Ngư dân Ấn Độ đồng lòng tìm giải pháp cho rác nhựa ở đại dương

Kadalamma – Mẹ Biển cả – đó là cách Xavier Peter gọi vùng biển Ả rập. Người mẹ thật sự của ông cho ông cuộc sống này, nhưng Kadalamma đã cho ông một mục đích, một kế sinh nhai. Bà cấp cho ông, ban tặng cho ông đủ cá để nuôi sống gia đình và bán chúng ở chợ. Và bà cũng bảo vệ ông, dung tha ông ba lần khỏi những cơn lốc và một lần từ một trận động đất.

Xavier đã đánh bắt cá và tôm ngoài khơi phía Tây Nam vùng biển Ấn Độ suốt hơn ba thập kỷ qua. Nhưng gần đây khi kéo lưới, thứ ông nhận được nhiều hơn là rác thải nhựa chứ không phải cá. Ông chia sẻ “Việc kéo lưới trở nên vất vả hơn trước khi mà có rất nhiều rác nhựa vướng vào lưới.” “Nó giống như việc kéo nước từ giếng lên trong khi thùng nước đang bị đè nặng xuống vậy.” Sau đó ông và nhóm của mình phải dành ra sáu tiếng để tách rác ra khỏi mẻ đánh bắt của họ. Đối với Xavier, trải nghiệm khó chịu này chính là một lời nhắc nhở thường trực rằng Kadalamma đang bệnh, và rằng chính ông và cộng đồng của ông đã gây ra điều đó. “Đây chính là thất bại lớn nhất của Ấn Độ.”, ông nói.

Ông từng thở dài và ném những túi ni-lông lên mạn tàu. Nhưng giờ thì không.

Từ tháng Tám năm ngoái, ông và gần 5,000 ngư dân và chủ tàu ở Kollam – một thị trấn đánh bắt cá với 400,000 dân tại Kerala, một bang thuộc cực nam của Ấn Độ – đã kéo toàn bộ rác thải nhựa về đất liền khi họ ra biển. Với sự giúp sức từ một số cơ quan chính phủ, họ đã thành lập trung tâm tái chế đầu tiên tại vùng này nhằm làm sạch, phân loại và xử lí mọi loại rác bị ném xuống biển như túi ni-lông, chai nhựa, uống hút, dép lê, và cả những con búp bê họ đánh bắt được. Đến nay họ đã thu được khoảng 65 tấn rác thải nhựa.

NHỮNG LÀN SÓNG PHẢN ĐỐI 

Cũng không mất nhiều thời gian thuyết phục những cộng đồng sống ven biển về mối nguy của rác thải nhựa, Peter Mathias, người đứng đầu một liên minh khu vực cho chủ tàu và người khai thác tàu cá cho hay. Ông nói, trong nhiều năm, các ngư nhân đã phàn nàn về việc rác thải nhựa vướng vào động cơ của họ.

Một thuyền viên ở Ấn Độ ngồi gần vùng nước sông bị ô nhiễm của sông Hằng tại Sangnam vốn là nơi hợp lưu của sông Hằng, sông Yamuna và sông Saraswati huyền thoại ở Allahabad. Ảnh: Diptendu Dutta

Và đó vẫn chưa phải là điều tệ nhất. 10 năm trước, một thủy thủ đoàn nhỏ như của Xavier có thể dễ dàng bắt được bốn tấn cá trong một chuyến đánh bắt 10 ngày. Nhưng giờ đây việc đạt được 1/5 số lượng đó đã là may mắn rồi. Mặc dù có rất nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức làm ảnh hưởng đến lượng cá, rác thải nhựa là yếu tố đáng chú ý nhất.

Nhiều loại cá dễ nhầm lẫn rác thải nhựa với con mồi khác, nghiên cứu còn cho thấy chúng có thể chết vì bị ngộ độc hoặc suy dinh dưỡng vì điều này. Các sinh vật biển khác thì dễ bị vướng và bị bóp nghẹt bởi lưới đánh cá bằng nhựa bị bỏ lại. Những mảng rác nhựa lớn ở đáy biển còn ngăn cản một số loài đi vào khu vực sinh sản của chúng.

Mathias lên tiếng “Điều này làm đang ảnh hưởng công việc của chúng tôi”, “Như vậy đây chính là trách nhiệm của chúng tôi, và ngư dân chúng tôi cần làm sạch đại dương vì sự tồn tại của chính mình.”

