Công thức thiết kế logo cân đối từ Jeroen van Eerden

6c7071fda4996e133d30e75ebccaa378

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên một thiết kế logo tốt, những yếu tố này phụ thuộc hầu hết vào vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết cho khách hàng và doanh nghiệp của họ.

Bài viết dưới đây là những chia sẻ về quá trình thiết kế logo của Jeroen van Eerden, cùng tìm hiểu về hệ thống lưới mà Jeroen ứng dụng và các yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi thiết kế một chiếc logo nhé!

Jeroen van Eerden là nhà thiết kế logo tự do, nhiếp ảnh gia, người đứng sau trang Insta LogoFavs, từng đoạt giải thưởng Juror IndigoAward và MyLogoWave, liên hệ với anh qua email [email protected] 


Hành trình thiết kế logo của anh bắt đầu như thế nào?

Xin chào mọi người, tôi là Jeroen và là một nhà thiết kế logo ở Groningen, Netherlands. Đam mê thiết kế của tôi bắt đầu từ lúc tôi còn trẻ. Tôi luôn cảm thấy bình yên khi tạo ra các sản phẩm kĩ thuật số và thường dành nhiều thời gian bên chiếc máy tính – nơi tôi tạo ra những thiết kế poster kĩ thuật số và sản phẩm trừu tượng.

Trong suốt quá trình học tập tại Human-Technology, tôi có cơ hội thực tập tại một agency về thiết kế – một studio nhỏ với 2 cá nhân làm việc. Tôi thực hiện nhiều dự án sáng tạo và dần biết tới vẻ đẹp của nghệ thuật thiết kế logo. Lúc đó tôi chỉ khoảng 18 tuổi và còn quá mới mẻ khi giao thiệp với khách hàng. Trong suốt quá trình thực tập tại đây, tôi học hỏi rất nhiều về cách làm việc với khách hàng và kĩ năng để có thể (và cần thiết) điều chỉnh ý tưởng sáng tạo sao cho phù hợp với tính chất dự án.

Logosfolio Update 2019! identity identity system branding design branding identity design lettermarks lettermark creative portfolio logo designers creative logos portfolio logo designer logo design logofolio logos logo

Vào thời điểm này, tôi cảm giác như mình cần chuyển hướng sang học trường lớp nghệ thuật để thật sự theo đuổi đam mê và khát vọng trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng bắt nguồn từ đó. Tôi bắt đầu học Truyền thông và Thiết kế đa phương tiện tại NHL (Noordelijke Hogeschool Leeuwarden) và nhanh chóng xác định được lĩnh vực muốn tập trung trong vài năm tới. Tôi cảm tưởng như nghệ thuật thiết kế logo là một thứ gì đó đặc biệt và mình có khả năng thiên bẩm cho các giải pháp sáng tạo. Trong suốt quá trình học tập ở đây, tôi bắt đầu vận hành công ty riêng với vai trò nhà thiết kế freelance và kể từ đó giữ nguyên vai trò nhà thiết kế logo freelance.


Quá trình hình thành khái niệm cho một logo của anh ra sao?

Bản thân tôi luôn cảm thấy hào hứng với việc kể một câu chuyện thông qua thiết kế. Tôi thường biết khi nào mình cần thêm các yếu tố vào thiết kế để giúp tạo sự nổi bật và ý nghĩa cho hình dạng nhất định. Dù luôn muốn logo được đơn giản, tôi cũng hướng đến việc thêm các yếu tố tiềm ẩn để minh họa cho khái niệm. Tôi luôn ưa chuộng sử dụng các dạng hình học và đạt sự cân bằng giữa “quá thực tế” và “quá trừu tượng”.

Trong show Abstract gần đây trên Netflix, nhà minh họa Christoph Niemann có chia sẻ một tác phẩm tên là “The Abstract-O-Meter”. Nó chỉ ra điểm sweet-spot tuyệt đối của một thiết kế mà mọi người dễ dàng nhận ra. Tôi thấy hứng thú với ý tưởng này ngay sau khi khám phá ra quyển sách tuyệt vời viết bởi Ellen Lupton có tên“Design is Storytelling” (tạm dịch: Thiết kế là kể chuyện) – bìa quyển sách đã nói lên tất cả. Vì thế, tôi cố gắng sử dụng các hình dạng đơn giản và dễ hiểu, đồng thời ứng dụng ý tưởng của The Abstract-O-Meter làm công thức thị giác để tạo ra các khái niệm đơn giản hóa cho logo của mình.

32b0e8d95eda922150918bd25ae9d0f7

Khi nghiên cứu khái niệm ở giai đoạn đầu của một dự án thiết kế logo, tôi thường xem qua các trang như Noun Project. Tôi yêu thích công việc tìm các biểu tượng từ ngôn ngữ thiết kế chung và phối hợp chúng theo một cách bất ngờ cho thiết kế của mình. Khi nói đến logo, tiêu ý ở đây là càng ít càng tốt. Quan trọng là hình thức phải tự nhiên và không phức tạp thái quá nhằm tránh các rắc rối và đảm bảo rằng thiết kế được nổi bật.

Tôi sử dụng sketchbook nhưng thật sự là 80% thời gian tôi thực hiện công việc trực tiếp trên Adobe Illustrator.

