Thành phố Tokyo từng thời kì qua lăng kính điện ảnh

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản được yêu thích bởi sự hối hả và nhộn nhịp, xen lẫn với sự yên bình ẩn nấp trên từng con phố. Một thành phố thơ mộng, quyến rũ giờ đây được biết đến với ánh đèn rực rỡ và những hoạt động kinh doanh, nhưng không phải lúc nào Tokyo cũng như vậy.

Tokyo đã thay đổi rất nhiều kể từ khi các trận động đất biến thành phố thành đống đổ nát vào năm 1923. Chắc chắn, vì thành phố là điểm nóng của nghệ thuật và văn hóa, những thay đổi này đã được phản ánh trong các bộ phim trong những năm qua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách các đạo diễn khác nhau nhìn nhận “Tokyo” trong các khoảng thời gian khác nhau, bắt đầu từ thời trước chiến tranh và kết thúc ở một tương lai có thể xảy ra.

*Bài viết có tiết lộ nội dung phim.
**Các bạn có thể click vào tiêu đề phim để xem trực tiếp.

Tokyo Chorus của Yasujiro Ozu (1931)

Chúng ta bắt đầu cuộc hành trình với một trong những bộ phim truyện đầu tiên lấy bối cảnh Tokyo. Bộ phim trắng đen này kể câu chuyện về một Tokyo được xây dựng lại giữa cuộc đại suy thoái. Câu chuyện kể về một người đàn ông bị sa thải công việc bảo hiểm của mình, và ông cần phải tìm một việc khác để nuôi gia đình. Đây là một điều thật không may cho anh ta, thất nghiệp vào thời điểm này đang tăng vọt. Tokyo trong bộ phim được miêu tả khá ảm đạm. Lời giới thiệu đầu tiên về trung tâm thành phố là với một dòng chữ “Tokyo… Thành phố của những người thất nghiệp”, sau đó là hình ảnh một đống rác trên mặt đất (người Nhật thường không dám xả rác bừa bãi).

Tokyo đang ở trong tình trạng suy sụp, nói thẳng ra là vì người dân cũng đang suy sụp về tinh thần. Những đám đông bên ngoài văn phòng hỗ trợ thất nghiệp chỉ đang nhấn mạnh những con đường rộng lớn, vắng vẻ.

Kiến trúc vào giai đoạn này ít mang nét truyền thống hơn, và các tòa nhà văn phòng lớn kiểu phương Tây, tân cổ điển tràn ngập các con phố. Điều này phần lớn là do trận động đất nói trên gây ra. Nó không chỉ phá hủy nhiều tòa nhà truyền thống mà còn khuyến khích việc xây dựng những tòa nhà mới có thể chống chọi được với thiên tai. Kết quả người dân đã chuyển sang kiến trúc phương Tây. Đạo diễn Yasujiro Ozu cũng là một người đánh giá cao tính truyền thống, coi sự chuyển hướng này là một nước đi tồi tệ. Những con đường vắng đang đại diện cho sự thiếu tự hào dân tộc đối với di sản văn hóa ở một Tokyo, nơi đầu tiên nỗ lực xây dựng và thu hút các doanh nghiệp quốc tế.

Mặc dù viễn cảnh ảm đạm, Ozu mang đến cho chúng ta một cái kết đầy hy vọng. Nhân vật chính được mời làm việc ở một tỉnh xa xôi. Vợ anh mỉm cười nói: Em chắc chắn chúng ta có thể trở lại Tokyo vào một ngày nào đó”. Ozu xem Tokyo vào thời điểm đó là một nơi vẫn cần phát triển và luôn ghi nhớ rằng nó đến từ đâu. Tuy nhiên, động lực này lại bị đảo ngược một cách thú vị trong một trong những bộ phim sau này của ông là Câu chuyện Tokyo.

Stray Dog của Akira Kurosawa (1949)

Điều khiến Những con chó hoang trở nên thú vị trong danh sách này vì đây là bộ phim đầu tiên sau Thế chiến 2, cũng như là một tác phẩm trinh thám hiếm hoi của Akira Kurosawa. Bộ phim kể về một thám tử mới vào nghề đang tìm cách chứng tỏ bản thân trong lực lượng thì súng của anh ta bị móc túi. Vì quá nhục nhã, anh phải truy tìm khẩu súng bị đánh cắp của mình và lật tẩy thị trường bán vũ khí ngầm ở Tokyo.

