Tại sao tôi lại tắt đi dữ liệu di động và thông báo ứng dụng trên điện thoại của mình

Và bạn cũng nên làm điều đó ngay hôm nay!

Khoảng vài tuần trước, tôi đang cố gắng tìm cách để làm được nhiều việc trong một ngày hơn, nhưng, đầu óc tôi không thể tập trung. Tôi luôn tự hỏi, có ai “đánh dấu” mình trong một bài viết nào đó trên Instagram không, có ai gửi tin nhắn facebook cho mình không, có email công việc nào đang cần phản hồi không.

Sự mất tập trung này đồng thời cũng nói lên việc tôi đã không dành đủ sự quan tâm đến vợ, các con, và cả những suy nghĩ của chính mình. Tôi không thực sự nghe những âm thanh lôi cuốn từ podcast*, không thực sự đắm chìm vào buổi trò chuyện cùng người bạn, hoặc chú ý đến các tình tiết trong một bộ phim tuyệt vời chỉ vì một phần nào đó trong tâm trí tôi vẫn đang gắn liền với chiếc điện thoại. Và tôi nghĩ, phải có cách nào đó phá vỡ cảm giác này.

(*Podcast:  là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe. Thường thì các podcast được phân phối theo dạng đăng ký, để các tập mới được tự động tải xuống thông qua web tới máy tính, ứng dụng di động hoặc máy phát phương tiện di động của người dùng).

Bài viết bởi John Dietrich – chiến lược gia, nhà văn.


Tôi bắt đầu bằng việc tắt tất cả các thông báo ứng dụng trên điện thoại. Sự thay đổi này diễn ra khá đột ngột. Tôi không thể tin mình đang tự thoát ra khỏi cơ hội được-biết-mọi-thứ-ngay-lập-tức, nhưng tôi quyết tâm thử. Và tất nhiên, vì thế giới ta đang sống là nơi giao tiếp trở thành phương tiện cho mọi vấn đề, tôi vẫn sử dụng tin nhắn và thông báo cuộc gọi cho những trường hợp thật sự cần thiết.

Minh họa: Joanna Ławniczak

Phải mất một khoảng thời gian ngắn để hội chứng FOMO (fear of missing out – hội chứng lo sợ bỏ lỡ cơ hội quan trọng) biến mất, và tôi sẽ là kẻ nói dối nếu nói rằng thật dễ dàng để làm được điều đó. Có một cảm giác mất mát thật sự khi bạn dừng hẳn việc nhận thông báo cả ngày dài. Và lần đầu tiên bạn kiểm tra email của mình sau một tiếng đồng hồ thay vì được nhắc mỗi khi có thông báo đến, chỉ để thấy rằng bạn đã bỏ lỡ điều gì đó mà bạn cần phản hồi, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy mình thật tội lỗi.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian lo âu, bạn bắt đầu nhận ra sự thật rằng chả có gì quan trọng đến mức đòi hỏi sự chú ý của bạn ngay lập tức, chỉ toàn là những tin quảng cáo đến từ các mạng xã hội. Nếu ai đó thật sự cần bạn, họ sẽ gọi điện hoặc nhắn tin. Thậm chí cho dù tên email có viết là “KHẨN CẤP”, tôi đảm bảo rằng những người thật sự nghĩ rằng đó là việc khẩn cấp thì họ sẽ tìm những cách khác nhau để liên lạc được với bạn.

Minh họa: Joanna Ławniczak

Việc những thông báo ứng dụng đã được tắt khiến tôi lấy lại được sự tập trung của mình, tôi thấy mình như đang ngồi trên một “chuyến tàu” vào văn phòng, nghe những âm thanh từ podcast và vô thức chuyển sang diễn đàn reddit.

Tôi chỉ mất khoảng 5 phút để nhận ra rằng âm thanh từ podcast đã tắt, và tôi cũng không biết mình đã nghe được những gì hoặc những thứ mà tôi đang tìm kiếm trong suốt 20 phút vừa qua.

Tôi đã cảm thấy mình đang tập trung, nhưng vì chế độ đa nhiệm là một hệ thống quản lí thông tin, tôi đã không thật sự nhận thức được điều gì cả. Phần tồi tệ nhất ở đây là sự phân tâm dẫn đến việc tôi không thể tận hưởng được những hoạt động khác đang diễn ra ở cùng thời điểm. Tôi đã nhận ra rằng việc không nhận được thông báo thật tuyệt, nhưng tại sao tôi lại kiểm tra tất cả mọi thứ khi tôi không còn được nhận thông báo từ chúng nữa?


Không thể phủ nhận, điện thoại thông minh cung cấp những lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống hàng ngày. Ta có quyền truy cập vào nguồn kiến thức vô tận của thế giới, biết rõ ngày giờ, biết rõ gia đình và bạn bè đang ở đâu, làm gì, ra sao, nhưng điều này thật sự khiến ta mất tập trung.

