Những họa sĩ Nhật Bản của thế kỉ 20 mà bạn nên biết (Phần 5)

Tiếp tục tìm hiểu về lịch sử của hội họa Nhật Bản của thế kỉ 20, cùng xem lần này sẽ có ai xuất hiện nhé!

Thế chiến thứ 2 đã góp phần thúc đẩy và ảnh hưởng cho nhiều họa sