Triển lãm ‘Incoming Tide’ - Nghệ thuật từ những ngư cụ bị bỏ rơi của nhóm nghệ sĩ Ghost Net Collective
“Ghost net” (lưới ma) là những chiếc lưới đánh cá bị mất hoặc bị những người ngư dân bỏ rơi, cũng là một trong những thành phần của thứ được gọi là “thiết bị ma”, bao gồm một loạt các vật dụng như bẫy, dây, chậu và các thiết bị khác bị loại bỏ hoặc không còn sử dụng trong ngành công nghiệp đánh bắt cá. Với kích thước khổng lồ của chúng, “lưới ma” gây ra mối đe dọa liên tục đối với những động vật biển hoang dã đáng thương vô tình mắc phải. Nhận thức được điều này, Ghost Net Collective, một nhóm nghệ sĩ người Úc đa văn hóa thực hành nghệ thuật lấy đại dương làm trung tâm với triết lý tái chế, giáo dục và toàn cầu đã bắt đầu làm việc cùng nhau tại Erub Arts vào năm 1996, tìm cách giáo dục người xem về điều mà người đồng sáng lập Lynnette Griffiths gọi là “kẻ săn mồi thầm lặng” của đại dương. “Incoming Tide”, một cuộc triển lãm của mười nghệ sĩ tại JGM Gallery, đã đi sâu vào câu chuyện đằng sau mối đe dọa to lớn này đối với động vật hoang dã biển.
Nhóm lần đầu tiên bắt đầu làm việc cùng nhau ở Erub, một hòn đảo ngoài khơi Queensland ở eo biển Torres. Là nơi sinh sống của khoảng 400 người Erubam le, hay Erubian bản địa, gồm bốn bộ tộc khác nhau, truyền thống đi biển và đánh bắt lâu đời đã hình thành nên cuộc sống của cư dân nơi đây trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ở những nơi mà dòng thủy triều cuốn trôi, đặc biệt là rìa phía tây của Vịnh Carpentaria luôn có một lượng lớn lưới từ Indonesia trôi xuống thì mối đe dọa đối với động vật hoang dã trở thành một vấn đề đáng báo động ở vùng đất nơi đây.
Phải: Marion Gaemers, “Ornate Eagle Ray” (2022), lưới ma, dây bãi biển và khung dây, 77 x 87 x 13 cm
Trước thực trạng trên, nhiệm vụ của Ghost Net Collective là minh họa lại những tác hại nguy hiểm của rác thải nhựa trong đại dương. Các nghệ sĩ đã khâu những sợi lưới và sợi chỉ xung quanh khung kim loại để tạo thành hình dạng của các sinh vật biển đặc hữu ở bờ biển Australia như cá đuối gai độc hay cá mập.
Trong “Incoming Tide”, các loài động vật như thể cùng nhau cưỡi một dòng chảy, nổi bật với màu sắc tươi sáng và những hoa văn rực rỡ để cùng nhau truyền tải một thông điệp khẩn cấp “Một số quốc gia vẫn đang sử dụng mang,” Griffiths giải thích, “Đó là những tấm lưới được đặt bằng các đèn hiệu vô tuyến và chúng được mồi. Chúng có thể dài hàng km. Khi trở thành những tấm lưới bất hảo, chúng mới bắt đầu tự đánh bắt cá”.
“Incoming Tide” được công chiếu tại London đến hết ngày 4 tháng 11. Bạn đọc quan tâm có thể tìm thêm thông tin về Ghost Net Collective tại Facebook.
Dịch: May