8 điều làm nên một Portfolio ấn tượng

Vào những tháng ngày cuối cùng trước khi kết thúc quãng đời sinh viên, ngoài việc sắp tốt nghiệp tại trường, tôi dĩ nhiên rất tất bật chuẩn bị cho một bước ngoặt trong đời mà nhà thiết kế nào cũng phải trải qua: Chuẩn bị portfolio và đi tìm việc làm.

Sau bao gian nan thử thách từ lúc nộp đơn xin việc, đến chờ phỏng vấn và cũng đã bị nhiều nơi từ chối, cuối cùng may mắn cũng đã mỉm cười, tôi có được một vị trí thiết kế tại Bloc. Ngẫm nghĩ lại, đó quả thật là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa.

Bây giờ khi nhìn lại portfolio thời non trẻ và nỗi khao khát muốn sẻ chia những kinh nghiệm đến cho mọi người ngày càng rạo rực qua từng ngày trong tôi. Và đây chính là 8 điều tôi đút kết được từ những trải nghiệm và sai lầm đáng nhớ.

Bài viết bởi Emelyn Baker trên Medium.


1. Thể hiện sự chuyên nghiệp bằng case study

Lời khuyên đầu tiên, đưa vào portfolio càng nhiều case study càng tốt.

Khi còn học tại trường, portfolio của tôi toàn là những thiết kế lộng lẫy và đẹp mắt. Tôi xin ứng tuyển vào hai vị trí UX và UI, nhưng cũng như lần trước đó, tất cả đều bị đánh rớt. Hy vọng vụt tắt, chán nản và mệt mỏi khiến tôi phải nhìn lại mình, “Tại sao? Tôi đã phạm phải sai lầm gì?”

Sau khi nhờ sự giúp đỡ từ một người bạn, may mắn làm sao, cô ấy đã mở rộng tầm mắt cho tôi bằng các portfolio mẫu của những người bạn ứng tuyển ở các công ty tầm cỡ và…

Case study chính là mấu chốt của vấn đề. Tất cả các portfolio của những người này đều có các case study phong phú, tuyệt vời, thể hiện quá trình làm việc chuyên nghiệp, đưa ra giải pháp thiết kế tối ưu sau cùng khi trải qua những khó khăn thất bại.

Khi nhìn lại bản thân mình, tôi tự hỏi, “Tại sao không làm portfolio của mình thú vị giống như vậy bằng các case study?”

Những hình ảnh được thiết kế bắt mắt, đẹp đẽ thì tốt thôi, nhưng điều đó không đủ để chứng minh bạn có khả năng giải quyết vấn đề. Liệu bạn có thể vận dụng những quy tắc thiết kế, các kiến thức được học tại trường để đưa ra giải pháp hữu hiệu nào đó giúp người dùng, khách hàng đạt được sự hài lòng không? 

Chúng ta cũng nên nói về quá trình tạo nên một thiết kế gian nan như thế nào. Những bản mẫu được duyệt sau những hôm thâu đêm suốt sáng, những thiết kế được chọn và loại bỏ sau khi trải qua biết bao vòng thử nghiệm. Quá trình vất vả từ lúc lên ý tưởng, tạo wireframe, rồi tạo ra nhiều bản mẫu nhưng phần lớn không khả thi, đến một loạt các chi tiết thừa thải cần được loại bỏ? Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn là người xứng đáng, vì bạn có đủ bản lĩnh bước qua các khó khăn để đi đến bản thiết kế cuối cùng


2. Cẩn thận lựa chọn các tác phẩm để đưa vào portfolio 

Portfolio nên tập trung vào tính chuyên môn hay sự đa dạng? 

Một vài giảng viên khuyên rằng nên đưa vào đủ thể loại khác nhau của tác phẩm—như là thiết kế bao bì, in ấn, quảng cáo, hay giao diện web. Số khác thì cho rằng chỉ nên tập trung vào một chuyên môn nhất định. 

Nếu vẫn đang phân vân giữa các công việc chuyên môn, hay không biết đâu là thế mạnh của mình, thì tốt nhất cứ để mọi thứ chung chung. Còn nếu đã xác định rõ ràng ngay từ đầu là bạn muốn thiết kế giao diện mobile, và chỉ muốn làm mỗi nó thôi, thì hãy làm đầy portfolio bằng các tác phẩm mà bạn ưng ý nhất trong lĩnh vực thiết kế giao diện mobile.


