Điểm qua những cột mốc quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa
Lĩnh vực thiết kế đồ họa đã có một chương lịch sử lâu đời và thú vị với khởi đầu là những con chữ và hình ảnh.
Từ sự phát triển của công nghiệp in ấn cho đến những phong trào nổi bật xuyên suốt thế kỉ 20, hãy cùng iDesign điểm qua các sự kiện và phong trào có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến ngành thiết kế đồ họa.
Bài viết bởi Eric Miller, đề cử viên giải thưởng Webby cho thiết kế SnapDigs.com.
Công cuộc cải tiến trong truyền thông thị giác và ngành in ấn
15000 – 10000 trước công nguyên: Sự xuất hiện đầu tiên mang dáng dấp truyền thông thị giác với các hình vẽ và biểu tượng được tìm thấy trong hang Lascaux miền Nam nước Pháp.
3600 trước công nguyên: The Blau được xem như là một trong những tạo tác lâu đời nhất kết hợp chữ cái và hình ảnh. Người ta nói rằng nguồn gốc của nó đến từ Iraq.
105 AD: Viên chức chính phủ Trung Quốc Ts’ai Lun phát minh ra giấy.
1045 AD: Pi Sheng, nhà giả kim Trung Quốc, sáng chế ra chữ có thể dịch chuyển, tức là mỗi kí tự có thể được sắp đặt riêng lẻ tùy theo mục đích in ấn.
1276: Ngành in ấn xuất hiện tại châu Âu với sự thành lập nhà máy giấy ở Fabriano, Ý.
1450: Johann Gensfleisch zum Gutenberg hoàn thiện hệ thống in ấn dành cho sách vở.
1460: Albrecht Pfister là người đầu tiên chèn minh họa vào sách in ấn.
Những thay đổi mang tính cách mạng trong Typeface
1470: Nicolas Jenson, một trong những nhà thiết kế typeface lẫy lừng nhất lịch sử, thiết lập tiêu chuẩn mới cho chữ cái La Mã.
1530: Claude Garamond thành lập công ty chữ cái đầu tiên, nơi phát triển và buôn bán phông chữ.
1722: Phông chữ Caslon Old Style đầu tiên ra đời. Sau này, nó được sử dụng in Tuyên ngôn độc lập.
Cuộc cách mạng ngành công nghiệp
1760: Cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, làm tiền đề cho sự phát triển của sản xuất thiết kế đồ họa.
1796: Aloys Senefelder tạo ra lithography – in thạch bản. Đây được xem là phương pháp in ấn “hoạch định” đầu tiên sử dụng trên bề mặt trơn láng và làm tiền đề cho in ấn offset hiện đại.
1800: Lord Stanhope sáng tạo ra tờ báo in đầu tiên làm từ gang thép. Công đoạn chỉ tốn bằng 1 phần 10 sức lao động phổ thông so với lúc trước và nhân đôi kích cỡ giấy.
1816: Sự xuất hiện của phông chữ Sans-serif trong một quyển sách.
Thời kì hưng thịnh của ngành thiết kế
1861: Williams Morris, một biểu tượng trong lịch sử thiết kế, thành lập cơ sở trang trí nghệ thuật cá nhân. Ông nắm vai trò chủ chốt trong phong trào nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ ở nước Anh.
1869: N.W. Ayer & Son được thành lập. Là agency quảng cáo đầu tiên, họ tiên phong trong việc ứng dụng mỹ thuật vào thiết kế.
1880: Sự ra đời của màn hình bán sắc cùng sự xuất hiện của tấm ảnh chụp màu đầu tiên.
1890: Phong trào nghệ thuật Nouveau nổ ra và thay đổi sâu sắc ngành thiết kế. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ các thể loại thiết kế thương mại cũng như len lỏi trong mọi ngóc ngách nghệ thuật. Phong trào kéo dài mãi đến năm 1920.
Sự xuất hiện của phong cách thiết kế hiện đại
1900: Đánh dấu sự hình thành của phong cách thiết kế vị lai. Chịu ảnh hưởng bởi xu hướng lập thể và công nghệ, phong trào gạt bỏ tất cả những biểu tượng truyền thống và tập trung khai thác những đường nét thẳng thớm và sắc bén. Phong trào này thịnh hành xuyên suốt những năm 1930.
