[Case-study] Tái thiết kế bộ nhận diện đã tồn tại hơn 100 năm

Review về những thay đổi trong bộ nhận diện mới của thương hiệu chất liệu DuPont.

Bài viết review về bộ nhận diện mới của DuPont qua góc nhìn của Armin trên trang Brand New.


DuPont thành lập vào năm 1802 (vốn ban đầu là một công ty xay thuốc súng có tên đầy đủ là E. I. du Pont de Nemours and Company), Dupont đã dần phát triển và lớn mạnh thành một trong những công ty hoá chất lớn nhất thế giới, mở ra nhiều công nghệ ngày nay cũng như các vật liệu mới như Teflon, Nylon, Neoprene, Tyvek, và Lycra — tất cả những thương hiệu mà ta dùng để gọi tên những loại sản phẩm. Vào năm 2017, DuPont sát nhập với Dow Chemical Company và thành lập DowDuPont. Tháng 10/2018, DuPont đã cho ra mắt bộ nhận diện mới của mình được thiết kế bởi Lippincott.

Lịch sử quá trình thay đổi logo của DuPont

“Bộ nhận diện mới là một trong nhiều bước đi chúng tôi thực hiện cho quá trình chuyển mình và nhấn mạnh những việc mình làm; giúp khách hàng giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, đưa những ý tưởng tuyệt vời của họ thành sản phẩm và giải pháp thực tế,” Barbara Pandos, quản lý truyền thông của Specialty Products Division of DowDuPont, nói. “Bộ nhận diện giữ lại những hình dáng vốn có của DuPont Oval nổi tiếng, thứ tồn tại hơn một thế kỷ tạo nên uy tín chất lượng và lòng tin, nhưng sẽ không bị giới hạn bởi viền ê-líp bên ngoài – tạo ra một hướng kết hợp, cởi mở về ý tưởng và sự đổi mới,” theo thông cáo báo chí của DuPont cho hay.

Logo mới
Logo animation

Nghĩ về việc những logo ngày nay thay đổi đến chóng mặt, ta dễ dàng quên rằng nhiều công ty đã giữ logo của mình nguyên trạng quá lâu như DuPont trong vòng 100 năm, vì vậy thật khó để đổi mới hình ảnh này. Tất cả những gì chúng ta có thể đánh giá qua lại giữa chiếc logo đã tồn tại khoảng 100 năm này, một logo ta thậm chí không cần tương tác quá nhiều với nó – như Coca-Cola chẳng hạn, logo của họ thậm chí còn lâu đời hơn – thì hình oval của DuPont có tính nhận diện rất cao, và dù rằng có thay đổi tuyệt vời đến như thế nào đi chăng nữa cũng không thể so sánh với khả năng nhận diện tuyệt hảo này.

Nói như trên, sự thay đổi của Lippincott là nỗ lực vừa phải và thích hợp cho quá trình tiến hoá này. Nó giữ lại dáng hình oval đặc trưng của phần typography sôi nổi kéo dài theo chiều ngang vừa vặn với hình oval. Có vài ưu điểm và khuyết điểm, nhưng nhìn chung, đây vẫn là quá trình phát triển vượt trội. Bỏ đi phần viền ngoài nhường chỗ cho một hình oval dài hơn là một bước đi hơi lạ đối với logo ngày nay, khi đa số các hãng thường cố gắng ép mình vào hình vuông để có thể vừa vặn với những avatar trên mạng xã hội.

Logo với hoạ tiết

Một quả bóng bầu dục hoặc hình dáng của chiếc bánh mì baguette bên trong một logo thì không có gì lạ, nhưng đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn để khiến mọi người tránh nhìn thấy những thứ không nên có trong logo. Một điều tôi nghĩ có ích là họ nên thử điều chỉnh lại khoảng cách giữa các chữ cái để siết chặt khoảng cách với hai hình khối nhỏ ở hai đầu, khiến mọi thứ phù hợp với khoảng cách giữa những chữ cái trong logo. Dường như điều này đã được thử qua, nhưng bằng cách nào đó, nó đã bị loại bỏ. Sự mạnh mẽ của wordmark mới trông rất ổn và thống nhất với logo hiện tại. Vẻ uốn cong của các chữ cái được thực hiện rất tốt và tôi nghĩ rằng tổng thể và tính năng của logo đã được cải thiện đáng kể.