3. Trình bày các dự án thực tế, ngay khi chúng vẫn chưa được giải quyết triệt để

Một kỉ niệm đáng nhớ lúc còn đi thực tập, tôi đã cho ra một thiết kế rất đẹp mắt, khiến những người bạn cùng team với tôi lúc đó rất tự hào. Nhưng rồi không lâu sau, dự án thất bại—một phần do thiết kế đẹp mắt của tôi trước đó.

Thật kỳ lạ, mặc dù tôi đã làm rất tốt về mặt thiết kế, nhưng cuối cùng dự án lại không thành công. Thế bây giờ tôi có nên để chúng vào portfolio không, lỡ khi phỏng vấn được đề cập thì tôi biết nói làm sao?

Nhưng rồi tôi vẫn quyết định để nó vào portfolio.

Và mọi người có tin được không, trong suốt buổi phỏng vấn, tôi đã được yêu cầu kể lại lần thất bại đó. Biết thành thật với những lỗi lầm của bản thân là một dạng tài sản. Tôi đã trình bày cho người phỏng vấn hiểu, vì sao dự án đó thất bại, đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Tôi đã cố gắng, thử đi thử lại nhiều cách ra sao, cũng như quá trình làm việc cùng với các đồng đội designer khác. 

Khi một designer đến phỏng vấn bạn, họ sẽ không hoàn toàn biết được lúc làm việc với bạn sẽ như thế nào, thế nên họ cần nghe về cách mà bạn đã làm việc với các designer khác trước đó. Và nếu như một dự án nào đó có kết quả không như mong muốn, hãy cho họ thấy tinh thần lạc quan của bạn, nói về nó như một bài học kinh nghiệm, chứ không phải một lần thất bại.


4. Đưa vào portfolio các dự án thực tế

Dạng portfolio thứ nhất: typography poster, quảng cáo cho sản phẩm, thiết kế lại Reddit.  

Dạng portfolio thứ hai: quảng cáo cho sản phẩm, thiết kế lại Facebook, hay poster cho buổi hòa nhạc,…

Dạng portfolio thứ ba: là thiết kế lại craigslist, tự nghĩ ra một ứng dụng mobile hay một chiến dịch marketing nào đấy.

Đã quá quen với những portfolio kiểu như vầy, nhà tuyển dụng hoàn toàn không khó để nhận ra đâu là bài tập làm trong lớp, đâu là một dự án thực tế.

Và đây chính là điểm mấu chốt: Có thể những bài tập mà bạn thiết kế khi còn ở trường trông rất cuốn hút, đẹp mắt nhưng nó không có nghĩa lý gì trong việc thể hiện bạn là người có kỹ năng làm việc độc lập hay giải quyết các khúc mắc khi làm việc thực tế—vì đơn giản là bạn chỉ làm theo hướng dẫn của giảng viên. Bởi vậy, bạn cần làm cho những bài tập thiết kế ở trường lớp trở nên hữu ích hơn trong mắt nhà tuyển dụng.   


5. Thực tế hơn khi thiết kế

Một lần nọ, tôi được gọi phỏng vấn cho vị trí thực tập tại một công ty.

Trước khi tiến hành phỏng vấn, tôi đã hoàn thành xuất sắc bài tập thiết kế được giao từ phía công ty. Lúc đó tôi rất tự tin về thiết kế của mình, giao diện bóng bẩy với hàng loạt tính năng mới. 

Và người phỏng vấn đã hỏi tôi một câu: “Thế rốt cuộc thiết kế đẹp mắt của bạn giúp công ty giải quyết được gì?”

Tôi bỗng nhiên đứng hình và không nghĩ ra được gì để trả lời.

Cuộc phỏng vấn kết thúc. Không nói ai cũng biết, họ đã đánh rớt tôi trong lần đó.

Mọi người ai cũng thích ngắm nhìn những thứ đẹp đẽ và hào nhoáng. Điều đó không ngoại trừ tôi, tôi thường dành hàng giờ trên Site Inspire để tìm ý tưởng thiết kế. Nhưng có một điều tôi thật lòng muốn chia sẻ đến các bạn, những thiết kế bắt mắt, bóng bẩy nếu không cải thiện được trải nghiệm người dùng, không đưa ra được giải pháp hiệu quả, hay những mong muốn mà khách hàng yêu cầu, thì chắc chắn những thiết kế đó chỉ là hàng trưng bày và hoàn toàn vô dụng.