1910: Sự xuất hiện của phong cách Tân hiện đại. Nó kết hợp ảnh chụp thay vì minh họa và tinh hoa thiết kế tối giản hình học. Phong trào phổ biến đến năm 1935.
1910: Chủ nghĩa hiện thực anh hùng chịu ảnh hưởng của chiến tranh và kéo dài đến những năm 1940. Phong trào này lấy cơ sở là minh họa con người và truyền tải thông điệp mạnh mẽ: think Rosie the Riveter – bức minh họa người phụ nữ cứng cỏi và mạnh mẽ.
1919: Bauhaus mở cửa 1919. Trường học thiết kế Đức này nhanh chóng trở thành biểu tượng ảnh hưởng thiết kế hiện đại, thường xuyên khai thác Art Deco và phong cách Thụy Sĩ.
1920: Thiết kế đồ họa Art Deco, với trọng tâm là hình học và tương phản cao xuyên suốt trong lĩnh vực mỹ thuật. Nó thiếu đi chiều sâu của những phong cách khác và được ứng dụng suốt những năm 40 và mãi đến những năm 40.
Phong cách theo sát văn hóa Pop
1932: Typeface Times New Roman được sáng tạo ra bởi Stanley Morrison lần đầu tiên xuất hiện trên “Times of London“.
1940: Không gian âm và thiết kế tinh gọn góp phần hình thành phong cách thiết kế Thụy Sĩ. Phông chữ Sans serif và bố cục không đối xứng trở nên thịnh hành kéo dài mãi đến những năm 1980.
1945: Phong trào thiết kế Hậu hiện đại nổi lên, thấm nhuần lý thuyết hình học của Art Deco. Phong cách này thể hiện tính không chính thống, bỏ đi các loại bố cục truyền thống. Phong trào thịnh hành suốt những năm 1960.
1947: Huyền thoại thiết kế đồ họa Paul Rand xuất bản quyển sách đầu tiên của ông, “Thoughts on Design.” Tác phẩm của ông có tầm ảnh hưởng nhất định đến những nhà thiết kế đồ họa sau này.
1950: Kitsch ra đời và trở thành một trong những poster phim lãng mạn đáng chú ý nhất. Nét tương phản cao, màu sắc đậm đà, hình ảnh đậm chất viễn tưởng và minh họa con người là những tính chất phổ biến trong phong cách này.
1957: Helvetica ra đời bởi Max Miedinger, nhanh chóng trở thành typeface nổi tiếng và thịnh hành nhất.
1959: Ấn phẩm đầu tiên của “Communication Arts” được xuất bản. Tạp chí thiết kế này nhanh chóng trở thành chuẩn mực trong ngành, trưng bày những tác phẩm bậc nhất của nhiều nhà thiết kế hiện đại.
1968: Lấy cảm hứng từ ảo giác, phong cách Psychedelic nổi lên và được ứng dụng trong chủ đề phản văn hóa. Phông chữ mờ ảo cùng những gam màu tươi sáng là yếu tố thường thấy trong nhiều thiết-kế-khó-đọc này.
1970: Những bản minh họa từ nghệ thuật cắt dán trở nên phổ biến trong phong trào hậu hiện đại. Những yếu tố bao phủ và cảm giác mạnh mẽ thịnh hành xuyên suốt những năm 80.
Sự phát triển công nghệ số
1990: Phiên bản Adobe Photoshop đầu tiên ra đời, đánh dấu cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
2000: Thiết kế kiểu Grunge xuất hiện cùng những phân cảnh thô bạo, ngày càng có nhiều thiết kế sử dụng texture để khắc họa ý nghĩ thô tục. Phong cách này được ứng dụng thịnh hành suốt đến những năm 2010.
2010: Phong cách “phẳng” ứng dụng tính tối giản với những đường thẳng cứng cỏi và không gian âm.
2016: Phong cách Thụy Sĩ trừu tượng tiếp nối xu hướng tối giản, đổi mới hoàn toàn lĩnh vực thiết kế.
2017: Cinemagraphs xuất hiện – những bức ảnh có một chi tiết nhỏ bị dịch chuyển – thu hút sự chú ý trong ngành marketing.
Tác giả: Eric Miller
Người dịch: Đáo
Nguồn: Lifewire