Thư viện Quốc gia Áo - thư viện chứa nhiều bộ sưu tập giá trị thế giới

Thư viện Quốc gia Áo là một trong những thư viện lớn nhất tại đất nước này, với khoảng 7,4 triệu đầu sách nằm trong nhiều bộ sưu tập.

Thư viện toạ lạc tại lâu đài Hofburg ở Vienna. Từ năm 2005, một vài bộ sưu tập đã được chuyển đến công trình baroque Palais Mollard-Clary. Thành lập bởi Habsburgs, thư viện gốc có tên là Hof-Bibliothek (“Thư viện hoàng gia”); được đổi tên vào năm 1920. Cấu trúc phức hợp của thư viện gồm bốn bảo tàng cùng nhiều kho lưu trữ đặc biệt.

Vào năm 1722, Charles VI, Hoàng đế Roman đã cấp cho thư viện một vị trí cố định trong lâu đài Hofburg theo bản đồ kiến trúc của Leopold I. Các cánh phụ được bắt đầu xây dựng bởi Johann Bernhard Fischer von Erlach và trở thành một phần của thư viện từ thế kỷ 18.

Các bức tượng trong thư viện

Phần giá trị nhất thời điểm đó tại thư viện là bộ sưu tập của hoàng tử Eugene xứ Savoy, gồm 15,000 cuốn sách nguồn gốc từ Pháp và Ý. Sảnh chính của thư viện chứa khoảng 200,000 quyển sách vào thời điểm này.

Tuy trước đây là thư viện toà án của Hapsburgs, đây là một trong những thư viện quan trọng nhất thế giới với nhiều bộ sưu tập cổ có nguồn gốc từ thế kỷ 14.

Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng nhiều bộ sưu tập tại sảnh chính, bao gồm bản in, bản đồ, papyri, chân dung, âm nhạc và nhà hát. Nhưng thư viện mới thật sự là điểm đến hấp dẫn nhất. Trong nhiều thứ giá trị tại đây, có hai quả địa cầu baroque của Venice – một dành cho Trái Đất và một cho bầu trời, mỗi quả có đường kính hơn 1 mét.

Nếu có dịp viếng thăm nơi đây, hãy để ý đến những nhân viên thư viện ra vào qua các lối đi bí mật đằng sau giá sách, bạn sẽ bất ngờ đấy!

Hàng lang thư viện
Trần thư viện
Bên ngoài thư viện
Sảnh thư viện
Trần thư viện
Các bức tượng trong thư viện
Tủ sách và tầng hai
Quả địa cầu của Venice

Biên tập: Chilaxu

Nguồn ảnh: atlasobscura

Cùng tác giả

#Tag

áo baroque cổ đại kiến trúc lâu đời nghệ thuật quốc gia thư viện

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.