Liệu có khả thi khi chiêm ngưỡng nghệ thuật qua góc nhìn công nghệ?
Giải thưởng IK Prize do Viện bảo tàng Quốc gia Luân Đôn (Tate Britain) tổ chức hằng năm luôn vinh danh những tập thể, cá nhân sáng tạo có sự đóng góp to lớn trong việc khai phá nghệ thuật trên những phương diện mới. Trong năm 2016, giải thưởng này đã được trao cho nhóm Fabrica đến từ Italia với project “Recognition“ (tam dịch: Sự công nhận) – với sáng kiến sử dụng công nghệ để ghép nối giữa hình ảnh và các tác phẩm nghệ thuật kinh điển.
Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích các hình ảnh, nhận dạng đối tượng, khuôn mặt, màu sắc và phân tích các chi tiết trong bức hình, công cụ “Recognition” sẽ đưa ra kết quả là một tác phẩm nghệ thuật kinh điển trùng khớp nhất với dữ liệu mà bạn đưa vào. Bên cạnh đó, chương trình còn đem đến một bản so sánh giữa bức ảnh của bạn và kết quả đầu ra.
Hãy cùng trò chuyện với team Fabrica để hiểu hơn về project này cũng như tìm hiểu xem thiết kế và công nghệ sẽ giúp chúng ta chiêm ngưỡng nghệ thuật như thế nào. Mời bạn cùng theo dõi!
Tại sao Fabrica lại quyết định tạo ra một công cụ nghiên cứu nghệ thuật online – thay vì tổng hợp các tác phẩm thành một thư viện khổng lồ, như những project đã đạt giải trước đây của IK Prize?
Chúng tôi muốn mang đến công chúng một cơ hội khám phá các tác phẩm được trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn (Tate Britain) bất kể bạn ở đâu trên thế giới và có thể kết nối được với internet. Bên trong viện bảo tàng, công trình lắp đặt của chúng tôi mang đến cho những người tham quan một cái nhìn lướt qua về dự án “Recognition”. Họ sẽ được chứng kiến tận mắt quá trình tìm kiếm tác phẩm tương ứng với dữ liệu nạp vào. Họ cũng được trải nghiệm công cụ bằng cách nạp tác phẩm của mình và công cụ của chúng tôi sẽ tìm ra tác phẩm nghệ thuật tương thích nhất, tất cả quá trình đều được thể hiện trên màn hình tương tác. Vào giai đoạn cuối của dự án kéo dài 3 tháng, dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để chạy thuật toán như là một trải nghiệm so sánh để thấy được sự nhạy cảm của con người có thể ảnh hưởng đến thuật toán của máy móc như thế nào.
Bạn hi vọng người xem sẽ nhận được gì từ project này?
Chúng tôi hi vọng rằng dự án này sẽ mang đến cho cộng đồng một cái nhìn tổng quát hơn về mối tương quan giữa nghệ thuật và cuộc sống hằng ngày. Sử dụng AI như một công cụ để hé lộ ra mối liên kết ấy, chúng tôi còn muốn hé lộ ra quá trình làm việc của thuật toán máy tính – những góc nhìn của dữ liệu đem đến cho khán giả nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về cách mà công nghệ vận hành. Chúng tôi bị thu hút bởi một sự thật rằng – máy móc vận hành bởi các thuật toán đã trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày. Cơ chế hoạt động đằng sau chúng giờ đây được tái hiện một cách trực quan, mang đến một sự giải thích rõ ràng dưới góc độ khoa học chứ không phải bằng cảm quan của con người.
Một mẫu kết quả của dự án “Recognition”
Chúng tôi mong muốn sẽ mang lại những góc nhìn mới cho những bộ sưu tập tại Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, và tương tác với một số lượng lớn khán giả trong việc khám phá các tác phẩm nghệ thuật bằng việc liên kết nó tới các luồng thông tin, hé lộ những điểm tương đương về cách mà thế giới đang diễn ra trong thời điểm hiện tại và thậm chí là… quá khứ. Đó cũng có nghĩa là khai quật sự tò mò, hiếu kì và mời gọi người xem đọc các tác phẩm.
Mục đích của dự án này là gì?
Khi đứng giữa giao lộ giữa nghệ thuật, công nghệ và các luồng thông tin, chúng tôi muốn gom chúng lại – những yếu tố trông như thể chắng có điểm chung đấy được dung kết hài hòa với nhau sẽ mang lại những tầng nghĩa hoàn toàn mới và đem tới góc nhìn mới cho người xem.
… sẽ khớp với một tác phẩm nghệ thuật nào đó.
Liệu có khả thi không khi con người có thể tương tác với nghệ thuật từ các nền tảng (platform) kĩ thuật số cũng như trong cuộc sống thực tế?
Các nền tảng kĩ thuật số mang đến những cơ hội mới để tương tác với nghệ thuật và tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Điều này sẽ không thay thế được những trải nghiệm chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật trong thực tại, nhưng bên cạnh đó, sẽ khuyến khích và hỗ trợ quá trình ấy. Quá trình này còn hướng đến các đối tượng mới là những người không tham gia các buổi triển lãm nghệ thuật.
Bạn nghĩ như thế nào về việc Fabrica đã hình thành nên một phương thức giúp tiếp cận với nghệ thuật và mở rộng trí óc của người xem?
Fabrica là một nơi mang lại nhiều giá trị, từ việc tiếp cận đa ngành nghề và đa văn hóa. Nơi đây luôn khuyến khích sự tò mò và khám phá những khía cạnh khác nhau của tiến trình sáng tạo.
Văn phòng làm việc của Fabrica (Nguồn: Fabrica)
Bạn có nhận thấy bất kì sự phân tách nào tồn tại giữa nghệ thuật và thiết kế không?
Thiết kế là một lĩnh vực tồn tại xung quanh cuộc sống thực tế, với mục đích đặt ra là đi giải quyết các vấn đề. Nghệ thuật lại nằm ở một khía cạnh khác, đó là đặt ra những câu hỏi và khơi gợi sự hiếu kì của con người. Hơn cả việc nhìn vào ranh giới giữa nghệ thuật và thiết kế, chúng tôi thấy hứng thú với việc thấu hiểu về cách đem hai yếu tố này về chung một nhà. “Recoginition” là một công cụ được xây dựng trên các tiến trình của thiết kế nhưng theo đuổi mục đích chiêm ngưỡng nghệ thuật và bắt kịp với nhịp sống của công nghệ.
Các thành viên của Fabrica: Coralie Gourguechon, Monica Lanaro, Angelo Semeraro và Isaac Joseph Vellentin đã làm việc với các nhà phát triển website tại Jolibrain (Emmanuel Benazera và Alexandre Girard) với sự hỗ trợ từ tập đoàn Microsoft để hoàn thành được dự án và trưng bày tại Tate Britain trong 3 tháng.
Nguồn: Eye on Design
Biên tập: Thụy