Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?

Mặc dù chưa ai trực tiếp hỏi tôi cách phòng trưng bày của tôi kiếm tiền như thế nào, nhưng câu hỏi ‘phòng trưng bày kiếm tiền như thế nào?’ luôn thuộc top 1 tìm kiếm trên trang web Ask A Curator – nơi tôi trả lời câu hỏi về nghệ sĩ, cuộc sống và cách làm việc của họ. Nhiều người hỏi câu hỏi này hơn là hỏi cách các nghệ sĩ kiếm tiền. Chứng tỏ có rất nhiều chủ sở hữu mới mở phòng trưng bày đang tìm kiếm về thông tin này, hoặc mọi người chỉ tò mò và không tiện hỏi trực tiếp tôi.
Ảnh: Stéphan Valentin trên Unsplash

Phòng trưng bày của tôi thuộc một nhóm nhỏ có bốn phòng trưng bày khác nhau và chúng tôi thường xuyên gặp nhau để chia sẻ thông tin kinh doanh, khó khăn và thành công. Gần đây nhất, chúng tôi đã bắt đầu hợp tác thực hiện một chiến dịch tiếp thị, để quảng bá phòng trưng bày đến người dân địa phương trong thị trấn và khách du lịch. Trong quá trình thực hiện chỉ có chủ sở hữu phòng trưng bày mới thực sự hiểu sự khó khăn trong việc phát triển doanh nghiệp, vì vậy họ thường chia sẻ với nhau để giảm bớt phần nào những khó khăn đó. Tôi luôn muốn chia sẻ và hợp tác với các doanh nghiệp khác để giúp đỡ nhau, vì vậy tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về việc vận hành một phòng trưng bày.

Cho dù bạn đang dự định mở một phòng trưng bày, hay là một nghệ sĩ tự do muốn biết tại sao các phòng trưng bày kiếm được doanh thu, hay đơn giản chỉ tò mò, thì dưới đây là một số hiểu biết của tôi về cách các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền. Điều quan trọng nhất là có sự đa dạng từ nhiều nguồn thu nhập, bao gồm cả thu nhập cố định và thu nhập biến đổi. Đối với tôi, đây là phí hoa hồng bán hàng từ phòng trưng bày và cửa hàng, phí triển lãm, hội thảo không thường xuyên và các công việc tư vấn. Các nguồn thu này mỗi người sẽ có sự khác nhau.

Minh họa bởi Dmitrij

1. Doanh thu phòng trưng bày

Hoa hồng bán hàng

Đây là hình thức thu nhập chính của hầu hết các phòng trưng bày. Hoa hồng là tỷ lệ phần trăm của giá bán tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong phòng với phần còn lại được trả cho nghệ sĩ. Mức giá có thể thay đổi giữa các phòng trưng bày, nhưng khoảng 40% – 50% là trung bình, mặc dù tôi đã thấy mức hoa hồng thấp tới 10% và nghe nói về hoa hồng cao tới 70%. Hoa hồng có thể thay đổi tùy thuộc vào chi phí của phòng trưng bày, mức độ dịch vụ mà phòng trưng bày cung cấp và danh tiếng của cả nghệ sĩ và phòng trưng bày. Ví dụ, một số phòng trưng bày tính phí triển lãm cho các nghệ sĩ, nên có một khoản hoa hồng thấp hơn, trong khi những phòng trưng bày khác không tính chi phí trả trước nhưng lại có tỷ lệ hoa hồng cao hơn. Một số phòng trưng bày phải trả phí như tiếp thị và mở tiệc đêm, trong khi các phòng trưng bày khác chia các chi phí đó với nghệ sĩ, hoặc nghệ sĩ chi trả toàn bộ.

Phí triển lãm

Tôi đã đề cập đến loại phí này ở trên, và đây là một xu hướng phát triển cho các phòng trưng bày. Trong hai năm qua, tôi là chủ sở hữu phòng trưng bày duy nhất trong khu vực không tính phí triển lãm, nhưng tôi đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình để phù hợp hơn với các phòng trưng bày khác, có nghĩa là bây giờ tôi tính cho các nghệ sĩ một khoản phí trả trước, nhưng mất ít hoa hồng hơn so với hình thức trước đây. Về cơ bản, điều này chia sẻ rủi ro và chi phí cho cả nghệ sĩ và phòng trưng bày, thay vì phòng trưng bày chịu mọi rủi ro, như tôi đã làm trước đây. Khi một phòng trưng bày chỉ phụ thuộc vào doanh số và không có hình thức thu nhập cố định, nó có thể rất bấp bênh, đặc biệt nếu bạn có một vài triển lãm liên tiếp không bán chạy.

