Disneyland và tâm lý học trong thiết kế

Được tạo ra bởi Walt Disney vào năm 1955, Disneyland đã là một điểm đến kỳ diệu cho cả trẻ em và người lớn trong suốt 63 năm qua.

Đó cũng là nơi tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ. Các công viên và khu nghỉ mát của Disney đã mang lại gần 5.2 tỷ đô la doanh thu trong quý vừa qua. Điều gì đã dẫn đến thành công của Disneyland? Phải chăng là do thiết kế tỉ mỉ của nó.

Lịch sử của việc thiết kế nơi đây là chủ đề trong một cuốn sách cùng tên được xuất bản bởi Taschen và được viết bởi Chris Nichols – nhà sử học kiến trúc, nhà bảo tồn, nhà văn, và người hâm mộ Disneyland. Cuốn sách đề cập đến mọi thứ, từ sự tham gia của Walt Disney trong hành trình phát triển của công viên đến các nhà thiết kế và kỹ sư nổi tiếng đã xây dựng nên nó.

Tuy nhiên, chiến thắng thực sự của Walt Disney là ông đã tạo ra một thế giới nhập vai tuyệt vời với từng khu vực nhỏ được sắp đặt dễ hiểu để du khách luôn cảm thấy có thể kiểm soát cảnh tượng xung quanh, đồng thời thuyết phục họ tham gia trò chơi với nhiều tiền nhất có thể.


Ảnh: Courtesy Taschen

Một thế giới trong tưởng tượng dần trở nên thân thuộc

Việc Walt Disney có thể xây dựng nên thế giới huyền diệu và hấp dẫn như Disneyland xuất phát từ những lần ông tiếp cận khu vực miền Nam California. “Những năm 50, phía Nam California xuất hiện nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo vì lúc này có rất nhiều người làm việc trong ngành giải trí,” Nichols nói trong một cuộc phỏng vấn. “ cùng sự bùng nổ khoa học vĩ đại với phòng thí nghiệm phản lực đẩy và CalTech*. Thời điểm ấy, toàn bộ tinh hoa ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đều được đặt tại đây. Họ đã làm vệ tinh, tên lửa và tất cả những thứ tuyệt vời này ảnh hưởng đến Tomorrowland (khu vực khoa học viễn tưởng, không gian theo chủ đề của công viên). ”

(* CalTech – Viện Công nghệ California là một trường đại học nghiên cứu cấp tiến sĩ tư nhân đặt tại Pasadena, California, Hoa Kỳ. Được biết đến với thế mạnh về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Caltech thường được xếp hạng là một trong mười trường đại học hàng đầu thế giới).

Image result for tomorrowland disneyland
Tomorrowland của Disneyland.

Disneyland khác với những công viên giải trí khác cùng thời đại vì nó được thiết kế như một hội chợ mang tầm quốc tế hơn là một lễ hội. Trên thực tế, sự nổi tiếng đó bắt nguồn từ “Small World” – khuôn viên được xây dựng cho Hội chợ Thế giới năm 1964 ở New York. Thay vì thể hiện thành tựu của nhiều quốc gia khác nhau, Disneyland lại tập trung vào một số câu chuyện nổi tiếng nhất của nước Mỹ trong thế kỷ trước như chuyện cổ tích, khoa học viễn tưởng và kể chúng qua trải nghiệm nhập vai. Ý tưởng thiên tài của Disney đã giúp một thế giới khác lạ trở nên hoàn toàn quen thuộc.

Image result for small world disneyland 1964

Small Word trong công viên giả trí Disneyland.

Làm chủ thiết kế – lấy khách hàng làm trung tâm

Ngày nay, với sự phát triển của thực tế ảo, người tiêu dùng quen với cảm giác như họ là trung tâm của trải nghiệm, cho dù đó là video nhạc hay liệu pháp nghệ thuật. Nhưng hơn 50 năm trước, những trải nghiệm như vậy là rất hiếm. Disneyland là bậc thầy trong nghệ thuật của câu chuyện nhập vai.

Bạn không cần ai đó hướng dẫn để tường tận câu chuyện, bạn là nhân vật chính“, Nichols nói về các chuyến tham quan. “Trong chuyến bay của Peter Pan, lúc đầu không có hình Peter Pan, bởi vì bạn là cậu bé ấy. Bạn không đơn thuần hiện diện trong một câu chuyện, mà đang sống và cảm nhận nét đẹp kiến trúc, các phương tiện giao thông, trong trang phục bạn mặc.

Related image
Chuyến bay của Peter Pan – một trò chơi nhập vai tại Disneyland.

Bằng cách giúp du khách trở thành trung tâm của từng câu chuyện, Disney đã tạo ra trải nghiệm quyến rũ mà họ không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác.


