Wes Anderson giám tuyển một triển lãm nghệ thuật?

Ngài Anderson và người đồng hành của mình, Juman Malouf, đã được trao cho quyền giám tuyển một triển lãm đối với bảo tàng lớn nhất nước Áo. Nhưng bạn không thể tạo ra một triển lãm như cách bạn làm phim được, nhà phê bình của New York Times cho hay.

Tác giả: Cody Delistraty


Tại Vienna – Wes Anderson trông mệt mỏi. Nhà làm phim mặc một chiếc blazer đỏ với cà vạt sọc, đứng dưới mái vòm tráng lệ của Bảo tàng Kunsthistorisches. Người đồng hành của ông, tác giả và nhà thiết kế Juman Malouf, góp mặt bên cạnh.

Đây không phải là một buổi ra mắt phim, mà là buổi mở màn triển lãm “Spitzmaus Mummy in a Coffin and Other Treasures,” được ông Anderson và bà Malouf giám tuyển.

Khi ông Anderson bước lên bục hôm thứ Hai để giới thiệu các vị quan khách, tình trạng mệt mỏi thoáng hiện trên nét mặt của con người đã vật lộn trong thời gian dài và phải thay đổi qua nhiều phương án.

Bài diễn văn của ông khá ngắn. “Có lẽ nó sẽ đáng giá,” ông nói, nghe hơi đùa cợt về nỗ lực cố gắng giám tuyển buổi triển lãm của mình.

Triển lãm “Spitzmaus Mummy in a Coffin and Other Treasures” tập hợp những đồ vật trong bộ sưu tập của Bảo tàng Kunsthistorisches.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times

Trong bài diễn văn của Jasper Sharp, giám tuyển của bảo tàng về nghệ thuật hiện đại và đương đại, nói rằng đưa show trưng bày chung những thứ này với nhau có “cảm giác như ta đang lạc bước vào một game show Nhật Bản điên cuồng nào đó.”

Ngay từ đầu, ông Anderson và bà Malouf đã có những dự định lớn lao: ông Anderson viết trong catalogue giới thiệu triển lãm rằng ông mong muốn buổi trưng bày này có thể lật mở cách nhìn mới vào các tác phẩm, không chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập của bảo tàng, mà còn là sự “học hỏi về nghệ thuật và đồ cổ.”

Sau khi ngụp lặn trong 4.5 triệu tác phẩm – gần như tất cả đều được cất giữ tại một nhà kho gần sân bay Vienna – ông Anderson và bà Malouf, nói được một chút tiếng Đức, đã tạo ra buổi triển lãm hoàn toàn bằng thị giác. Phần lớn, họ không hứng thú với nguồn gốc hay độ hiếm của tác phẩm, càng không đối với những tác phẩm kinh điển thuộc trường phái đó. Họ chỉ phân loại 450 đồ vật bằng màu sắc, chất liệu và kích thước, một chiêu rất điển hình trong phim của ông Anderson.

“Cabinet of Curiosities” của Frans Francken the Younger, circa 1620-25.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times

Vô vàn thử thách khôn lường bắt đầu ập đến. Những thứ mà một người-không-phải-giám-tuyển sẽ không bao giờ nghĩ đến, như độ ẩm cần thiết để trưng bày một vài tác phẩm, hay chất liệu nào cần được sử dụng để trưng bày, trở thành những yếu tố gây bối rối cho hai người. Một dự án đáng lẽ chỉ mất 2 tuần rưỡi thì nay mất gần 2 năm rưỡi, ông Sharp nói. “Chúng thật sự rất đau đầu,” ông nói thêm.

Trong một căn phòng trưng bày nhiều loại hộp và vật chứa – bao gồm hòm của quân đội Áo, hộp sáo của Đức,
và những hộp đựng thánh giá và quyền trượng – một dãy dài các hộp rỗng, trông như các đồ vật tầm thường.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times

Buổi triển lãm mở màn với bức tranh từ thế kỷ 17 của Frans Francken con, trong đó tác giả mô tả một “Kunstkammer” – bộ sưu tập của riêng ông về tượng, tranh phong cảnh, tranh chân dung và những đồng bạc cắc. Có một sự tương đồng rất rõ ràng: Triển lãm này chính là chiếc hộc khám phá của ông Anderson và bà Malouf.