Tâm trí của ta luôn hướng về họ và mong được kiểm tra một thông báo mới mà không thể rời khỏi thời điểm hiện tại. Thay vì sử dụng chúng một cách khôn ngoan cho công việc, ta lại mở quá nhiều ứng dụng, dành thời gian lướt qua lại giữa chúng, và cảm thấy mình như đang hoàn thành rất nhiều công việc. Nhưng thực tế thì, trong suốt quãng thời gian “bị đánh cắp” đó, tâm trí ta vô cùng hời hợt.

Tôi nhận ra mình cần làm gì đó để tránh xa các thông báo. Điện thoại của tôi, đáng ra là sự thay thế tuyệt vời cho sự nhàm chán, giờ đây như một thảm họa. Tôi mở nó ra chỉ vì liên tục có cảm giác rằng mình cần phải làm gì đó. Sự thôi thúc này diễn ra quá lâu, đến nỗi tôi quên mất sự tập trung vào thái độ của mình. Nhưng làm thế nào để ngăn bản thân khỏi việc mở tất cả các ứng dụng đây?

Đối với tôi, hầu hết các ứng dụng này cần có kết nối internet để trở nên hữu ích. Vì vậy, chỉ cần tắt đi dữ liệu di động. Bây giờ, tôi vẫn có dữ liệu trên gói điện thoại của mình, nếu tôi cần gọi điện cho Uber hoặc gửi email quan trọng trong khi ra ngoài thì tôi vẫn có thể làm được.

Minh họa: Joanna Ławniczak

Phần khó khăn nhất của việc tự gián đoạn dữ liệu mà tôi tự đề ra chính là áp dụng nó ở những nơi có sóng wifi. Tôi luôn muốn được kết nối tại mọi thời điểm. May mắn thay, có vài cách có thể hữu ích, bằng cách kết hợp việc để điện thoại ở một nơi nào đó ngoài tầm với và tắt thông báo ứng dụng.


Khi thời điểm đến, ở những nơi luôn có wifi, tôi không biết liệu tôi có thể giữ cho chế độ wifi ở trạng thái tắt hay không, nhưng ngay bây giờ, việc không sử dụng dữ liệu di động hoặc nhận thông báo từ thế giới bên ngoài đã giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn về thế giới xung quanh mình.

Tôi để tâm nhiều hơn đến những gì mình đang nghe hoặc đang đọc, vì tôi không còn để tâm đến những thứ xuất hiện trên điện thoại. Ở bên cạnh những người mà tôi quan tâm, tôi thấy mình lắng nghe họ chăm chú hơn và thực sự bị cuốn vào cuộc trò chuyện, không còn muốn kiểm tra điện thoại như trước nữa. Vẫn có đôi khi tôi thực hiện hay nhận một cuộc gọi, nhưng đó là những quyết định có ý thức thay cho sự vô thức mỗi khi chán nản.

Và cảm giác này thật sự tuyệt vời!


Tác giả: John Dietrich
Người dịch: Nhan Pham
Nguồn: Medium
Minh họa: Joanna Ławniczak


Cùng tác giả

#Tag

mental health Notifications self improvement

iDesign Must-try

Điên, quẫn, giận, lo: 10 sắc thái giới hạn tâm lý trong hội họa
Điên, quẫn, giận, lo: 10 sắc thái giới hạn tâm lý trong hội họa
Trong triển lãm “Về Giới Hạn” hồi đầu năm tại Singapore, tôi và nhóm giám tuyển Of Limits có đề cập tới các loại giới hạn, trong đó có giới…
Làm thế nào để phục hồi năng lượng sau khi ‘sức tàn lực kiệt’?
Làm thế nào để phục hồi năng lượng sau khi ‘sức tàn lực kiệt’?
Phải làm gì khi bạn cảm thấy mình không còn năng lượng (burnout)? Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe góp phần làm kiệt sức bằng cách thuyết phục chúng…
Gìn giữ sức khỏe tinh thần và giá trị bản thân của người làm sáng tạo - từ góc nhìn của Helena Covell
Gìn giữ sức khỏe tinh thần và giá trị bản thân của người làm sáng tạo - từ góc nhìn của Helena Covell
Làm việc tại gia ở Yorkshire, họa sĩ minh họa Helena Covell tạo ra những khung cảnh đầy màu sắc, hấp dẫn từ một loạt các sinh vật kỳ lạ:…
Năm mới “tuyệt chiêu” mới: 12 bí quyết để tinh thần sáng tạo luôn khỏe mạnh
Năm mới “tuyệt chiêu” mới: 12 bí quyết để tinh thần sáng tạo luôn khỏe mạnh
Ngành công nghiệp sáng tạo có thể luôn dồi dào năng lượng tích cực và nguồn cảm hứng tuyệt vời, nhưng mặt khác cũng đầy rẫy sự cạnh tranh, phủ…
Thiết kế Notification - mô hình thông báo cho ứng dụng
Thiết kế Notification - mô hình thông báo cho ứng dụng
Mô hình thông báo cho ứng dụng trông có vẻ đơn giản nhưng thực tế, đó là một tính năng khá phức tạp và cần được xử lý khéo léo.…