Cảnh phim cho thấy cảnh sát đang khám phá khu ổ chuột của Tokyo trong đống đổ nát mà chiến tranh để lại. Đường phố đang trong tình trạng đổ nát, nhưng thiệt hại về vật chất không phải là duy nhất. Kurosawa cho thấy tác động của chiến tranh cũng ảnh hưởng đến người dân thành phố. Tiêu đề Stray Dogs là để ám chỉ những người này. Họ đi lạc khỏi một ngôi nhà và phải lùng sục trên đường phố để tìm bất cứ thứ gì họ có thể giúp họ tồn tại như là thức ăn, chăn gối hoặc thậm chí là súng.

Trong bộ phim này, Kurosawa cho thấy những tác động tàn khốc của chiến tranh đối với thủ đô Tokyo. Điều này làm cho tất cả trở nên ấn tượng hơn khi chúng ta dần đi sâu hơn vào dòng thời gian và xem thành phố đã phục hồi như thế nào.

Tokyo Story của Yasujiro Ozu (1953)

Câu chuyện Tokyo được nhiều người xem đánh giá là bộ phim hay nhất của Ozu. Phim kể về cặp vợ chồng già từ một thị trấn nhỏ đến thăm những đứa con của họ ở Tokyo. Cặp vợ chồng nhanh chóng bị choáng ngợp bởi âm thanh và nhịp độ sống của thành phố lớn. Chưa kể đến việc con cái của họ lại quá bận rộn để dành thời gian cho bố mẹ.

Bộ phim mang đến một góc nhìn thú vị về những giá trị truyền thống khi bước vào thế giới hiện đại. Ozu muốn khán giả xem xét ‘Tokyo’ và những thiếu sót của nó từ góc độ của người ngoài cuộc. Vị đạo diễn gợi ý rằng trong nhịp sống vội vã của thành phố, người trẻ đang quên đi những gì đã cũ.

Là một tác phẩm hậu chiến, nhiều điều về Tokyo đã thay đổi. Thứ nhất, các vụ ném bom trên diện rộng được thực hiện ở Tokyo đã phá hủy nhiều tòa nhà truyền thống và hiện đại. Vì vậy, quá trình xây dựng lại bắt đầu một lần nữa. Điều này dẫn đến tất cả các yếu tố hiện đại như các tòa nhà chọc trời, tháp radio và các ống khói công nghiệp tạo che khuất đường chân trời.

Tuy nhiên, bộ mặt Tokyo thời hậu chiến cũng mang một thái độ khác về mặt tích cực. Thái độ cũ của người Nhật “làm việc chăm chỉ và không ngừng nghỉ” hiện diện trên gương mặt của thế hệ trẻ, đồng thời lại là những người ít có thời gian về thăm cha mẹ.

Mặc dù vậy, Ozu cho thấy rằng bất chấp tất cả những thay đổi mà Tokyo đang trải qua, điều làm nên sự đặc biệt của thành phố vẫn sẽ là con người. Điều này được thể hiện qua những tương tác giữa bà và cháu. Trong một cảnh phim rất dễ thương, ông đã thể hiện nét tò mò và sự kỳ diệu trong việc cắt và nhặt cỏ.

Ozu cho thấy những đứa trẻ sẽ luôn phát triển khuynh hướng phiêu lưu tự nhiên của chúng, vì vậy Tokyo sẽ luôn giữ liên lạc với nét truyền thống thực sự mà nó luôn sở hữu. Vị đạo diễn cho thấy rằng Tokyo được xây dựng từ công việc khó khăn, hy vọng, nhưng quan trọng nhất là sự tò mò và tìm tòi.

Tokyo Drifter của Seijun Suzuki (1966)

Trong Ngã rẽ Tokyo, những thay đổi ở Tokyo không phải ở thành phố, mà là phong cách của nó.

Khi Tokyo tiến xa hơn đến phương Tây hóa thì thời trang và những nét cổ điển cũng vậy. Những người đàn ông mặc những bộ vest sáng màu và trở thành một phần của nét văn hóa Mỹ cổ điển. Những câu lạc bộ nhạc jazz, sân chơi bowling và khu trò chơi arcade được xem như là những địa điểm vui chơi giải trí phổ biến.

