Margaret Calvert: Người phụ nữ đằng sau thiết kế những chiếc biển báo được ứng dụng khắp thế giới

Nằm trong chuỗi danh sách những tên tuổi và thiết kế đồ họa nổi tiếng, dưới đây là chân dung một người phụ nữ tuyệt vời với các thiết kế giúp cứu nhiều mạng sống của người dân Anh.

Vào những năm 1960, mức độ giàu có ngày càng tăng dẫn đến tình hình giao thông trên đường càng tắt nghẽn nhiều hơn. Nhằm đối mặt với thực tế này, chính quyền đã thực hiện nhiều công trình xây dựng đường cao tốc. Những chiếc xe lao đi ngày càng nhanh, đặt ra vấn đề liên quan đến việc thiết kế lại tất cả những biển hiệu giao thông bởi chúng khá khó đọc ở tốc độ cao.

Đây chính là nhiệm vụ được giao cho Margaret Calvert (sinh năm 1936) và Jock Kinneir (1917 – 1994) vào giữa năm 1957 và 1967. Công trình của họ dần trở thành một mô hình biển báo hiệu đường bộ hiện đại được xây dựng và ứng dụng trên khắp thế giới. Hàng ngàn con người đều thấy được công trình của họ mỗi ngày và điều này được coi là hiển nhiên. Họ không nhận ra được quy mô và dự án mang tính cách mạng như thế nào vào thời điểm ấy!

Từ biển báo trên không đến nhựa đường

Khởi đầu của những thiết kế này được tạo ra dưới trạm chờ xe buýt năm 1957. Jock tình cờ tìm hợp rơ và thân thiết với David Alford, một trong những kiến trúc sư của dự án xây dựng sân bay Luân Đôn thứ hai. Khi nhận ra là hàng xóm của nhau, David đã cho Kinneir cơ hội thiết kế biển báo hiệu sân bay Gatwick, một điều mà chưa ai thực hiện trước đó! Sau đó Jock thuê học sinh của mình là Margaret Calvert và đó là công việc đầu tiên của bà.

Là những người thợ toàn năng, Calvert và Kinneir cũng thiết kế bộ typhography Rail Alphabet cho công ty đường sắt Anh Quốc, lấy cảm hứng từ typography Gatwick dành cho dự án xây dựng sân bay.

Sau dự án hàng không và đường sắt, tất cả các biển báo ở vương quốc Anh được chuyển giao sang cho họ vào giữa năm 1958 đến 1965 với khởi đầu là đường cao tốc. Đó là một trong những dự án thiết kế tham vọng nhất bà từng đảm nhận, theo lời Margarat Calvert: “Mọi thứ thật sự rất cải tiến. Bạn có thể đặt niềm tin và muốn trở thành một phần của nó chứ không màng đến danh vọng. Việc xây dựng nó quả thật là một trải nghiệm đầy hứng thú.” Với khởi đầu là những nhiệm vụ vô cùng thành công ấy, văn phòng hợp danh đầu tiên mang tên Kinneir Calvert Associates được thành lập năm 1966.

Là bước đầu để nhấn mạnh tính chất gấp rút của dự án biển báo to lớn này, nhà thiết kế đồ họa và typography Herbert Spencer đã phân tích vô số những biển báo hiện hành lúc bấy giờ trong tạp chí Typographica của mình: chúng quá lộn xộn về mặt thị giác để có thể cảnh báo an toàn cho người lái xe. Được nhiều tổ chức khác nhau đặt hàng, cùng lúc có quá nhiều kiểu chữ và màu sắc xuất hiện ở nhiều biển hiệu khác nhau, gây nên sự khó chịu như minh họa bên dưới.

Dưới đây là các bức ảnh của Spencer. Ở dưới cùng bên phải là bản được Calvert và Kinneir đề xuất. Một ngôn ngữ thị giác hoàn toàn mới được đề nghị cùng với các kí tự in thường, một typography và mã màu sắc mới được điều chỉnh để thích hợp với việc đọc hiểu trong môi trường tốc độ nhanh.

Ở dưới cùng bên phải là bản được Calvert và Kinneir đề xuất.

Kí tự, kí hiệu và bản hiệu

Ban đầu, Bộ Giao thông muốn có một dự án phù hợp với tài nguyên sẵn có ở Đức, ví dụ như một kiểu chữ trắng trên nền đen dành cho đường xe chạy và một phông chữ không chân. Tuy nhiên hai nhà thiết kế đã quyết định thiết kế lại mọi thứ để có thể tương thích nhất với môi trường giao thông tại Vương Quốc Anh.

Người phụ nữ thiết kế biển báo hiệu đường bộ

Carter đã tạo ra một bộ typography với các kí tự in hoa và kí tự thường mang tên Transport. Nó dễ đọc hơn và người tham gia giao thông có thể nhận ra tên đường và biển báo hiệu khi chạy tốc độ cao. Năm 2012, Henrik Kubel đã tạo ra phiên bản kĩ thuật số của phông chữ Transport với 6 mức độ đậm nhạt khác nhau khi có sự trợ giúp của Calvert.

