Jo Atherton và chuyện kể qua những bức tranh từ rác nhựa

Các bức tranh từ rác nhựa của Jo Atherton quá sức hấp dẫn, mọi người chẳng dễ gì “bỏ mặc làm ngơ”. Chúng là kết quả của hàng loạt kết cấu và màu sắc thú vị. Khi được đặt trên một bức tường trống trong các buổi triển lãm, chúng trông như “miếng mồi ngon” dành cho đôi mắt: Ngay từ khi bước vào, khách tham quan sẽ thấy chúng từ phía cuối phòng và không thể rời mắt!

Atherton, một nghệ sỹ tự do tại Bedfordshire (Anh) đã tạo ra các bức tranh nghệ thuật từ rác nhựa đầy bí ẩn. Một số được làm từ các vật liệu cổ như mảnh vỡ của chậu đựng và thủy tinh từ thời Rome cổ đại, truyền tải thông điệp về thời gian. Một số khác thì gần đây hơn, với các vật liệu từ lưới đánh cá. Cô tự thu thập tất cả các vật liệu, sâu dưới lòng sông Thames và dọc bờ biển ở Cornwall. Cô đặt tên cho bộ sưu tập này là Flotsam Weaving.

joatherton 16

Mọi người thường xuyên bị thu hút bởi chúng. Họ không biết rõ rằng mình đang nhìn vào cái gì… Chỉ khi tới gần thì họ bị shock bởi nhận ra
“Ôi trời! Đây là rác!’

Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đây là thời điểm thích hợp để làm việc với rác nhựa. Một trong những lý do đó là có rất nhiều rác nhựa đang trôi nổi ngoài biển, nhiều gấp 6 lần số lượng sinh vật phù du từ những năm 97, và mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều sau 2 thập kỷ. Một lý do khác là xã hội bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này, với hàng loạt thành phố cấm sử dụng túi nhựa một lần, và các siêu thị đã cắt bỏ hoàn toàn việc đóng gói bằng túi nhựa. Đây là những điều đang xảy ra tại Anh.

Sau buổi công chiếu series tài liệu về thiên nhiên Blue Planet II, mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng và bắt đầu trao đổi về rác thải biển, ngay cả những cộng đồng trong đất liền tại Bedforshire. Và chúng ta sẽ còn nói về rác nhựa rất lâu sau này. Ngoại trừ sáng kiến sử dụng một loại vi khuẩn ăn mòn nhựa, thì ngay cả một túi nhựa mỏng nhất cũng mất hàng trăm hay thậm chí ngàn năm để phân hủy.

Tôi thích sưu tập các món đồ và luôn tò mò về lịch sử của những vật mà tôi tìm thấy. Trong tác phẩm của mình, tôi xâu chuỗi những câu chuyện trong quá khứ và kết nối với tương lai. Các túi nilon tồn tại tới hàng trăm năm trở thành vật liệu tuyệt vời nhất với tôi. 

Atherton thích các bãi biển ở Cornwall, dọc phía Đông Nam. “Rất nhiều món đồ dạt vào bờ đông.” – Cô nói, và cùng với một số người khác tham gia nhặt rác từ mọi ngóc ngách của Đại Tây Dương dạt vào như Đông Ấn, dọc biển Tây, Nova Scotia. Atherton miêu tả những dòng thủy triều là những mạch chuyện và việc lượm rác dọc biển là đang đọc những câu chuyện đấy.

Cô thường tưởng tượng những câu chuyện đi liền với các vật dụng mình nhặt được. Một đứa trẻ chơi với chú lính nhựa này thế nào? Đứa bé nào không nghe lời bố mẹ, buông tay ra khỏi quả bóng bay và giờ đây chúng đang trôi dạt ngoài biển cả? Đôi khi, một số vật dụng may mắn tìm được đường về với chủ nhân và chính những trải nghiệm này đã truyền cảm hứng để cô hoàn thành bộ sưu tập Flotsam Weaving. “Có lần tôi tìm thấy thẻ tên của một người đánh cá trôi tới Cornwall. Nhờ Facebook, tôi đã tìm được anh ta.

13078145883 bb1b68ba00 o

Gần đây hơn, cô thử nghiệm một số phương pháp khác, bao gồm các hình thức in ấn khác nhau. Với các tác phẩm này, cô sắp xếp những mẫu nhựa nhỏ lặp đi lặp lại, thường thường theo một hình tròn. Phần in bóng sử dụng mực, và chúng trông như những sinh vật phù du qua kính hiển vi.

Các sinh vật phù du thời tiền sử sống dưới biển và sẽ từ từ biến thành dầu, dầu lại trở thành nguyên liệu để ngày nay chúng ta sản xuất ra nhựa…Bộ sưu tập Flotsam Weaving là cách khiến mọi người nghĩ nhiều hơn về những kết nối sâu sắc này.

Khi bắt đầu nghiên cứu khoảng thời gian từ thời tiền sử đến trước năm 1970, Atherton tập trung bộ sưu tập của cô ở sông Thames, nơi mà các nhà tìm kiếm đã tìm thấy mọi thứ từ các món đồ chơi thời trung cổ cho tới một cái sọ tê giác hơn 30 ngàn tuổi. Cô có giấy phép khảo cổ, điều đó cho phép cô đào các lớp bùn dưới sông để tìm các vật hiếm.

Có rất nhiều các vật phẩm tương tự như thế này. Người Roman cổ đại không có nhựa để quăng đi, nhưng “việc này dường như thể hiện được sự tương đồng của con người trong bản chất”. Cô nói: “Chúng ta đã quẳng rác linh tinh từ cách đây hàng ngàn năm.” Thứ tuyệt vời nhất mà cô tìm thấy đó chính là một bức tranh từ 2000 năm trước, vẽ chân dung của một người phụ nữ với bộ tóc dày và gương mặt nghiêm nghị. Atherton nói: “Nó giống như một tấm ảnh selfie – tái hiện lại phản ứng của cô ấy về một sự việc nào đó.”

Mọi người không cần phải được nhắc nhở suốt ngày rằng: “Không phải nhựa rất tệ hại hay sao?”. Chúng tôi biết chứ. Chúng tôi muốn họ tới gần hơn với các tác phẩm, và tự bản thân họ nhìn ra số lượng các món đồ mà chúng ta bỏ lại phía sau… Điều này đóng vai trò như một chất xúc tác để mọi người nghĩ xa hơn, ra khỏi cuộc sống và thế hệ của riêng họ.

Sau tất cả, những ai đã từng sống trên trái đất rồi sẽ ra đi, nhưng rác thải nhựa của chúng ta vẫn sẽ nằm ở đó – cho dù con người có giải quyết nó hay không.

Nguồn: atlasobscura
Người dịch: Cải


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị Flotsam Weaving. nghệ sỹ nghệ thuật rác nhựa tái chế

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…