Nếu bạn đang nghĩ về việc bắt đầu một phòng trưng bày, đây chắc chắn là điều cần xem xét khi thiết kế mô hình kinh doanh của mình – sự cân đối giữa thu nhập cố định và thu nhập biến đổi là điều cần thiết cho sự bền vững lâu dài. Nếu là một nghệ sĩ, bạn nên cảnh giác với các phòng trưng bày tính phí quá cao, hoặc quá thấp và không có hoa hồng, vì điều đó có nghĩa là phòng trưng bày có ít khả năng kinh doanh. Nếu bạn đang được tính phí hoặc trả phí triển lãm phù hợp với mặt bằng thị trường trong khu vực địa phương, có lẽ bạn nên xem xét mức hoa hồng khoảng 20% – ​​30%. Ngoài ra nếu bạn là một nghệ sĩ đang trả phí triển lãm, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về mọi chi phí bổ sung khác mà phòng trưng bày dự định sẽ tính phí cho bạn, chẳng hạn như chi phí tiếp thị hoặc phục vụ, trước khi ký hợp đồng.

Minh họa bởi Evgenia Chuvardina 

Sự kiện

Bạn đã bao giờ tham dự một buổi ra mắt sách, buổi hòa nhạc hoặc hội thảo trong một phòng trưng bày? Hoặc bạn có biết một nghệ sĩ có studio ngay trong phòng trưng bày? Cho người khác thuê không gian là một cách để các phòng trưng bày tạo thu nhập, cho dù phí hội thảo được trả bởi người tham gia, hoặc phí thuê phòng được trả bởi người tổ chức sự kiện. Các sự kiện miễn phí cũng có thể là một phần trong chiến lược tiếp thị của phòng trưng bày, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Phòng trưng bày của tôi có sự kết hợp của các sự kiện miễn phí và tính phí cho người xem, bao gồm câu lạc bộ sách về nữ quyền hàng tháng, hội thảo về tác giả và hội thảo do nghệ sĩ điều hành. Đối với tôi, điều đó hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn là nguồn thu nhập, nhưng đối với các phòng trưng bày thì cho thuê tổ chức sự kiện có thể là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của họ.

Phòng trưng bày kết hợp quán cà phê

Rất nhiều phòng trưng bày có một cửa hàng – nơi bán những thứ như tranh in và thiệp từ các nghệ sĩ triển lãm của họ, các đồ vật thủ công như gốm sứ và đồ trang sức, hoặc một quán cà phê để bạn có thể thưởng thức bữa trưa hoặc cà phê sau khi tham quan phòng trưng bày. Khi tôi còn là sinh viên đại học, các phòng trưng bày nghệ thuật là nơi yêu thích để tôi mua sách về chuyên ngành lý thuyết nghệ thuật, tiểu sử nghệ sĩ và các sách hướng dẫn tuyệt vời. Trong phòng trưng bày của tôi, tôi cũng có một cửa hàng bán đồ trang sức thủ công và hàng dệt may từ các nghệ sĩ địa phương, và cửa hàng hiện chiếm 50% doanh thu của tôi, với phần còn lại là các tác phẩm nghệ thuật.

Dịch vụ

Phòng trưng bày có thể cung cấp một loạt các dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ lắp đặt tại nhà, tư vấn về đầu tư trong nghệ thuật, tư vấn để giúp bạn chọn tác phẩm cho nhà hoặc văn phòng và kinh doanh trong thị trường nghệ thuật thứ cấp. Đối với một số phòng trưng bày, điều này có thể chiếm một thu nhập đáng kể.

Minh họa bởi Mari Kinovych

2. Chi phí hoạt động

Cuối cùng, chúng ta đã thảo luận về cách các phòng trưng bày kiếm tiền thì không thể không nhắc đến chi phí hoạt động là gì. Trả tiền cho nghệ sĩ và nhà cung cấp hàng tháng là chi phí lớn nhất, tùy thuộc vào mức hoa hồng mà mỗi phòng trưng bày đưa ra. Nếu một phòng trưng bày có 50% hoa hồng, điều đó có nghĩa là 50% tổng doanh thu bán hàng sẽ được trả lại cho nghệ sĩ và 50% còn lại phòng trưng bày dùng để trả chi phí. Chúng bao gồm tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp thị, tiện ích, thuế và các lợi ích khác. Trừ khi bạn sở hữu tòa nhà để mở phòng trưng bày, số tiền này sẽ giảm vì tiền thuê có thể là chi phí lớn của phòng trưng bày và điều này có thể thay đổi tùy theo từng địa điểm.

Một năm trước, tôi đã buộc phải di dời phòng trưng bày của mình vì các vấn đề xây dựng không thể giải quyết được và chi phí di chuyển, kết hợp với tiền thuê cao hơn mà tôi hiện phải trả, chúng thực sự khó khăn với công việc kinh doanh của tôi. Bạn sẽ phải chi trả một số tiền nữa trong quá trình tìm kiếm vị trí phù hợp cho phòng trưng bày, từ việc xem xét mức độ khách hàng, vị trí dễ nhận thấy, tiền thuê và tiền chi trả. Tiền thuê nhà là một khoản chi phí cố định, đây là một khó khăn và bạn thực sự cần một thu nhập cố định để trang trải nó. Hoa hồng tất nhiên là một chi phí biến đổi, và bạn trả bao nhiêu cho các nghệ sĩ của mình tùy thuộc vào số tiền bạn bán.