Tuy nhiên, trách nhiệm này lại phức tạp hơn những gì Mathias tiên liệu. Ngư dân đang nạo vét rác thải nhựa một cách vô nghĩa, vậy nên bước tiếp theo chính là yêu cầu họ làm việc này một cách có mục đích. Vấn đề là, khu vực của họ không có hệ thống thu gom rác thải đô thị, chứ đừng nói đến một hệ thống tái chế. Một làng ngư dân đánh bắt ngao gần đó ở Kerala cũng cố gắng bắt đầu một chiến dịch tương tự để làm sạch những vùng nước đọng ở Kerala và họ nhận ra rằng không có cách nào để vứt bỏ lượng rác mà họ vớt lên. Họ chỉ có thể chuyển rác từ hồ và lòng sông về đất liền.

MỘT LÀN SÓNG ỦNG HỘ 

Hè năm ngoái, Mathias đã gặp J.Mercykutty Amma, Bộ trưởng Bộ Thủy Sản và cũng là một người đồng bào gốc Kollam để xin bà giúp đỡ. “Tôi nói rằng nếu chúng tôi tự mình đem rác thải nhựa từ biển lên đất liền, liệu bà có thể giúp chúng tôi tôi xử lí chúng không?” ông chia sẻ.

Bà đã đồng ý việc đó, tuy nhiên bà không thể làm nó một mình. Vậy nên khoảng một tháng sau đó, bà tập hợp năm cơ quan chính phủ khác bao gồm Bộ nữ quyền và Bộ kỹ sư dân sự, những người đã đồng ý giúp xây dựng một cơ sở tái chế. Bộ nữ quyền có nhiệm vụ cải thiện cơ hội việc làm cho phụ nữ trong một lĩnh vực vốn dành cho đàn ông như đánh bắt cá. Cơ quan này đã giúp thuê một nhóm phụ nữ làm việc tại cơ sở đó.

Ngư dân ở Kochi (hay Cochin) đang phân loại mẻ cá của họ. Ảnh: Kaveh Kazemi

Trong vài tháng, một nhóm gồm 30 phụ nữ làm việc toàn thời gian đã rửa sạch và phân loại rác thải nhựa mà ngư dân thu thập. Hầu hết chúng đều trong tình trạng hư hỏng nặng nên không thể tái chế theo cách truyền thống. Thay vào đó, chúng được cắt vụn như giấy và được bán cho các nhóm xây dựng ở địa phương để họ sử dụng trong việc tăng cường nhựa cho các con đường nhựa. Mỗi ngày họ thu được khoảng 350 rupee (5 đô la), số tiền đó bao gồm cả tiền trợ cấp của chính phủ và tiền công cho những người phụ nữ. Đây vẫn chưa hoàn toàn là một hệ thống độc lập nhưng Mathias hy vọng điều đó sẽ xảy ra vào năm sau.

“Rất nhanh chóng chúng tôi đã tập hợp được rất nhiều nhóm cho nỗ lực này.” Ông chia sẻ. Nhưng điều khiến ông tự hào nhất chính là “điều này đến từ chính chúng tôi, từ những ngư dân.”

Họ đã giúp được một số cộng đồng đánh bắt gần đây, bao gồm cả những người thu mua ngao. Họ còn tìm kiếm nguồn quỹ để bắt đầu chương trình thu gom và tái chế nhựa. Sớm thôi, ông khẳng định, những ngư dân “ở khắp Kerala, khắp Ấn Độ, và khắp cả thế giới sẽ tham gia cùng chúng tôi.”

Đó là một tuyên bố mạnh mẽ, nhưng sự tự tin của ông không hề đặt nhầm chỗ. Sabine Pahl, một nhà tâm lí học thuộc đơn vị nghiên cứu hàng hải quốc tế tại Đại học Plymouth, Anh và là một người chuyên nghiên cứu cách thuyết phục mọi người quan tâm hơn đến môi trường hơn cho hay việc các cộng đồng đánh bắt tham gia vào cuộc chiến chống ô nhiễm đại dương là việc làm có ý nghĩa và đã có kết quả trong quá khứ. Từ năm 2009, nhóm môi trường Bắc Âu KIMO đã tuyển dụng những ngư dân ở các vùng của Anh, Hà Lan, Thụy Điển và quần đảo Faroe cho một chương trình tương tự có tên là Fishing for Litter.

VƯƠN KHẮP THẾ GIỚI

Ngư dân xem xét lưới đánh bắt của họ ở Varkala, Kerala. Ảnh: Frank Bienewald

Chương trình của Ấn Độ này có thể còn có tiềm năng rộng hơn, dựa trên “thực tế là nó được ngư dân chủ động thực hiện”, Pahl cho hay. Trong nghiên cứu của mình, cô nhận thấy những ý tưởng về môi trường hiệu quả nhất đều do cộng đồng lãnh đạo và do “có nội lực” – nghĩa là nó được thúc đẩy bởi lòng vị tha và tình yêu đối với thiên nhiên và thế giới hoang dã.

Cô chia sẻ: “Điều đó thực sự mạnh mẽ bởi các ngư dân cũng đang ở vị trí tốt nhất để thuyết phục phần còn lại của cộng đồng gồm gia đình và cả hàng xóm của họ về sự nguy hiểm của rác thải nhựa.”

Đó chính xác là những điều họ đang thực hiện. Nhiều ngư dân tại cảng Kollam nói rằng sau 9 tháng thực hiện chương trình, số lượng rác thải vướng trong lưới của họ đã giảm đáng kể. Nhưng sau tất cả, họ vẫn mong tất cả có thể cùng nhau ngăn chặn rác thải nhựa tràn ra biển. Và để đạt được mục tiêu đó, tất cả 5,000 người đã cam kết giảm lượng sử dụng nhựa, hoặc ít nhất đảm bảo rằng chúng sẽ được đem đến nơi tái chế thay vì bị ném xuống biền. Mathias và Xavier nói rằng họ cũng không phản đối việc phạt những người vứt rác.

“Nếu mọi người cứ tiếp tục làm ô nhiễm đại dương bằng rác thải nhựa… là ngư dân, sinh kế của chúng ta sẽ bị hủy diệt”. Và như thế, Mathias chia sẻ, ông đã thành công trong việc thuyết phục họ.

Nguồn: National Geographic
Người dịch: Jane

Cùng tác giả

#Tag

ấn độ Ấn Độ ô nhiễm cá chết cây thành thị ngư dân ô nhiễm đại dương rác thải nhựa tái chế

iDesign Must-try

Trung tâm Nghệ thuật Nisarga - Nơi kiến trúc nhường chỗ cho những khoảng trống lên tiếng
Trung tâm Nghệ thuật Nisarga - Nơi kiến trúc nhường chỗ cho những khoảng trống lên tiếng
Nisarga Art Hub – Trung tâm Nghệ thuật Nisarga là sáng kiến ​​của một gia đình nhạc sĩ nhằm tạo ra một nơi cư trú trong cộng đồng, nơi mọi…
Tập zine độc đáo giúp truyền bá những bộ saree Ấn Độ truyền thống
Tập zine độc đáo giúp truyền bá những bộ saree Ấn Độ truyền thống
Được pha chế bởi Mira Malholtra đến từ xưởng thiết kế Studio Kohl tại Ấn Độ, Unfolding the Saree là một tập zine được tạo ra để tập hợp lại…
Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của chủ nghĩa Bauhaus mang tầm ảnh hưởng lớn lao đến ngành thiết kế, thương hiệu mắt kính Vinylize đã tạo ra…
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Thương hiệu mắt kính Ace & Tate đã ốp tường bên trong một cửa hàng tại Antwerp bằng loại gạch làm từ hàng loạt vụn nhựa tái chế lấy từ…
SABYASACHI tôn vinh sự tinh tế của trang phục truyền thống Ấn Độ trong bối cảnh hiện đại
SABYASACHI tôn vinh sự tinh tế của trang phục truyền thống Ấn Độ trong bối cảnh hiện đại
SABYASACHI là một thương hiệu trang sức cao cấp chuyên phục dựng lại những món nữ trang truyền thống của nền văn hoá Ấn Độ lâu đời.
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Sinh viên tốt nghiệp trường Central Saint Martins Chiara Tommencioni Pisapia đã đề xuất một phương án để nâng cấp quy trình tái chế vải bằng cách sử dụng loài…