Nhưng những mảnh ghép này dường như thiếu sự đặc sắc, đôi khi hời hợt đến lạc lõng. Một căn phòng chất đầy tranh chân dung trẻ em vận quần áo hoàng gia hoặc quý tộc, bao gồm cả những bộ giáp cỡ nhỏ, trông vừa buồn cười vừa hoài niệm, nhưng cũng chỉ đến thế mà thôi.

Ở cả phim của ông Anderson – rất nhiều câu chuyện liên quan đến thế giới tưởng tượng của trẻ em – và tiểu thuyết tuổi mới lớn của bà Malouf, “The Triogy of Two”, hai nghệ sĩ luôn cố gắng thao túng cảm xúc bằng cách kiểm soát nhân vật mà họ tạo ra. Nhưng trong buổi triển lãm, họ chỉ có thể vận dụng điều này đối với những tác phẩm có tuổi đời lâu năm.

Căn phòng chứa đầy những bộ giáp cỡ nhỏ, từ năm 1568-70.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times
Một căn phòng chất đầy tranh chân dung trẻ em vận quần áo hoàng gia hoặc quý tộc.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times

Ông Anderson thường được biết đến với gu thẩm mỹ đặc sắc, và công việc giám tuyển dường như là bước chuyển dễ hiểu đối với ông. Bạn có thể nói rằng những bộ phim của Anderson cũng đã là một tác phẩm giám tuyển, tập hợp các đồ vật và sân khấu độc đáo, hơn chỉ là sự lu mờ.

Nhưng gu thẩm mỹ trên màn ảnh của ông Anderson là để tạo ra mạch kể và cảm xúc – thương tiếc, đau buồn, đam mê. Giám tuyển nghệ thuật lại đi theo một hướng khác hoàn toàn. Không như đạo diễn chỉ đạo diễn viên quanh sân khấu, một giám tuyển ở bảo tàng không thể độc tài áp đặt cảm xúc mà tác phẩm gây nên ở người xem. Ông Anderson và bà Malouf dường như chưa lường trước điều này.

Chỉ khi họ bắt đầu bỏ đi cố gắng tạo nên không khí và tìm kiếm ý nghĩa đằng sau các tác phẩm, buổi triển lãm mới thực sự chuyển động. Trong căn phòng đầy đồ vật màu xanh – một gạt tàn thuốc ngọc lục bảo, những chiếc lông vũ, tô, một chiếc váy trong vở diễn Ibsen, một bức tranh mà Salome cầm đầu của thánh John trên chiếc đĩa – màu xanh trở nên vô cùng đặc sắc và đẹp đẽ đến nỗi, thẩm mỹ dường như là tất cả mọi thứ lúc bấy giờ.

Hộp ngọc lục bảo, Prague, 1641
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times
Chiếc váy lụa từ vở kịch “Hedda Gabler,” mặc bởi Erika Pluhar năm 1978.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times
Căn phòng xanh là nơi duy nhất trong buổi triển lãm không chơi trò áp đặt cảm xúc.
Credit: Mustafah Abdulaziz for The New York Times  

Mong ước san phẳng và tái định nghĩa lại tác phẩm đã có lịch sử lâu đời riêng khiến buổi trưng bày trông như tài khoản Instagram “Accidentally Wes Anderson”: Chúng có chút hơi hướng thẩm mỹ của ông Anderson, nhưng không gì hơn thế nữa, không có bất cứ mạch kể hay xúc cảm gì như trong các bộ phim của ông.


Nguồn: nytimes

Cùng tác giả

#Tag

áo bảo tàng hiện đại nghệ thuật tác phẩm tranh Triển lãm wes anderson đương đại

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…