Tiền lương nhân viên có khả năng là chi phí lớn tiếp theo. Nếu bạn đang thiết kế mô hình kinh doanh phòng trưng bày, hãy suy nghĩ về việc bạn dự định dành bao nhiêu thời gian ở đó, so với việc có nhân viên. Một phần công việc mà tôi yêu thích là đến thăm các studio của nghệ sĩ, tổ chức triển lãm và tổ chức các buổi khai mạc. Tôi thậm chí khá thích quản trị, tiếp thị và giữ sổ sách mọi thứ. Điều tôi không thích là ở trong phòng trưng bày năm ngày một tuần, vì điều đó làm tôi cảm thấy mình giống như một trợ lý bán lẻ, đây không phải là nơi tôi tỏa sáng. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của tôi chưa đến lúc để tôi có thể thuê nhân viên ở đó mỗi ngày, hoặc thậm chí hầu hết các ngày. Tôi hiện chỉ có nhân viên vào thứ bảy, vì vậy tôi có thể dành cả ngày với vợ tôi, cô cũng làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, nếu không chúng tôi sẽ không có thời gian để gặp nhau. Nếu bạn đang nghĩ về việc mở một phòng trưng bày, hãy thực sự nghĩ về việc hàng ngày của bạn sẽ như thế nào.

Minh họa bởi Mia Ditmanson

Sau đó, bạn phải đóng thuế, tiếp thị, bảo hiểm, tiện ích và tất cả những thứ nhỏ nhặt khác cộng lại. Sở hữu một phòng trưng bày không phải là một hoạt động kinh doanh có lãi cao. Hầu hết chủ sở hữu phòng trưng bày mà tôi biết đều coi mình là người may mắn khi hòa vốn, mặc dù tất nhiên luôn có ngoại lệ. Nếu bạn đang nghĩ về việc mở một phòng trưng bày để kiếm tiền, lời khuyên của tôi sẽ là: đừng. Tuy nhiên, nếu bạn đang nghĩ đến việc mở một phòng trưng bày vì bạn yêu thích nghệ thuật, thích làm việc với các nghệ sĩ và có một nguồn thu nhập đáng tin cậy khác, lời khuyên của tôi sẽ là: có thể, sau khi bạn ngồi xuống và thực sự nhìn vào các số liệu. Điều hành một phòng trưng bày không dành cho những người yếu đuối, nhưng mặt khác, nó có thể là công việc nuôi dưỡng tâm hồn và rất bổ ích theo những cách khác, từ việc biết bạn đang hỗ trợ các nghệ sĩ, để thúc đẩy các vấn đề bạn quan tâm, để xây dựng một cộng đồng tuyệt vời.

Đó là một rủi ro lớn, và như chúng ta biết, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều thất bại trong vòng năm năm đầu tiên. Tôi sắp đạt được hai năm và tôi đã có một vài nền móng trong mô hình và chiến lược kinh doanh của mình, để tiếp tục phát triển. Nhưng nếu bạn có thể tìm ra cách để vận hành tốt, điều này có thể giúp bạn phát triển. Phòng trưng bày có thể kiếm tiền, nhưng cũng có nhiều cách dễ dàng hơn để kiếm tiền nếu đó là mối quan tâm chính của bạn.


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: usejournal

Cùng tác giả

#Tag

case study chi phí hoạt động chia sẻ kinh nghiệm chiến lược kinh doanh doanh thu kiếm tiền phòng trưng bày Triển lãm

iDesign Must-try

/ai đi/ ‘Những linh hồn ẩn giấu’ - Triển lãm đầu tay của cậu bé 11 tuổi người Tày
/ai đi/ ‘Những linh hồn ẩn giấu’ - Triển lãm đầu tay của cậu bé 11 tuổi người Tày
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Tái hiện vạn vật qua lăng kính hồn nhiên nhưng đầy sáng tạo của mình,…
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Với thông điệp Monster-pieces to Masterpieces, triển lãm là nơi quy tụ những tác phẩm…
/ai đi/ Chậm lại một chút tại triển lãm Sen của cố họa sĩ Phan Hòa
/ai đi/ Chậm lại một chút tại triển lãm Sen của cố họa sĩ Phan Hòa
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Điều gì dẫn bước bạn dạo chơi một buổi triển lãm? Với triển lãm sen…
Maybe bạn nên … Đi! Tết này đi đâu chơi?
Maybe bạn nên … Đi! Tết này đi đâu chơi?
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1.Chạm đến những đường biên của…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Triển lãm ‘Vùng thơ | Musings’ của Hứa Vĩ Văn: ‘Chất liệu cũng chỉ là cái quê quán trong giấy căn cước’
Triển lãm ‘Vùng thơ | Musings’ của Hứa Vĩ Văn: ‘Chất liệu cũng chỉ là cái quê quán trong giấy căn cước’
“Chúng ta mặc định Hoa là phải đẹp, sẽ mang ý nghĩa riêng, nhưng tôi muốn bản thân mỗi bông hoa đều tự nói lên tiếng nói của mình.”  –…