới. Một trong những người thuộc hội đồng Sydney là Ralph Kelly, người luôn xem lá cờ là trọng tâm nghệ thuật. Bộ sưu tập cá nhân của ông dựa trên chuẩn mực hoàng gia Kaiser và Shah of Persia, bên cạnh đó cũng có sự hiện diện của quốc kì của Swaziland với hình chiếc khiên to “chứa ẩn ý gì đó,” ông chia sẻ.
là tác phẩm yêu thích trong bộ sưu tập cá nhân của Ralph Kelly
(Nguồn: Chính phủ Swaziland).
“Những thiết kế tệ thường hay phô diễn quá nhiều”
“Những thiết kế tệ thường hay phô diễn quá nhiều. Cách làm tốt nhất chính là tìm ra những điểm cốt lõi nhất của đất nước ấy,” ông giải thích. “Sự tối giản là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó bạn cũng phải loại bỏ đi một vài thứ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tạo ra một thiết kế phù hợp với đại đa số thay vì được đón nhận bởi tất cả.”
Tuy nhiên, một vài lá cờ sẽ cho ta cảm giác dễ chịu hơn những cái khác. Ví dụ như quốc kì hình lá phong màu đỏ 11 đỉnh của Canada. Vẻ đẹp đơn giản, ấn tượng và thu hút người xem ngay lập tức. Kelly tin rằng đây là một thiết kế “củng cố giá trị quốc gia.”
ấn tượng và thu hút ánh nhìn ngay lập tức
(Nguồn: Chính quyền Canada/George FG Stanley).
Tuy nhiên đó không phải là biểu tượng đại diện một trong những đất nước lớn nhất đối với Kelly. Đây là một dạng biểu ngữ được sử dụng khắp đất nước – một quốc gia nhỏ bé nằm ở miền Nam Thái Bình Dương.
“Quốc kì yêu thích của tôi là Nauru, một lá cờ màu xanh có sọc vàng chia đôi cùng với ngôi sao 13 đỉnh tượng trưng cho lịch sử gia tộc Nauru. Đây chính là nơi tôi sinh sống,” ông nói.
và ngôi sao 13 đỉnh tượng trưng cho lịch sử quốc gia Thái Bình Dương
(Nguồn: Chính quyền Nauru).
Đặc điểm cố hữu của một quốc gia
Ở New Zealand, chủ đề thường thấy trong dự án thiết kế quốc kì là lá dương xỉ bạc và hình chú chim không biết bay.
Một thập kỉ trước, nhà thiết kế kiến trúc Kyle Lockwood đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế quốc kì trên báo địa phương thủ đô New Zealand, Wellington. Với một chút thay đổi, ông đã nộp thiết kế tương tự trước cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 với hình tượng lá cây dương xỉ và chòm sao Southern Cross màu đỏ tươi, viền trắng và nền xanh. Nó đã được thủ tướng John Key lựa chọn.
được thủ tướng New Zealand lựa chọn (Nguồn: Kyle Lockwood).
“Lá dương xỉ là hình ảnh quen thuộc đối với nhiều người dân New Zealand. Nó là biểu tượng đại diện của đất nước từ những năm 1880. Mọi thế hệ đều có thể nhận ra nó, dù ở quê nhà hay di cư ngoại quốc,” Lockwood nói với BBC Culture.
“Việc tập hợp tất cả các giá trị đại diện của một quốc gia trong một thiết kế là khá khó khăn. Tôi luôn xem nó là nghệ thuật và biểu tượng đại diện của một quốc gia.”
Quốc kì cần có khả năng ẩn chứa những điểm đặc trưng của một quốc gia. Điều này thật không dễ dàng gì, thậm chí đối với một quốc gia nhỏ bé như New Zealand.
Tác giả: Phil Mercer
Người dịch: Đáo
Nguồn: BBC