“Chúng tôi bắt đầu từ con số 0 cùng với thông tin chi tiết về hình dáng kí tự lý tưởng sau khi nghiên cứu các lựa chọn khả thi khác (bao gồm việc ứng dụng kí tự của font Akzidenz Grotesk – nhân tố tác động chính đến cấu tạo và diện mạo chung của font mới).
Các chi tiết quan trọng như đường cong ở cuối kí tự thường, kí tự in hoa (vay mượn từ Johnston), nét nghiêng của các kí tự a, c, e, f, g, j, s, t và y được thiết kế để vẫn giữ hình dáng cả khi được giãn cách nhẹ; một điều chỉnh cần thiết dành cho hiệu ứng “halo” (hiệu ứng hào quang) của ánh sáng đèn pha (tương tự như bức chân dung của Rembrandt với nét cọ lồng vào nhau khiến người xem tập trung vào bức tranh). Bộ typography này được gọi là Transport với hai phiên bản đậm và nhạt.”

Self Portrait năm 1659 của Rembrandt

Kinneir và Calvert cũng thiết lập nên một hệ thống với nhiều phân nhóm và màu sắc dành cho mỗi loại biển báo hiệu giao thông tuân theo quy cách châu Âu: hình tam giác để cảnh báo, hình tròn dành cho chỉ dẫn và hình chữ nhật để cung cấp thông tin.

Lúc ấy, mọi công việc đều được làm bằng tay và Calvert giải thích lý do vì sao bà cần phải vẽ là để kết nối “cái đầu, trái tim và đôi tay”.

Như Margaret giải thích, có nhiều yếu tố cần cân nhắc trong việc thiết kế. Đầu tiên, mọi chuyện không chỉ xoay quanh việc tạo ra các kí tự mà chủ yếu là về tính dễ đọc của các chi tiết trên biển báo hiệu. Quan trọng là về cách đặt các chữ chứ không phải là tạo hình typography, bởi các kí tự được thiết kế để hiển thị trên phiên bản màu đen nền trắng, chữ trắng nền đen hoặc chữ trắng trên nền màu. Bằng cách này, bộ não sẽ dễ dàng nhận ra các hình dạng và không cần thiết phải đọc. Điều này sẽ giảm thời gian cần để hiểu biển hiệu.

Margaret cũng giải thích rằng nhiệm vụ của dự án thiết kế này đối với cộng đồng là khiến mọi thứ trở nên dễ hiểu. Nhà thiết kế không có quyền đưa vào những duy cảm cá nhân vào. Bà cũng giải thích rằng thời lúc ấy không có bất kì một trường lớp cụ thể nào cho lĩnh vực thiết kế đồ họa. Nó được gọi với cái tên nghệ thuật thương mại. “Mọi chuyện không chỉ xoay quanh vấn đề trang trí, mà hoàn toàn là logic, thiên về chức năng và thẩm mỹ. Nó không thể nào đơn giản hơn nữa.”

Và Kinneir nhấn mạnh: “Sự nhất quán trong thiết kế có tính tương đồng về mặt thị giác với ngữ pháp trong ngôn ngữ.”

Đa số các hình vẽ biển hiệu đều được vẽ dựa trên cuộc sống của chính Margaret. Ví dụ, bà nói rằng biển hiệu “Children crossing over” (tạm dịch “Có trẻ em băng ngang”) dựa vào hình ảnh của chính mình khi còn nhỏ. Biển hiệu cảnh báo hình lâu đài dựa vào hình ảnh một chú bò tên là “Patience” sống trong trang trại của em bà tại Warwickshire.

Di sản và sự kính trọng

Ở độ tuổi 80, Margaret Calvert được phong danh hiệu sĩ quan đế chế Anh vì những cống hiến của mình trong lĩnh vực typography, thiết kế đồ họa và đảm bảo an toàn giao thông.

Để đánh dấu lễ kỉ niệm lần thứ 50 của biển báo hiệu này, phỏng tranh MADE NORTH cũng tổ chức một buổi triển lãm tại bảo tàng thiết kế Luân Đôn, bao gồm các nghệ sĩ và nhà thiết kế để nghiên cứu thêm về các biển hiệu nổi tiếng này:

Gần đây Margaret Calvert cũng rà soát lại biển báo “man at work” (tạm dịch “đang thi công”) nổi tiếng của mình (hoặc bà hay gọi là “man struggling with umbrella” – “người đàn ông chật vật với cây dù”) và biến nó thành bản in “woman at work” với sự hỗ trợ của Jealous Studio.

Sau nhiệm vụ thiết kế biển báo hiệu đường bộ lớn lao này, Kinneir đã nói với Calvert rằng những biển hiệu này sẽ gắn liền với bà suốt phần đời sau này. Quả thật ở thời điểm hiện tại, bà là một biểu tượng thiết kế tại Anh Quốc và được biết đến như là người phụ nữ đã tạo ra các biển báo hiệu đường bộ tại Vương Quốc Anh. Vô tình Calvert nói rằng dự án này là một “cơn ác mộng” trong cuộc đời bà cùng tiếng cười chua chát. 50 năm sau đó, khi bắt gặp thiết kế của mình mỗi ngày trên đường, bà không thể nào không nhận ra những điều bất thường nhỏ nhất. Có lẽ đây chính là thử thách của bất kì nhà thiết kế tài giỏi nào!

Người dịch: Đáo
Nguồn: Graphéine

Cùng tác giả

#Tag

biển báo hiệu case study design Margaret Calvert nhân vật road signs đảo

iDesign Must-try

Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Những người bạn đất sét, nét mặt của cảm xúc và sự dịu dàng
Những người bạn đất sét, nét mặt của cảm xúc và sự dịu dàng
Gửi lời chào đến những người bạn Caymen ngộ nghĩnh và hài hước. Mấy bạn này được tạo ra bởi Aman Khanna, với nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…