5 bài học UX từ các thương hiệu đình đám giúp người dùng cảm mến sản phẩm

Ngày nay, rất nhiều sản phẩm có cùng tính năng giải quyết chung một vấn đề. Để vượt lên hàng trăm đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cố gắng tạo ra một sản phẩm ưu việt, được người dùng yêu thích.

Cách để tạo ra sản phẩm như vậy là mang đến một trải nghiệm người dùng (UX) tuyệt vời.

Nếu thiết lập một UX tốt, người dùng sẽ hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm của bạn. Tăng sự hài lòng của người dùng đồng nghĩa với việc dễ dàng thu hút khách hàng mới. Để tăng tính trải nghiệm thân thiện với người dùng, hãy cùng xem qua những sản phẩm quen thuộc mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày, để xem các thương hiệu thiết kế UX tuyệt vời như thế nào nhé!


Bài viết của tác giả Selman Gokce – chuyên gia Marketing của UserGuiding


1. Google luôn giữ tiêu chí tối giản kể từ năm 1998

Google chính thức được thành lập vào ngày 4 tháng 9 năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin. Đây chắc hẳn là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới mà ai cũng từng sử dụng. Hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện mỗi ngày với Google, tương đương với 1,2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm.

Ngoài việc đầu tư và nghiên cứu các công nghệ dựa trên web, dịch tự động, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác, Google còn là một “ông lớn” nằm trong top 5 các doanh nghiệp, là một trong những công ty công nghệ đầu tiên được nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên, sản phẩm được yêu thích và sử dụng rộng rãi nhất của họ chính là chủ đề bài viết của chúng ta hôm nay: Công cụ tìm kiếm Google.

Tại sao Google có được thành công to lớn này? Vì các chiến dịch marketing hay sự đầu tư của họ vào công nghệ? Câu trả lời là không. Có lẽ lý do lớn nhất đằng sau thành công này là trải nghiệm tuyệt vời của công cụ tìm kiếm Google. Nó là công cụ đơn giản nhất và nhanh nhất từng được tạo ra. Nó không cần hướng dẫn hoặc gợi ý dưới bất kỳ hình thức nào.

Chỉ cần nhập những gì bạn muốn tìm kiếm và nhấn phím Enter là xong.

Sản phẩm khi khai sinh đã đơn giản như thế, và có vẻ nó chỉ ngày càng trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn và nhanh chóng hơn. Dưới đây là phiên bản ban đầu của công cụ tìm kiếm Google, liệu có mang lại cho bạn chút hồi tưởng nào không?

Mặc dù ban đầu trang web có một vài liên kết bổ sung ở phía dưới, nhưng tổng thể công cụ vẫn đơn giản và nhanh chóng cho người dùng. Trong hơn 20 năm, tất cả những gì họ đã thay đổi với công cụ tìm kiếm Google là xóa các liên kết bổ sung và tiếp tục làm cho nó đơn giản hơn, nhanh hơn.

Đây là trang chủ của Google ngày hôm nay.

Một thiết kế UX tốt là mang đến cho sản phẩm sự đơn giản và thú vị, đó là những gì Google đã làm trong suốt những năm qua.


2. Email của Grammarly là một thành công lớn

Tôi sử dụng Grammarly rất nhiều cho quá trình viết tài liệu học thuật, bài đăng trên blog hoặc tin nhắn cho khách hàng. Bởi lẽ tôi không muốn phạm sai lầm về câu chữ, cũng như chính tả.

Grammarly là một công cụ hữu ích cho việc kiểm tra ngữ pháp. Nó không chỉ sửa lỗi chính tả mà còn sửa cho bạn theo nhiều cách khác như từ ngữ, âm điệu, v.v., nó cho bạn biết rõ lỗi sai ở đâu. Nhưng thay vào việc ca ngợi công cụ này, chúng ta hãy tập trung vào những email thú vị mà công cụ gửi đến khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Grammarly thực hiện một công việc tuyệt vời là gửi email cho người dùng. Họ không chỉ gửi các gói ưu đãi cao cấp và cập nhật sản phẩm, họ thường xuyên gửi cho bạn số liệu thống kê và thành tích để khuyến khích bạn. Cách tiếp cận của họ đến người dùng cực kỳ thân thiện.

Dưới đây là những email mà Grammarly gửi đến tôi.

Đây là email họ đã gửi đến khi tôi chuyển sang máy tính khác và quên cài đặt Grammarly:

Và đây là email họ đã gửi khi tôi đi nghỉ mát:

UX không hoàn toàn là sản phẩm, nhưng nó là trải nghiệm mà bạn cung cấp cho người dùng. Như bạn thấy, chỉ cần một vài email được viết cẩn thận như Grammarly cũng có thể khiến người dùng cảm mến thương hiệu của bạn.


3. LinkedIn cung cấp một trong những danh sách kiểm tra hữu ích nhất

Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống kinh doanh sẽ ra sao nếu không có LinkedIn? Làm thế nào để tìm kiếm việc làm hoặc thuê nhân viên mới? Chắn chắn chúng ta không gặp thất bại ngay được, nhưng nếu có LinkedIn cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều.

Bước đầu khi tạo tài khoản LinkedIn, điều đầu tiên là sản phẩm gợi ý cho bạn các việc cần làm để hoàn chỉnh hồ sơ LinkedIn và cách sử dụng sản phẩm. LinkedIn ý thức cho người dùng mới những điều quan trọng họ cần phải làm.

