Việc lựa chọn trang phục khi đến nơi làm việc quan trọng như thế nào?

Gần đây, tại bữa tiệc tối của diễn đàn Design Leadership ở New York, chủ đề về việc bạn mặc trang phục gì khi đến nơi làm việc được đề cập đến khi những người tham dự thảo luận về việc phải đánh đổi điều gì để một nhà thiết kế có quyền đưa ra quyết định.

Việc tập huấn cho tổ chức của bạn về tầm quan trọng của thiết kế là một chiến lược phổ biến, nhưng liệu trang phục trên người bạn có đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế đó có được mua hay không?

assorted-color clothes lot
Photo by Lauren Fleischmann – Unsplash.

Như Shakespeare đã viết, “Trang phục tạo nên con người”, nhưng câu nói thật sự xuất phát từ một câu tục ngữ Hy Lạp đã có rất lâu trước đây: “Một người được định hình bởi trang phục của họ”. Từ những chiếc áo rộng đến bo sát, thời trang khiến nó trở nên ấn tượng, không chỉ trên người khác mà trên chính chúng ta.

Để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đối thoại này, chúng tôi đã nói chuyện với một số nhà thiết kế nữ, tìm hiểu cách mà họ sử dụng phong cách cá nhân để có được lợi thế trong cuộc sống, trong công việc, những thách thức họ phải đối mặt và nhận thức về trang phục công sở khác nhau như thế nào đối với các nhà thiết kế ở Bờ Đông và Bờ Tây, Hoa Kì.


Hãy chọn trang phục phù hợp với công việc của bạn

Laura Hahn, Trưởng phòng thiết kế tại Priceline, New York

Laura đứng đầu một nhóm thiết kế gồm 10 – 15 thành viên, vị trí của cô đòi hỏi việc tham dự nhiều cuộc họp và gặp gỡ nhiều người trong công ty, bao gồm: Đội ngũ sản phẩm, thiết kế, nội dung, công nghệ và phát triền các sản phẩm khác nhau của Priceline, nền tảng về kĩ thuật, tài chính, VPs và SVPs về mặt kinh doanh, phòng quảng cáo và tiếp thị, CMO, CTO và CEO.

(VPS (Virtual Private Server): là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Thường được dùng trong doanh nghiệp để quản lý gửi, nhận Email nội bộ.
CMO (Chef Marketing Officer): Giám đốc sáng tạo.
CTO (Chef Technical Officer): Giám đốc công nghệ.
CEO (Chef Excutive Officer): Giám đốc điều hành.)

Ngoài danh sách trên, cô cũng thường xuyên gặp gỡ từng thành viên trong nhóm của mình.

“Tôi rất chú trọng việc hướng dẫn và định hướng phát triển, vì vậy tôi luôn muốn chắc chắn rằng các thành viên trong nhóm của mình đang được học hỏi những kĩ năng mới, cả kĩ năng cứng lẫn kĩ năng mềm. Kĩ năng mềm rất quan trọng trong việc thiết kế.”

Đối với Laura, một trong số những kĩ năng mềm đó là cách bạn chọn trang phục.

“Tôi đã có cuộc đối thoại với một người trong nhóm vào đầu tuần này, cách ăn mặc của cô ấy rất sáng tạo và ấn tượng. Cô cực kỳ tài năng và tài năng ấy đang được công nhận. Vì vậy, cô được yêu cầu trình bày ý tưởng của mình cho các cấp lãnh đạo. Tôi đã khuyên cô ấy nên suy nghĩ nghiêm túc về những gì cô sẽ được lĩnh hội từ họ và cô muốn làm gì tại công ty này. Hãy nghĩ về việc: Ai sẽ giúp cô ấy mở ra những cánh cửa cơ hội và tạo ra những cơ hội tốt nhất để qua được những cánh cửa ấy”.

Đó là những gì cần phải nghĩ. Bạn muốn trở thành người chuyên nghiệp như thế nào? Bạn muốn mình trông ra sao? Mục tiêu của bạn là gì và bạn muốn mọi người nhìn nhận bạn dưới hình ảnh nào?