Vì vậy, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu xem thiết kế của mình rốt cuộc sẽ trở nên hữu dụng ra sao, có thể thu thập thêm những số liệu thực tế thì càng tốt. Luôn luôn đặt ra những mục tiêu cuối cùng trước khi bắt tay vào thiết kế.


6. Đảm bảo Portfolio được tiếp cận dễ dàng

Tôi đã từng thấy những portfolio thật lộng lẫy và sáng tạo, nhưng lại lộn xộn về mặt bố cục khiến việc điều hướng trở nên rất khó khăn. Hãy luôn luôn tự nhắc nhở bản thân, trình bày portfolio sao cho nhà tuyển dụng cảm thấy thật dễ chịu khi xem, nếu bạn không làm được điều này, chắc hẳn sẽ không có ai đánh giá cao khả năng của bạn.

Một lời khuyên nữa dành cho bạn, hãy chắc chắn portfolio luôn trong trạng thái online, để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng truy cập vào bằng smartphone.


7. Nghiên cứu thật kỹ về công ty và viết một bức thư chân thành

Có một lá thư ứng tuyển đầy thông minh của một nữ thiết kế, mà cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Chân thành, súc tích và đi thẳng vào vấn đề chính là cách cô ấy thể hiện niềm đam mê trong giáo dục, đó cũng là chí hướng chung của công ty, cộng thêm chút hài hước năng động nữa. Tôi lập tức sắp xếp một cuộc phỏng vấn vào ngày hôm sau. Và cô nhanh chóng được nhận vào làm ngay.

Một người tuyển dụng phải đọc hàng tá lá thư giới thiệu mỗi ngày. Hầu hết số đông đều có những lời chào quen thuộc kiểu như như: “Xin trân trọng kính chào nhà tuyển dụng …”, dàn bài nhàm chán của những ứng viên với những dòng viết thừa thải, mặc dù lời nói văn vẻ hoa mỹ nhưng lại không mang lại cảm giác hứng thú khi đọc và rồi câu “tôi tin rằng mình hoàn toàn phù hợp với chí hướng của công ty” là cái kết rập khuôn thường thấy.

Bạn hãy tập quên đi sự có mặt của những lời lẽ dài dòng văn tự. Một nhà thiết kế tài năng với lòng đam mê cháy bỏng luôn biết cách thể hiện nó ra bên ngoài, chứ không phải kiếm đại một dàn bài mẫu nào đó trên mạng. Hãy đưa ra các hướng giải quyết đối với các vấn đề mà công ty đang vấp phải, cho họ thấy bạn tường tận tình hình công ty từ trong ra ngoài như thế nào. Cho họ thấy là bạn thực sự chân thành quan tâm đến tình hình công ty.

Tóm lại, lòng chân thành luôn là vũ khí tối thượng – khẳng định khí chất của bạn trong một rừng hồ sơ rập khuôn nhàm chán. 


8. Bừng sáng đam mê

Cuộc phỏng vấn đầu tiên ở Bloc, tôi đã dành đến mười phút để trình bày những bất cập trong ngành thiết kế, giá trị của việc tự tìm tòi nghiên cứu, cũng như thách thức kèm theo. Cộng đồng sáng tạo luôn biến động qua từng giờ, có rất nhiều kiến thức, công cụ và phần mềm mà bạn cần phải làm quen. Lạ kỳ thay, những trăn trở ấy lại chứng minh bạn thực sự muốn cống hiến hết sức mình cho công việc.

Bằng việc kể ra những gì bản thân yêu thích, tắm mình vào lĩnh vực đang theo đuổi, thường xuyên gặp gỡ những người bạn trong ngành để cập nhật thêm kiến thức, đó là cách tốt nhất thể hiện bạn là người rất có tâm trong nghề.

Và cuối cùng, hãy cho mọi người thấy ngọn lửa đam mê đang bừng sáng trong bạn.


Người dịch: Đông Đông
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

Portfolio thiết kế portfolio ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…
Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp
Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp
Làm thế nào để tiếp tục yêu và thiết kế với sự đam mê ban đầu? Hay nói cách khác “Làm thế nào để giữ ngọn lửa đam mê”, đây…