Ở giai đoạn đầu của một dự án thiết kế logo, tôi phác thảo ý tưởng thô để nhanh chóng chuyển sang định hướng khái niệm. Mục đích chính của giai đoạn này là để khám phá ra tổ hợp khái niệm độc đáo để giữ nguyên giá trị của công ty và giao tiếp liền mạch với khán giả mục tiêu. Tôi sử dụng sketchbook nhưng thật sự là 80% thời gian tôi thực hiện công việc trực tiếp trên Adobe Illustrator. Đó là bởi vì tôi có thể nhanh chóng làm việc trong phần mềm và ưa chuộng làm việc với một vài công cụ lưới chính.


Hãy chia sẻ về hệ thống lưới mà anh đang sử dụng. Tại sao nó lại hiệu quả?

Trong giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp thiết kế logo, tôi luôn hướng đến việc tạo ra những thiết kế đối xứng và cân bằng tự nhiên. Tôi thích khám phá biểu tượng có thể truyền tải thông điệp thích hợp mà không bị phức tạp thái quá.

Hệ thống lưới giúp tôi tìm ra cách thức cân bằng các thiết kế một cách có hệ thống hơn. Dù tôi làm việc khá nhiều với các hệ thống lưới, việc căn chỉnh bằng mắt cho bản thiết kế cuối cùng cũng rất quan trọng. Tôi cố gắng tránh mình phụ thuộc quá nhiều vào phần mềm.

Sử dụng lưới để căn chỉnh giúp đơn giản hóa, tổ chức và cấu trúc thiết kế thích hợp hơn.

Tôi không nói rằng hệ thống lưới đều quan trọng với mỗi nhà thiết kế nhưng chúng thật sự giúp tạo ra một nền tảng vững chắc cho thiết kế của bạn. Điều này có thể cực kì hữu ích khi bắt đầu quá trình thiết kế. Tôi sử dụng lưới bởi bản thân nhận thức được rằng logo của tôi sẽ trông rất hoàn hảo. Sử dụng lưới để căn chỉnh giúp đơn giản hóa, tổ chức và cấu trúc thiết kế thích hợp hơn, đặc biệt là khi điều chỉnh thiết kế cho các kích thước nhỏ.

Bí quyết: Hãy sử dụng lưới lúc bắt đầu thực hiện tác phẩm, tuy nhiên hãy nhớ rằng đôi khi bạn cần phải thoát khỏi hệ thống lưới để khám phá nhiều hơn và không giới hạn thiết kế của mình.


Theo quan điểm của anh, điều gì làm nên một thiết kế logo tuyệt vời?

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên một thiết kế logo vĩ đại. Nó phụ thuộc hầu hết vào vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết cho khách hàng và doanh nghiệp của họ. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là luôn giữ cho logo được đơn giản, liên kết và thể hiện được ý tưởng. Logo không cần phức tạp thái quá và có thể chứa tối đa từ 2 đến 3 yếu tố đi kèm. Nó cần có sự tự nhiên và theo khuôn khổ cùng lúc (chuyên nghiệp mà không phổ biến).

Trong nhiều thiết kế logo, tôi thêm vào khoảng từ 2 đến 3 yếu tố để hình thành nên tác phẩm của mình. Tôi kết hợp dịch vụ doanh nghiệp, letterforms và các biểu tượng nổi bật từ ngôn ngữ thiết kế chung. Tôi luôn tìm kiếm những tổ hợp mới để khiến thiết kế có ý nghĩa và giá trị theo thời gian.


Hình thức trình bày là điểm then chốt: Làm thể nào để anh trình bày thiết kế của mình đến khách hàng một cách tốt nhất?

Gần đây tôi có suy nghĩ về cách mình trình bày thiết kế trên Dribbble. Tôi luôn muốn thêm vào thiết kế càng nhiều chi tiết càng tốt mà không khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn, đồng thời vẫn tập trung vào những chi tiết chủ đạo mà tôi muốn nhấn mạnh. Bằng cách này, tôi cảm thấy như mình đang chia sẻ rất nhiều điều về quá trình làm việc, tư duy và lý do đằng sao mỗi yếu tố.

Cá nhân tôi coi việc này là một hình thức ‘kể chuyện’, nơi tôi định hướng người xem qua những quyết định thiết kế và thay đổi các yếu tố thị giác để phù hợp với cẩm nang phong cách thương hiệu. 

Nguồn: dribbble
Người dịch: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

bí quyết thiết kế Hệ thống lưới logo design thiết kế logo tips for design tư duy thiết kế

iDesign Must-try

Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Logo dáng cao, màu candy, outline phác thảo và logo serif là những xu hướng thiết kế logo trong phần 1 dự đoán sẽ thịnh hành và được sử dụng…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
11 Bí mật về công việc thiết kế web sẽ không ai nói với bạn
11 Bí mật về công việc thiết kế web sẽ không ai nói với bạn
Là một nhà thiết kế web, chắc hẳn, bạn sẽ có nhiều điều để suy nghĩ trong thị trường đầy cạnh tranh này. Bạn có các kỹ năng, sự tinh tế,…
Bộ nhận diện mộc mạc của thương hiệu đồ gỗ thủ công
Bộ nhận diện mộc mạc của thương hiệu đồ gỗ thủ công
Ohalo là một thương hiệu chuyên đồ gỗ thủ công. Sản phẩm chính được ra mắt đầu tiên là ván trượt cân bằng. Nhưng thương hiệu nhanh chóng phát triển…