Một Tokyo bị Tây hóa xuất hiện trong phim.

Trong số các bộ phim để nêu trên thì đây là bộ phim màu đầu tiên được đề cập trong bài viết này vì màu sắc chính là thứ xác định Tokyo Drifter. Trang phục tươi sáng và bảng màu của bộ phim rất mang tính đại diện cho đỉnh cao của phép màu kinh tế tại Nhật Bản. Tiếp nối Tokyo Story, trong khoảng thời gian này, Tokyo đã phát triển thành một thành phố tươi sáng và có nhịp độ sống nhanh như ngày nay.

Trong suốt những năm 60, không chỉ người dân bắt đầu ăn mặc theo phong cách sành điệu mới và Tây hóa, mà thành phố cũng đã có một cuộc sống mới được quyết định bởi hoạt động của những người dân. Các đường phố tràn ngập các điểm vui chơi giải trí vì người dân Tokyo đã có thu nhập tốt hơn. Kết quả là, những năm 60 đánh dấu một thời kỳ hạnh phúc và đầy hy vọng cho thành phố.

Tokyo Ga của Wim Wenders (1985)

Ga tàu Tokyo là bộ phim tài liệu về chuyến đi của Wim Wenders đến Tokyo. Giọng nói đều đều và hình ảnh phức tạp của vị đạo diễn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình khám phá thành phố mà ông đã ngưỡng mộ từ các bộ phim của Yasujiro Ozu.

Điều làm cho bộ phim này khác biệt với những bộ phim trong danh sách này là Wim Wenders không phải là người Nhật, mà là người Đức. Ở đó, ông nhìn thấy một góc nhìn độc đáo về Tokyo. Ông là một người ngoài cuộc luôn hiểu về thành phố, và do đó, Tokyo được đặc trưng bởi một yếu tố duy nhất có thể tìm thấy ở mọi thành phố khác – con người. Khi quay cảnh ở nhà ga xe lửa, dù có rất nhiều cảnh quay về công nghệ và các đoàn tàu, ông vẫn giữ im lặng cho đến khi bắt đầu nói với người xem về hình ảnh người mẹ và đứa trẻ không còn sức lực để bước đi.

Cảnh phim ở ga tàu.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh đến cảnh quan thành phố và công nghệ đang phát triển. Là một người ngoài cuộc, ông nhận thấy sự mâu thuẫn giữa những thứ mới đang phát triển và những nét truyền thống yên bình qua hàng thế kỷ. Mặc dù trong sự rạn nứt này, có một thứ gì đó đã kết nối tất cả – những chuyến tàu. Giống như thần tượng Ozu của mình, Wenders ngưỡng mộ những chuyến tàu, khả năng liên kết giữa cái cũ và cái mới, giữa rừng và thành phố, giữa truyền thống với công nghệ.

Trong Ga tàu Tokyo, Tokyo được xem là sôi động và lạc quan hơn bao giờ hết. Nó cho thấy thành phố đang ở đỉnh cao của vận may kinh tế và sự bùng nổ của công nghệ. Đó là một cái nhìn tuyệt vời về sự sống động của thành phố và con người bên trong. Thành phố được miêu tả như một mê cung rộng lớn, tuy nhiên, lại rất quen thuộc nhờ những người dân tốt bụng và năng lượng phấn khởi của nơi đây.

Tokyo Noise của Kristian Petri, Jan Röed và Johan Söderberg (2002)

Ba nhà làm phim tài liệu Thụy Điển kéo người xem vào một thế giới đặc trưng bởi tiếng ồn của Tokyo dưới mọi hình thức có thể. Trong chuyến đi, rất nhiều chủ đề được khai thác: rô bốt, thần đạo, khách sạn tình yêu, con người và một câu lạc bộ chuyên chụp ảnh về núi Phú Sĩ.

Người đàn ông đang giới thiệu về robot là sushi.

Xuyên suốt bộ phim là những đoạn phóng sự được thực hiện bằng việc phỏng vấn những người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: nhiếp ảnh gia lập dị, nghệ sĩ, thầy tu shinto, bác sĩ, nhà thiết kế trò chơi, giáo sư, tiểu thuyết gia…Tất cả những cá nhân cùng nhau vẽ lên một bức tranh toàn diện về con người và nhịp sống của Tokyo khi bước vào thế kỉ 21.