Đó là chiến lược trong phong cách ăn mặc mà Laura khuyến khích bản thân cô cũng như nhóm thiết kế.

“Tôi đang tối ưu hóa các mối quan hệ trong tổ chức của mình. Vì vậy, tôi lựa chọn trang phục có tính trang trọng để phù hợp với môi trường làm việc. Vì tôi làm việc tại một công ty mà thiết kế đã được định hướng theo hướng dịch vụ, được xem như “cánh tay đắc lực về mảng sáng tạo” – chứ không phải là mảng kinh doanh. Mọi người có khuynh hướng trao tay cho các nhà thiết kế bất kỳ dự án cũ nào cần được “làm đẹp”, thay vì các dự án có tác động lớn đối với doanh nghiệp.

“Tôi cố gắng ăn mặc để có thể tạo ra cái nhìn mạnh mẽ về sự chuyên nghiệp và nghiêm túc”. Với Laura, cô chọn trang phục phù hợp với công việc mà cô muốn gắn bó, đó là vị trí điều hành.

Laura cũng chia sẻ về những cuộc trò chuyện với các nhà thiết kế ở nhiều công ty khác, những người luôn ý thức về việc sử dụng phong cách ăn mặc như một chiến lược.

grayscale photo of shirts on rack
Photo by Fancycrave – Unsplash.

“Tôi đã nói chuyện với vài người đang làm thiết kế trong một công ty về mảng dịch vụ tài chính, và họ nói rằng cách để họ trở nên nổi bật tại nơi làm việc là ăn mặc giản dị, không quá cầu kì. Trong ngành công nghiệp tài chính, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang trung thành với hình ảnh bộ com lê và chiếc cà vạt.”

Dù bạn sử dụng chúng thế nào đi nữa, trang phục thường được xem như lời tuyên bố của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh nhất định. Đối với những doanh nghiệp có nội quy khắt khe, thì việc lựa chọn trang phục theo cái tôi cá nhân có thể dễ dàng phản tác dụng.


Laura nói rằng, cô đã trực tiếp quan sát một số đồng nghiệp tại văn phòng thiết kế cũng như cách mọi người đối xử với họ tùy theo những gì họ mặc.

“Mọi người thường cư xử rất khác với những ai đầu tư trang phục khi đến công ty. Vì vẻ ngoài sáng tạo, bạn như biến thành kẻ “ngoại lai” và khó đến gần. Điều này làm sự chia cách trở nên rõ ràng hơn. Công việc của tôi đòi hỏi việc kết nối với những người khác nhau và xây dựng mối quan hệ thông qua các tổ chức. Nếu tạo được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt, việc tương tác sẽ diễn ra một cách tự nhiên hơn.”

Trong lĩnh vực sáng tạo, có bao giờ bạn tự hỏi, liệu phong cách cá nhân của một người có ảnh hưởng đến sức sáng tạo của người đó hay không? Laura chia sẻ:

“Với tôi, thiết kế cần có định hướng trong khuôn khổ. Đó là điểm tách biệt lớn nhất giữa thiết kế và nghệ thuật. Luôn tồn tại những hạn chế và ràng buộc mà ta cố gắng thoát ra, nhưng chúng vẫn luôn và sẽ luôn ở đó. Tôi thích những bộ trang phục không quá trang trọng, chúng giúp tôi loại bỏ những suy nghĩ hỗn độn trong tâm trí. Tôi thường nghiêng về trang phục hiện đại, tối giản với những đường cắt may thú vị. Thật tốt khi có thể thử nhiều phong cách thời trang đa dạng nhưng vẫn phù hợp để mặc đến văn phòng.”

Công việc của tôi đòi hỏi việc kết nối với những người khác nhau và xây dựng mối quan hệ thông qua các tổ chức. Nếu tạo được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt, việc tương tác sẽ diễn ra một cách tự nhiên hơn.”

“Tôi trong công việc khác với tôi ở đời thường, vì thế, tôi luôn cố gắng tìm kiếm trạng thái hạnh phúc cân bằng giữa hai thái cực này khi công việc mỗi ngày trên công ty luôn đòi hỏi sự chuyên nghiệp”.