Đây là trang chủ khi bạn đăng nhập vào LinkedIn lần đầu tiên:

LinkedIn cũng cung cấp một số nhiệm vụ để bạn cải thiện hồ sơ.

Để người dùng của bạn sử dụng sản phẩm hiệu quả, bạn có thể tích hợp danh sách kiểm tra vào quá trình sử dụng. Hướng dẫn người dùng từng bước sẽ giúp người dùng trải nghiệm sản phẩm dễ dàng hơn.


4. Tất cả chúng ta đều thích cách Facebook quan tâm đến người dùng của họ

Có hơn 2,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên Facebook. Mỗi giây lại có 5 hồ sơ mới được tạo ra. Việc nhiều người đăng ký vừa là điều thành công nhưng đó cũng là nhiệm vụ đầy thách thức để mang lại trải nghiệm tốt cho mỗi người dùng.

Nhưng Facebook xử lý việc này một cách đỉnh cao. Họ cá nhân hóa trải nghiệm của mỗi người dùng dựa trên sở thích và hoạt động trên Facebook, cung cấp cho mỗi người dùng trải nghiệm độc đáo. Với hàng tá yếu tố khác nhau về vị trí, ngôn ngữ, sở thích và hoạt động của người dùng… Facebook trở thành không gian ảo dành riêng cho bạn.

Mỗi tính năng này có thể phân tích như một UX tốt, nhưng chúng ta hãy tập trung về giá trị mà Facebook mang lại cho người dùng. Facebook không đặt mục tiêu chỉ là một nền tảng truyền thông xã hội, họ tìm cách giúp đỡ người dùng bằng mọi cách có thể.

Giống như trong ví dụ này, Facebook cung cấp cho bạn thông tin ngắn gọn về thời tiết sẽ diễn ra như thế nào tại địa điểm bạn ở hôm đó:

Vì họ đánh giá cao người dùng và trải nghiệm mà người dùng trải qua, họ đã thêm tính năng này và mọi người yêu thích nó.

Đây là một tính năng khác của Facebook: Kiểm tra an toàn.

Kiểm tra an toàn (Safety check) cho phép bạn đánh dấu an toàn cho bản thân khỏi sự cố xảy ra gần địa điểm của bạn và yêu cầu bạn bè trên Facebook tự đánh dấu miễn phí. Trong những thời điểm khó khăn như xảy ra thảm họa, mọi người đều tìm kiếm thông tin an toàn của bạn bè, gia đình và Facebook giúp người dùng điều đó.

Mặc dù điều này có thể không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn, nhưng việc cung cấp cho người dùng một tính năng có giá trị để cải thiện trải nghiệm của họ với sản phẩm là cơ hội để thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa bạn và người dùng.


5. Web store của Apple rất đặc biệt

Vào một ngày tôi cần tìm kiếm mua một iPad, thay vì vào các trang web phổ biến khác để mua các sản phẩm công nghệ với giá thấp hơn, tôi muốn vào trang web mua hàng chính thức của Apple. Mặc dù tôi chỉ định tìm kiếm phần iPad, nhưng khi trải nghiệm trang web mua hàng tôi lại vô cùng thích thú, đến nỗi tôi đã so sánh về Apple Watch và tìm kiếm các chương trình mới nhất trên Apple TV.

Điều gì của trang web đã hấp dẫn tôi đến vậy? Đó chính là thiết kế của Apple.

Trang web rất dễ điều hướng, đây là giao diện của thanh điều hướng. Cùng với tên danh mục, danh mục phụ bao gồm các hình ảnh minh họa giúp điều hướng dễ dàng hơn.

Một điều thú vị khác làm tôi bị thu hút đó là ngôn ngữ họ sử dụng trên toàn bộ trang web. Ví dụ như:

Ngôn ngữ Apple sử dụng trên web đánh vào trọng tâm và luôn sáng tạo. Chỉ cần đọc những thông tin này, bạn có thể hiểu rõ về giá trị của sản phẩm.

Bạn có thể nghĩ rằng đây là một ví dụ về UI hơn là UX, nhưng UI bạn mang đến cho người dùng cũng là một phần của trải nghiệm. Cải thiện UI, hiểu và xử lý những vấn đề người dùng của bạn gặp phải là cách tuyệt vời để cải thiện UX của sản phẩm.

Khi lượng khách hàng của bạn tăng lên, bạn tiếp cận được nhiều người dùng hơn đồng nghĩa với việc bạn phải tối ưu UX, đưa UX trở thành một phần quan trọng để sản phẩm của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.


Biên tập: Thao Lee
Tác giả: Selman Gokce

Cùng tác giả

#Tag

apple bài học ux case study facebook google grammarly linkedIn sản phẩm thương hiệu trải nghiệm sản phẩm ux ux design ux/ui

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Apple Vision Pro: tất cả thông tin chi tiết về tai nghe thực tế ảo & tăng cường mới nhất
Apple Vision Pro: tất cả thông tin chi tiết về tai nghe thực tế ảo & tăng cường mới nhất
 Apple đã thực hiện một bước đột phá trong thế giới thực tế ảo và tăng cường với việc giới thiệu bộ tai nghe AR/VR rất được mong đợi, Vision…
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Thuật ngữ Flexible Visual System (FVS), văn hóa bản địa ở Đức, một phần về phương pháp tìm hiểu (research) sẽ được gợi mở trong bài viết này… Là người…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…