Vương cung thánh đường Sagrada Familia cuối cùng cũng được cấp giấy phép xây dựng

Vương cung thánh đường Sagrada Familia (tuyệt tác cuối cùng của Antoni Gaudí) sau hơn 136 năm khởi công, cuối cùng đã được chính quyền thành phố Barcelona cấp cho giấy phép xây dựng hợp pháp.

Sagrada Familia- tuyệt tác cuối cùng của thiên tài Antoni Gaudí được chính quyền thành phố Barcelona, Tây Ban Nha cấp phép xây dựng sau hơn một thế kỷ tồn tại. Để đổi lại, nhà thờ đã đồng ý hỗ trợ 22 triệu Euro để nâng cấp hệ thống giao thông của thành phố.

Nhà thờ Sagrada Familia được khởi công vào tháng 3 năm 1882, dựa trên thiết kế neo-gothic của kiến trúc sư Francisco de Paula del Villar y Lozano. Sau đó, Antoni Gaudí tiếp quản công trình và tạo ra sự sáng tạo “chói sáng” nhất trong sự nghiệp của ông. Sagrada Familia thực sự trở thành công trình để đời của Gaudí và ông được chứng kiến sự thành hình của nơi này từ năm 1883 đến tháng sau 1926 khi bị đâm bởi một chiếc xe điện. Ông ra đi chỉ 3 ngày sau tai nạn đó và được yên nghỉ trong chính hầm mộ của nhà nguyện Sagrada Familia.

Sau 136 năm kể từ ngày viên gạch đầu tiên được đặt xuống và 92 năm sau khi bị phá huỷ nặng nề trong một vụ đâm tàu điện, thì toà Vương cung thánh đường Sagrada Familia cuối cùng đã được hoàn tất thủ tục giấy tờ pháp lý. Công trình kiến trúc cho dòng tu khổ hạnh này là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Barcelona, đón tiếp hơn 20 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng cho đến tận tháng 10 vừa qua, nó vẫn được xem như một công trình tồn tại bất hợp pháp.

Tờ Guardian đưa tin, thủ tục pháp lý được thông qua sẽ đảm bảo cho quá trình xây dựng hoàn thiện và mở ra khởi đầu cho dự án “nghiên cứu về những giải pháp đô thị để hoàn thành dự án của Antoni Gaudí”, chính quyền thành phố cho biết.

Thoả thuận sẽ bao gồm kế hoạch cải thiện hạ tầng giao thông công cộng và khu vực xung quanh. Nhà thờ Sagrada Familia sẽ cung ứng 22 triệu Euro để giúp chính quyền thành phố xây dựng mạng lưới này. Trong đó, 7 triệu euro sẽ được dùng cho mục đích cải tạo hệ thống tàu điện ngầm thành phố Barcelona. Bốn triệu sẽ được đầu tư vào những đại lộ và 3 triệu euro được dùng với mục đích đảm bảo an ninh, vệ sinh đường phố.

Không chỉ tồn tại như một di tích kiến trúc, Vương cung thánh đường Sagrada Familia còn thực sự trở thành biểu tượng của thành phố Barcelona và là di sản để đời của Antoni Gaudí. Sau hơn hai năm đàm phán, sự thoả hiệp này đã mở ra một tương lai tươi sáng và chắc chắn cho cả việc hoàn thành di tích và cải thiện hệ thống hạ tầng xung quanh. Quả là một thoả thuận có lợi cho cả đôi bên.

Theo dự đoán, Sagrada Familia sẽ được hoàn thành trong vòng 8 năm tới, sau gần một thế kỷ từ sự ra đi của Gaudí và sau 143 năm kể từ khi nó chính thức được khởi công hình thành. Hãy cùng đón chờ diện mạo hoàn chỉnh của di tích văn hoá đặc sắc này nhé.

Bạn có thể tham quan Vương cung thánh đường Sagrada Familia trực tuyến tại đây.


Nguồn: elledecoration

Cùng tác giả

#Tag

kiến trúc nghệ thuật thiên chúa giáo vương cung thánh đường

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…