Đây là câu hỏi hóc búa nhưng thú vị mà nhiều chuyên gia vẫn đang đối mặt: Môi trường làm việc càng nghiêm ngặt, ta càng phải sống với hai bộ mặt gần như trái ngược nhau? Nhưng liệu, đây có phải là vấn đề chung của tất cả nhà thiết kế đang làm việc cho các doanh nghiệp?


Đông là Đông, Tây là Tây – Chúng tôi đã hỏi những nhà thiết kế tại Bờ Đông về những trải nghiệm của họ

Cuộc trò chuyện với Laura khiến chúng tôi ngạc nhiên: Nhân viên thiết kế ở các công ty trên bờ biển phía Đông dường như có quy tắc ăn mặc khắt khe hơn, văn hóa công ty khác biệt hơn so với nhân viên thiết kế ở bờ biển phía Tây?

Câu trả lời là: Có.

Chúng tôi đã yêu cầu một số nhà thiết kế từ bờ Tây đến để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc mang phong cách thời trang cá nhân vào nơi làm việc.

Lauren, nhà thiết kế UX cho một “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương.

“Tại nơi tôi làm việc, quy tắc ăn mặc là hãy mặc bất cứ thứ gì bạn muốn. Quy tắc này tương đối mới mẻ so với những quy tắc thường gặp. Tôi cảm thấy cực kì thoải mái khi mặc quần áo phù hợp với phong cách của mình – áo sơ mi cổ điển, nút áo đơn giản hoặc áo len mềm mại kết hợp với quần jean. Tôi thấy không cần ăn mặc khác đi, hay ăn mặc chuyên nghiệp hơn, ngay cả khi gặp gỡ với cấp trên hoặc các bên liên quan. ”

“Đồng nghiệp trong công ty tôi cũng thể hiện cá tính với nhiều phong cách khác nhau, từ anime đến váy ngắn kết hợp cùng giày cao gót. Tôi thấy họ vẫn được đối xử một cách tôn trọng, và tôi tin đó là vì họ dám tự tin thể hiện bản thân mình. Tôi cảm thấy may mắn khi làm việc trong một ngành mà tôi có thể là chính mình. Tôi nhận ra, khi tôi tự tin với những gì mình đang mặc, tôi sẽ trình bày công việc thiết kế của mình một cách hiệu quả và tự tin hơn.”


Elise, nhà thiết kế làm việc theo hợp đồng, tại Seattle

“Tôi sinh ra, lớn lên ở Seattle và làm việc trong ngành thiết kế khoảng bảy năm. Tôi đã có dịp khám phá nhiều nền văn hóa của các công ty khác nhau, vì vậy có thể nói rằng, nhìn chung, Seattle thoải mái hơn trong các quy tắc về trang phục. Công ty đầu tiên tôi làm việc rất thoải mái trong vấn đề ăn mặc, nơi mà một nhà thiết kế nam mặc quần soóc và xăng đan quanh năm, và bạn có thể mặc áo thun quần jean họa tiết mà không ai cảm thấy bị làm phiền.”

“Tôi cũng nhận ra trang phục phái nữ đa dạng như chính văn hóa các công ty mà tôi từng làm việc: mọi người đều có phong cách và cách tiếp cận trang phục của họ theo cách rất riêng. Đồng nghiệp của tôi, Hiroko – cô là người có cách ăn mặc ấn tượng nhất! Cô mặc những chiếc váy có màu sắc rực rỡ, bổ sung cho tính cách cởi mở và lạc quan của cô. Trong biển trang phục mang sắc xám và đen của các nhà thiết kế làm việc tại Amazon, đó như một cảnh tượng tươi mới.

mannequin in front of windows

Nếu bạn trò chuyện với những người luôn mặc trang phục có màu sắc trung tính, cụm từ “nó giúp mọi thứ dễ dàng hơn” luôn được nhắc đến. Điều này lấy cảm hứng từ “capsule wardrobe*” và thực tế rằng, nếu bạn đã đặt trọn sức sáng tạo vào thiết kế, việc chọn ngẫu nhiên một chiếc áo đi làm mỗi sáng sẽ dễ chịu hơn việc lên kế hoạch ăn mặc từng ngày.