Quảng cáo

Hai mẩu hình bán nguyệt ở đầu và cuối logo có vai trò lớn hơn khi được ứng dụng vào những việc khác. Cách ứng dụng đầu tiên là chuyển đổi chúng thành dạng 3D trông hơi cấp tiến và trừu tượng theo cách khiến chúng trông ngầu hơn bạn mong chờ. Một cách khác là sử dụng hai đầu như một công cụ đóng khung như ta có thể thấy trong các quảng cáo. Điều này có tiềm năng trở thành một trào lưu thịnh hành. Tôi có thể tưởng tượng bắt gặp hàng loạt quảng cáo kiểu này tại sân bay và những cách áp dụng như thế này sẽ lập tức thu hút được sự chú ý. Nhưng chỉ qua thời gian ta mới có thể biết được phỏng đoán này có hợp lý hay không.

Bộ nhận diện không sử dụng typeface riêng mà lấy một cái sẵn có! Đây là điều khá hiếm gặp ngày nay, đặc biệt đối với một công ty cỡ lớn như DuPont, khi hãng dư sức cho ra một họ font hoàn toàn mới. Tôi là người không ưa kiểu sans serif nhưng khi Diodrum được sử dụng cho DuPont, tôi đã thật sự phải lòng cách áp dụng này.

Website
T-shirt

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng đây là sự thay đổi lớn và tích cực đối với thương hiệu, và vì rằng đây không phải là một sản phẩm tiêu dùng – mặc dù thương hiệu nổi tiếng toàn cầu – chẳng có lý do hợp lý nào cho mọi người phàn nàn về những thay đổi này cả. Những người hợp tác với DuPont vẫn tiếp tục tương tác với họ vì công việc, đây không phải là quyết định tiêu dùng ảnh hưởng bởi bao bì trưng trên kệ và những đối thủ cạnh tranh. Đối với những nhà thiết kế, ta có thể thương tiếc cho cái chết của một logo kinh điển nhưng với tư cách là những người luôn đề xuất thay đổi, ta thật sự cần đón nhận nó.

Nguồn: underconsideration

Cùng tác giả

#Tag

bộ nhận diện dupont identity logo nhận diện thương hiệu tái thiết kế thiết kế logo

iDesign Must-try

Sự kết nối trong bộ nhận diện nông trại Dốc Mơ Farm
Sự kết nối trong bộ nhận diện nông trại Dốc Mơ Farm
Dốc Mơ Farm là trang trại sử dụng những chất liệu, phương pháp chăn nuôi, trồng trọt thân thiện với môi trường. Họ mang mục tiêu đóng góp cho phong…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Logo dáng cao, màu candy, outline phác thảo và logo serif là những xu hướng thiết kế logo trong phần 1 dự đoán sẽ thịnh hành và được sử dụng…
Dự án thiết kế nội thất và nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh BAKES: Phóng khoáng nhưng chỉn chu, đơn giản nhưng không đơn điệu
Dự án thiết kế nội thất và nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh BAKES: Phóng khoáng nhưng chỉn chu, đơn giản nhưng không đơn điệu
Với phương châm: “Bánh ngọt giống như tình yêu: đơn giản, chu đáo, và thật thà”, BAKES Saigon sử dụng nguyên liệu tự nhiên, trái cây địa phương và bao…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Nếu bạn đang muốn tạo dựng một thương hiệu, tân trang lại mọi thứ hoặc đơn giản là muốn cập nhật các phong cách xây dựng thương hiệu mới nhất…
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Biểu tượng có thể giống chữ M trong từ ‘Meta,’ và đôi khi là một dấu vô cực, tượng trưng cho những chân trời vô hạn trong metaverse. Ngày 28/10,…
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Trong thập kỷ trước, rất nhiều công ty mới xuất hiện trên làn sóng công nghệ và xu hướng mới. Một trong số đó thậm chí còn thay thế những…