Ảnh: © Getty Images/Allan Grant/
The Life Picture Collection/courtesy Taschen

Sử dụng các điểm quy hoạch đô thị để bán được nhiều nhất có thể

Cách bố trí của Disneyland là chìa khóa cho trải nghiệm người dùng, với các vùng theo từng chủ đề riêng biệt trải rộng từ trung tâm công viên. Cách bố trí này sẽ vô cùng thuận tiện cho du khách, họ có thể đi lang thang quanh công viên nếu thích hoặc dễ dàng điều hướng chính xác nơi họ muốn đi. “Hệ thống trung tâm và hệ thống dẫn đường được thiết lập thông minh từ cách quy hoạch thành phố,”Nichols nói. “Walt, cậu không có khả năng bị lạc ở Disneyland trừ khi cậu muốn thế.”

Image result for old disneyland maps

Bản đồ Disneyland năm 1980.

Phần quan trọng không kém khác của công viên là Main Street, nơi được dựng lại như một thị trấn nhỏ với những hành lang nhộn nhịp vào những thế kỉ trước. Nichols cho biết: “Những con phố thế này thực sự đã chết trong những năm 50 và 60 khi bắt đầu có sự xuất hiện của các trung tâm mua sắm vùng ngoại ô,” Nichols nói. “Main Street được xây dựng để đi ngược xu hướng đó”.

Và đó là sự thật – không giống như một số công viên giải trí khác ở miền Nam California, đặc biệt là Universal Studios, Disneyland không khiến bạn có cảm giác như một trung tâm mua sắm. Thay vào đó, khu vực Main Street trở thành một giấc mơ không tưởng với những con phố nhộn nhịp, những gì mà Nichols từng gọi là “khoảng thời gian ổn định cuối cùng” trước hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc Đại khủng hoảng.

Image result for main street disneyland
Main Street trong khuôn viên Disneyland.

Như được dự đoán từ trước,  các thành phố ngày nay luôn vận động khôi phục lại các trung tâm thành phố mang tính lịch sử và trung tâm mua sắm ngày càng bị bỏ trống. Nó cũng tốt cho việc kinh doanh: Luôn có thứ gì đó được bán trong tầm nhìn của bạn. Ngay cả khi Disney không muốn công viên của mình giống như một trung tâm mua sắm.


Ảnh: © 2018 Disney Enterprises, Inc./courtesy Taschen

Mở ra điều kì diệu chỉ với một cái phẩy tay

Đến tận ngày nay, Disney vẫn đang đặt cược rất nhiều vào thiết kế trải nghiệm. Giám đốc điều hành của công ty, Bob Iger, đã đưa ra sáng kiến hàng tỷ đô la gọi là MyMagic+ để hiện đại hoá nhiều công viên của công ty trên khắp thế giới.

Mấu chốt ở đây là gì? Thiết bị đeo này được gọi là MagicBand, hiện có tại Disney World ở Florida, giúp cho nhiều điểm tham quan của công viên được tương tác tốt hơn và nỗ lực này đã giảm bớt sự cố thường thấy của các công viên: Chờ đợi thanh toán với hàng dài người xếp hàng.


MagicBand của Disney có thể thay thế vé tham gia trò chơi, phiếu book phòng khách sạn, phiếu gửi hành lý và thậm chí còn có thể dùng để thanh toán (thông tin thẻ tín dụng sẽ được tải trước vào vòng trong quá trình mua vé vào cổng). Tương tự như Apple Pay, người dùng chỉ cần quét vòng tay của mình vào các máy thanh toán trong khu vui chơi để trả tiền mà chẳng cần phải lấy chiếc thẻ của mình ra khỏi túi.  

Khi người dùng chạm vòng tay vào những điểm truy cập, đèn LED màu xanh sẽ sáng lên. 

Sau cùng thì, mục đích là như nhau: Tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp họ tiếp tục quay lại công viên và chi tiền mua vé, thực phẩm, hàng hóa (chỉ với một cú chạm tay).

Disneyland đang chuyển mình một cách vững vàng với phiên bản thế kỷ 21 – nơi mà không gì có thể cản trở bạn đến với trải nghiệm huyền diệu, ngay cả ví tiền.


Tác giả:  Katharine Schwab

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Fastcompany

Cùng tác giả

#Tag

Disney Disneyland Park tâm lý học Walt Disney

iDesign Must-try

Mối tương quan giữa Nghệ thuật vs Tâm lý - (Phần 3)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật vs Tâm lý - (Phần 3)
Dữ liệu thu thập được cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, nghệ thuật là một công cụ hữu ích trong giáo dục, giúp củng cố tinh thần và…
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 2)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 2)
Sự phát triển của tâm lý học nghệ thuật từ những năm 1950 đến 1970 đồng hành cùng sự phát triển của nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử.…
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)
Nghệ thuật là một trong những phương tiện quan trọng giúp phát triển trí tưởng tượng và xây dựng tiềm lực cho khả năng sáng tạo. Tâm lý học là…
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Khác với hình tượng gấu vàng áo đỏ mũm mĩm của Disney, Winnie the Pooh (tiếng Nga: Vinni Pukh) phiên bản Liên Xô là chú gấu con màu nâu nhỏ…
Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi
Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi
Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng) là phim dài thứ 16 của Walt Disney Studio. Tác phẩm được công chiếu vào ngày 29/11/1959 và là một trong những bộ…