(*Capsule wardrobe: bộ sưu tập của một số mặt hàng thời trang thiết yếu, chẳng hạn như váy, quần tây, và áo khoác, kết hợp với nhau. Ý tưởng này đã được phổ biến bởi nhà thiết kế người Mỹ –  Donna Karan.)

Nhìn chung, không có bất kì qui tắc nào về việc ăn mặc tại Seattle.

Tôi đã thấy các nhà quản lý và giám đốc nữ mặc quần áo bình thường và điều này không bao giờ ảnh hưởng đến sự tôn trọng từ các đồng nghiệp của họ. Tôi thường mặc quần jean áo thun vớigiày thể thao hoặc xăng đan. Vì thời tiết khá ẩm và thường có mưa, nên việc lựa chọn trang phục khi làm việc ở đây dễ dàng hơn ở bờ Đông. Tôi không bao giờ mặc áo nỉ hay quần bó sát để đi làm, việc đó hoàn toàn bình thường ở đây, nhưng chắc chắc sẽ không bình thường nếu tôi xuất hiện trong bộ com lê mỗi ngày.”


Bài viết này mới chỉ khai thác vài khía cạnh của cuộc tranh luận, về trang phục công sở của phái nữ, sự sáng tạo trong môi trường doanh nghiệp và hai thái cực giữa đời sống cá nhân – đời sống chuyên nghiệp chốn văn phòng.

Và chúng tôi tự hỏi: Trang phục “phù hợp” tại văn phòng của bạn là gì? Ngành sáng tạo này có nhiều hay ít sự tự do? Bạn có sử dụng tủ quần áo của mình như một chiến lược đạt được vị trí cao hơn trong công ty hoặc thay đổi cách bạn được mọi người nhìn nhận không?


Tác giả:  Nichole Elizabeth DeMeré

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

capsule wardrobe casual clothing fashion designer professional

iDesign Must-try

Hé lộ 2 chiếc áo khoác “kì dị” lấy cảm hứng từ những công trình kiến trúc nổi tiếng trong Louis Vuitton Thu/Đông 2021
Hé lộ 2 chiếc áo khoác “kì dị” lấy cảm hứng từ những công trình kiến trúc nổi tiếng trong Louis Vuitton Thu/Đông 2021
Louis Vuitton mới đây đã trình làng BST nam giới Thu/Đông 2021 trong không gian lấy cảm hứng từ sảnh đường Barcelona
Pierre Cardin - Hơn 80 năm trong ngành thời trang và những di sản
Pierre Cardin - Hơn 80 năm trong ngành thời trang và những di sản
Theo CNN, Pierre Cardin – nhà thiết kế thời trang người Pháp đã qua đời ở tuổi 98 tại Paris. Học viện Mỹ thuật Pháp (France’s Fine Arts Academy) đưa…
Thời trang liệu có phải nghệ thuật? (Phần 2)
Thời trang liệu có phải nghệ thuật? (Phần 2)
Thời trang liệu có phải nghệ thuật? (Phần 2)
Biogarmentry: đem lại ‘hơi thở’ cho quần áo và thay đổi hành vi tiêu dùng thông qua cảm xúc
Biogarmentry: đem lại ‘hơi thở’ cho quần áo và thay đổi hành vi tiêu dùng thông qua cảm xúc
Con người tiếp xúc với quần áo nhiều hơn chúng ta tưởng, tuy vậy chúng ta vẫn xem nó là vật sở hữu vô tri không sự sống, sẵn sàng…
Thời trang liệu có phải nghệ thuật? (Phần 1)
Thời trang liệu có phải nghệ thuật? (Phần 1)
Thời trang liệu có phải là nghệ thuật? - Cuộc tranh luận vẫn chưa tìm ra kết thúc
Nhà thiết kế bị lãng quên đằng sau những bức tranh của Gustav Klimt
Nhà thiết kế bị lãng quên đằng sau những bức tranh của Gustav Klimt
Mặc dù cái tên của nghệ sĩ này không xuất hiện chớp nhoáng trong đầu bạn như Van Gogh hoặc Monet, nhưng bạn vẫn dễ dàng nhận ra một bức…