Câu chuyện tiến hóa của 3 logo nổi tiếng thế giới

Shell, Apple và Starbucks là những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, được biết đến rộng rãi và đã tồn tại trong nhiều thập niên qua. Theo thời gian, để phù hợp với các xu hướng thiết kế cũng như thị hiếu tiêu dùng mà các công ty đã quyết định thay đổi biểu tượng logo của mình. Nằm trong danh sách những thương hiệu đỉnh cao khắp thế giới, Shell, Apple và Starbucks nổi lên như ba hình mẫu về công cuộc “tiến hóa logo” thành công nhất mọi thời đại. Cùng iDesign tìm hiểu câu chuyện tiến hóa của ba thương hiệu này như thế nào nhé!

1. Shell

Logo của hãng Shell thay đổi hoàn toàn từ năm 1900 đến bây giờ

Hình dáng biểu tượng của Shell đã thay đổi dần trong những năm qua để phù hợp với xu hướng trong thiết kế đồ họa. Logo đầu tiên vào năm 1901 là một vỏ hến, nhưng vào năm 1904, ý tưởng vỏ sò đã thay thế vỏ hến, được đưa ra làm hình ảnh đại diện trực quan cho công ty và tên thương hiệu. Biểu tượng vỏ sò màu đỏ và vàng nổi bật được chính thức giới thiệu vào năm 1971 và gần năm mươi năm đã qua, biểu tượng đó vẫn trụ vững trước những thách thức của thời gian, trở thành một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất trên thế giới.

Shell là một tập đoàn năng lượng và hóa dầu toàn cầu, thế nhưng logo của Shell lại được phủ màu đỏ – vàng vốn là hai màu đặc trưng của ngành hàng thực phẩm (McDonalds, Denny’s, KFC…). Lý giải cho điều này cần đề cập đến hai yếu tố, đó là công nghệ in thời bấy giờ và sự vô tình nhưng cực kì hợp lý trong khuôn khổ tâm lý học màu sắc.

Những năm giữa thế kỉ hai mươi, khi kĩ thuật in ấn còn hạn chế, Shell lựa chọn hai màu đỏ và vàng cho logo nhằm mục đích dễ dàng in ấn trên nhiều chất liệu và bề mặt hơn những màu sắc khác. Tuy nhiên, “sự vô tình may mắn” là hai màu này cũng mang lại cho khách hàng của Shell cảm giác gần gũi, nhiệt huyết, mạnh mẽ và năng động, đúng như tinh thần những sản phẩm của Shell (dầu nhớt, dầu động cơ, năng lượng, giao thông vận tải…).

Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng logo của Shell phát triển theo xu hướng tối giản: ít chi tiết hơn, đường nét dứt khoát hơn và góc cạnh mượt mà hơn. Nhờ những sự “tiến hóa” về cả hình ảnh và màu sắc ấn tượng mà ngày nay, Shell đã có thể mạnh dạn xóa dòng chữ “SHELL” ra khỏi hình ảnh chiếc logo mà người xem vẫn nhận biết được đây là thương hiệu nào một cách nhanh chóng.

2. Apple

Logo thương hiệu Apple từ năm 1976 cho đến ngày nay

Apple là một thương hiệu nằm trong số ít những logo không cần có tên công ty đi kèm nhưng vẫn có độ nhận biết cao nhất thế giới. Logo Apple ra đời vào năm 1976 do Ronald Wayne – người đồng sáng lập Apple lấy ý tưởng từ khung cảnh Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo và thiết kế nên. Tuy nhiên, Steve Jobs không hài lòng với mẫu thiết kế này và ông yêu cầu làm lại một thiết kế khác.

Lần này, Rob Janoff đảm nhận nhiệm vụ. Rob mang đến biểu tượng trái táo cắn dở đầy màu sắc và lý do tại sao trái táo lại không nguyên vẹn thất sự khá hài hước, Rob trả lời rằng “trái táo cắn dở là nhằm tránh nhầm lẫn với trái cherry mà thôi”. Còn về màu sắc trên trái táo cũng chỉ dựa theo sở thích của Rob chứ không mang ý nghĩa sâu xa nào cả. Mẫu logo này được sử dụng cho đến năm 1998 trước khi chúng trở nên lỗi thời và sau đó Apple chuyển hẳn sang dùng logo đơn sắc cho đến ngày nay.

3. Starbucks

Logo thương hiệu Starbucks năm 1971 cho đến bây giờ

So với logo nổi tiếng của Starbucks hiện nay, ít ai có thể hình dung rằng logo nguyên khai của thương hiệu này lại cực kì kém thu hút và gần như không mang tính thương mại.

Năm 1971, chiếc logo Starbucks đầu tiên được ra đời, hình ảnh nàng tiên cá với hai chiếc 2 đuôi xù xì và đôi ngực trần không tạo được thiện cảm cho khách hàng, vài khách hàng còn thổ lộ rằng chiếc logo này trông thật đáng sợ. So với logo hiện tại, mẫu logo cũ này khá rườm rà và có nhiều chi tiết không cần thiết.

Đến năm 1987, Starbucks quyết định chọn màu xanh lá là màu sắc chủ đạo của logo, nàng tiên cá trong logo mới đã kín đáo hơn với phần tóc xoã dài phía trước che đi phần ngực, chi tiết đuôi cũng được cách điệu hơn nhiều hơn so với bản ban đầu. Năm 1992, nàng tiên cá tiếp tục được tiến hóa với nụ cười nở trên môi và bỏ bớt phần thân của hai chiếc đuôi. Và ở lần thay đổi cuối cùng vào năm 2011, Starbucks chính thức trình làng phiên bản logo được đơn giản hoá chỉ còn màu xanh trắng, bỏ đi tên thương hiệu ở phần viền, nhờ đó, logo Starbucks trông hiện đại và thẩm mỹ hơn rất nhiều.

Biên tập và Dịch: Thùy Vân
Nguồn: 99designs

Cùng tác giả

#Tag

apple apple design logo logo design màu mẫu logo nhãn hiệu shell starbucks thương hiệu

iDesign Must-try

Apple Vision Pro: tất cả thông tin chi tiết về tai nghe thực tế ảo & tăng cường mới nhất
Apple Vision Pro: tất cả thông tin chi tiết về tai nghe thực tế ảo & tăng cường mới nhất
 Apple đã thực hiện một bước đột phá trong thế giới thực tế ảo và tăng cường với việc giới thiệu bộ tai nghe AR/VR rất được mong đợi, Vision…
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Thuật ngữ Flexible Visual System (FVS), văn hóa bản địa ở Đức, một phần về phương pháp tìm hiểu (research) sẽ được gợi mở trong bài viết này… Là người…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Biểu tượng có thể giống chữ M trong từ ‘Meta,’ và đôi khi là một dấu vô cực, tượng trưng cho những chân trời vô hạn trong metaverse. Ngày 28/10,…
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Theo Victo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục…