Kay Sekimachi hoá phép gân lá thành chiếc tô thần tiên

Tô được làm từ gân lá? Nghe có vẻ bất khả thi. Nhưng một nghệ sỹ người Mỹ gốc Nhật Kay Sekimachi đã biến điều này thành hiện thực. Sử dụng cấu trúc của gân lá, cô thêm vào giấy Kozo (một loại giấy mỏng của Nhật Bản được làm từ cây dâu tằm), màu nước và lớp phủ Krylon để tạo ra những chiếc tô mỏng manh xinh đẹp. Trông chúng giống như được sinh ra để dành cho thế giới thần tiên.

sekimachi3

Sekimachi sinh năm 1926 tại San Francisco. Sau Thế chiến thứ hai, bà theo học tại trường California College of Arts and Crafts ở Oakland. Tại đây bà bị thu hút bởi nghề dệt. Sau 60 năm làm việc, Kay Sekimachi trở thành bậc thầy trong nghệ thuật dệt vải và đã gặt hái được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dệt may đương đại vào những năm 60 – 70. Bà tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đầy thử thách bằng những vật dụng vô cùng đơn giản. Các vật liệu đặc biệt có trong tự nhiên như lá, tổ ong bắp cày, cỏ và vải lanh được bà kết hợp để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật.

Hồi còn theo học tại trường California College of Arts and Crafts ở Oakland, nghệ sĩ Kay Sekimachi, người tạo ra những chiếc tô gân lá, đã rất tâm đắc với câu nói của một giáo viên: “Hãy cố gắng làm điều gì đó theo cách đơn giản nhất”. Lấy cảm hứng từ quê hương Nhật Bản, thật thú vị làm sao khi một chuyên gia trong lĩnh vực dệt lại tạo ra một tác phẩm không cần phải dệt tuyệt đẹp như vậy. 

kay sekimachi leaf bowl

Sekimachi đã viết nhiều cuốn sách về thủ công, một số cuốn đồng tác giả với chồng mình là Bob Stocksdale (một nghệ nhân tiện gỗ). Cả hai người đều là nghệ sỹ được kính trọng trong lịch sử thủ công Mỹ. Cặp vợ chồng từng có một cuộc triển lãm các tác phẩm của mình mang tên In The Realm of Nature tại Bảo tàng Nghệ thuật Bellevue (Washington).

Nguồn: thisiscolossal
Người dịch: Cải

Cùng tác giả

#Tag

Bob Stocksdale cây thành thị giấy Kozo Kay Sekimachi nghệ thuật nhật bản đồ thủ công

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…