Foodscapes - Lạc vào xứ sở thức ăn đẹp mê hồn

Khi còn nhỏ, có lẽ bạn thường tin rằng mặt trăng làm từ phô mai hoặc có thể mơ về việc được tham quan nhà máy kẹo chocolat Willy Wonka. Mặc dù chúng ta không thể bay đến mặt trăng hoặc được tặng một chiếc vé vàng, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một môn nghệ thuật sử dụng đồ ăn lạ thường của Carl Warner.

Nghệ sĩ tận dụng những nguyên liệu nấu nướng để tạo nên khung cảnh từ đồ ăn trông vừa lạ vừa quen. Bộ sưu tập – với cái tên Foodscapes (Thực quan) – kết hợp với trí tưởng tượng không giới hạn và tài năng trong chụp ảnh thức ăn của Warner đã đem đến niềm thích thú vô vàn cho khán giả.

Warner bắt đầu làm Foodscape từ năm 1998 khi ông đang lượn quanh hàng nấm portobello trong khu chợ. Ông giải thích rằng “Tôi nảy ra ý nghĩ và tưởng tượng ra vài cái cây như trong thế giới ngoài hành tinh. Giữ ý nghĩ đó trong đầu và trở về studio với tay đầy đậu và gạo, tôi bắt đầu tạo nên bức Foodscape đầu tiên.” Một thập kỷ sau, Warner đã tạo nên một gia tài các cảnh quan sử dụng đồ ăn và triển lãm chúng vòng quanh thế giới, làm việc với nhiều agency quảng cáo, thậm chí ông còn giúp quảng bá về lối ăn uống lành mạnh.

Mỗi “thực quan” được làm tay hoàn toàn trong studio của Warner ở London. Nghệ sĩ ban đầu phác thảo nên bố cục, sau đó làm việc với nhóm tạo hình và food stylist trong hai hoặc ba ngày để dựng mỗi cảnh. Vì phải chụp các nguyên liệu trước khi chúng bị héo khô dưới ánh đèn nóng của studio, mỗi bức ảnh hoàn thành được ghép từ nhiều bức ảnh kỹ thuật số riêng lẻ, từ hậu cảnh đến trung cảnh. Warner kể rằng, “Tôi thường vẽ mỗi cảnh sử dụng kỹ thuật bố cục cổ điển để đánh lừa khán giả, khiến họ nghĩ rằng đây là một cảnh thật vào cái nhìn đầu tiên. Sau đó họ dần nhận ra rằng cảnh này hoàn toàn làm bằng thức ăn, đó chính là thứ khiến khán giả mỉm cười, và chính là điều làm tôi vui nhất.”

Xem nhiều hơn những tác phẩm của Warner trên website của ông.



Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

foodscape nghệ thuật nhiếp ảnh sáng tạo đồ án

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 7)
Phần 7: Vấn đề và đề xuất Cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Mặc dù hai phương pháp tiếp cận toàn cảnh có mức độ thịnh hành mạnh…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 6)
Triển lãm như một hộp công cụ chẩn đoán tích cực tìm kiếm các mối quan hệ, kết hợp và chia cắt giữa các thực tế khác nhau: giữa các…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 5)
Những so sánh này đưa chúng ta đi qua và đến tận các góc cạnh hiện tại của câu trả lời có độ phủ rộng thứ hai về những gì…
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Những tác phẩm sắp đặt hoành tráng của Henrique Oliveira khám phá bản chất kỳ lạ của kiến ​​trúc
Nổi lên từ sàn nhà, ô cửa hay đồ nội thất, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Henrique Oliveira là thông điệp đáng chú ý về…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…