Bằng cách chắp nối những câu hỏi, mỗi người lại có một câu chuyện khác nhau về Tokyo. Thủ đô xuất hiện trong bộ phim tài liệu như là một chủ thể được mọi người mổ xẻ và nghiên cứu. Những yếu tố làm nên một Tokyo vẫn còn đó, bao gồm những điều tốt đẹp, những thách thức và cả những mặt xấu mà người dân ít muốn bộc lộ.

Enter The Void của Gaspar Noé (2009)

Thông qua Stray Dogs, chúng ta đã có một cái nhìn ngắn gọn về khu vực tối của Tokyo. Lạc Cõi Hư Vô đã ghé thăm lại những vùng tối đó vào 60 năm sau để chứng kiến sự thay đổi. Những kẻ buôn bán ma túy trở thành vị vua mới của thành phố, và bộ phim này đưa ra một cái nhìn hé lộ về những con người kiếm sống từ thứ ‘bột trắng’ đó. Bộ phim kể về câu chuyện rắc rối của một gaijin (người ngoại quốc) và em gái của anh ấy đang cố gắng kiếm sống bằng mọi cách có thể. Tuy nhiên, bộ phim này lại đáng chú ý bởi những màu sắc ảo giác đầy mê hoặc.

“Nếu những bức tường có thể nói chuyện” như là một châm ngôn trong phim; Noé cho cho người xem thấy chính xác những gì chúng sẽ nói. Câu lạc bộ thoát y ảo giác, những con hẻm tối và ánh đèn nhấp nháy, chúng ta được đưa vào cuộc hành trình của cuộc sống về đêm đầy cuồng nhiệt ở Tokyo. Mọi ngóc ngách tối tăm chưa được khám phá đều được Noé thắp sáng để hé lộ lên một thành phố chạy theo chất kích thích, tình dục và tiền bẩn.

Việc lựa chọn các góc quay được khai thác rất tốt. Có ba góc quay đặc trưng trong bộ phim: góc quay trên cao, góc nhìn trực tiếp của nhân vật chính và cảnh quay cận cảnh qua vai. Ba loại cảnh quay này tạo nên một câu chuyện theo chủ nghĩa cá nhân – đưa chúng ta vào ngay giữa những cảnh phim, và cho thấy những gì thường bị át bởi tiếng nhạc.

Tác phẩm cũng cho chúng ta thấy sự khởi đầu của cuộc đấu tranh kinh tế ở Tokyo. Thành phố đang phải đối mặt với sự sụt giảm lớn nhất trong nhiều thập kỷ, đồng thời bất bình đẳng đang gia tăng và sự lạc quan giảm dần. Bất chấp một thế giới ngày càng xích lại gần, mọi người lại đang cảm thấy bị ghẻ lạnh hơn trước. Kết quả là Enter the Void nhận thấy sự thay đổi trong các hoạt động của Tokyo. Mọi người cố gắng che giấu sự dày vò bằng những lời khơi gợi. Hai nhân vật chính là ví dụ hoàn hảo cho những cá nhân phải chịu đau đớn, chỉ muốn trốn thoát khỏi tất cả trong thành phố lớn, để rồi chỉ thấy được sự tàn nhẫn của nơi đây.

Shoplifter của Hirokazu Kore-eda (2018)

Giành giải Palme D’or 2018 (một trong những thành tựu điện ảnh cao nhất), câu chuyện mang tính cá nhân đầy tàn khốc này đã trở thành một trong những bộ phim vĩ đại nhất của thập kỷ. Tác phẩm Shoplifter (Gia đình trộm cắp) kể về một mặt xấu của một gia đình khi họ cố gắng tồn tại trong thời hiện đại khắc nghiệt của Tokyo. Tuy nhiên gia đình này không bị ràng buộc bởi huyết thống, mà là những vật gia dụng để giúp họ sống qua ngày.

Trong bộ phim, sự đổi mới và nền kinh tế phát triển nhanh chóng đang bị coi là một điều tồi tệ, vì một số người trong xã hội đang bị bỏ lại phía sau. Tác phẩm cho thấy góc nhìn đầy khó khăn của một cuộc sống với thu nhập thấp trong một trung tâm kinh tế lớn và tốn kém. Tokyo được miêu tả là thành phố tráng lệ và xinh đẹp, nhưng cũng đầy rẫy sự bất bình đẳng.

Những con phố ồn ào bị xen lẫn bởi mê cung thầm lặng mà gia đình này đang lún vào. Điều này cho thấy sự tồn tại khó khăn của họ bị coi thường và ánh sáng có thể tước đi hoặc thậm chí che dấu sự bất bình đẳng đang tồn tại ở trung tâm thành phố. Là một đạo diễn thành công quốc tế với nhiều tác phẩm nói về gia đình, Shoplifter có thể nói là bộ phim đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Hirokazu Kore-eda.

Akira của Katsushiro Otomo (1988)

Từ đầu, chúng ta đã xem xét những khía cạnh của Tokyo qua nhiều khoảng thời gian khác nhau, đã đến lúc nghĩ về một tương lai của thành phố. Ví dụ điển hình chính là bộ anime Akira đầy biểu tượng. Mặc dù quang cảnh Neo-Tokyo lấy bối cảnh vào năm 2019, nhưng không nghi ngờ gì nữa, một cái nhìn về tương lai lạc hậu có thể đang chờ đợi chúng ta. Trong phim, đạo diễn Katsuhiro Otomo nhìn một Tokyo được xây dựng lại 31 năm sau Thế chiến 3.

Giống như phép màu kinh tế của Nhật Bản sau sự tàn phá của Thế chiến 2, Otomo hình dung một điều tương tự sẽ xảy ra sau Thế chiến 3 trong giả định. Trong khi bị tàn phá bởi sự bất bình đẳng và các băng đảng đường phố điều hành, Tokyo đã phát triển về kinh tế với những tòa nhà chọc trời khổng lồ thấp thoáng và đầy choáng ngợp trên thành phố rực rỡ ánh sáng. Hình ảnh ba chiều nổi lên tô điểm cho mọi góc phố.

Tuy nhiên, những ánh sáng rực rỡ này chỉ giúp làm sáng tỏ tội ác tràn lan và sự tàn bạo của cảnh sát. Không giống như những quan điểm đầy hy vọng trước đây về sự tăng trưởng kinh tế và công nghệ của Tokyo, Otomo cho thấy một tương lai đen tối với sự bất bình đẳng đi kèm với sự tăng trưởng nhanh chóng giống như một phiên bản tương lai nghiệt ngã của những gì Shoplifters đã thể hiện.

Tạm kết

Vẻ hào nhoáng bề ngoài là điều dễ dàng nhận thấy ở Tokyo qua từng thời kỳ. Thay đổi về mặt kiến trúc, nhiều công nghệ tân tiến hơn, có một sự khác biệt rõ ràng giữa Tokyo những năm 30 và bây giờ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn một chút, bạn sẽ phát hiện ra một chủ đề cơ bản quan trọng trong nhiều bộ phim về Tokyo – con người. Người dân cũng quan trọng đối với thành phố như bất cứ điều gì khác. Họ là những gì làm cho thành phố đặc biệt. Thái độ của người dân được phản ánh trong chính thành phố – hy vọng tràn ngập màu sắc trên đường phố, sự bi quan, trống rỗng và không ai biết.

Tokyo chỉ tốt như chính con người của nó, bất chấp quá khứ đầy biến động, cư dân ở đó vẫn rất mạnh mẽ. Điều đặc trưng của Tokyo không phải là ánh đèn rực rỡ, những con phố sầm uất và xu hướng văn hóa chuyển động nhanh, mà chính là những người đứng sau ánh đèn, những người làm cho đường phố trở nên nhộn nhịp và những người làm việc không mệt mỏi để đổi mới, phát triển văn hóa Tokyo.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Saburaku

Cùng tác giả

#Tag

Akira Kurosawa Gaspar Noé Hirokazu Kore-eda Jan Röed Johan Söderberg Katsushiro Otomo Kristian Petri Navi Nguyễn Seijun Suzuki tokyo Wim Wenders Yasujiro Ozu điện ảnh nhật bản

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?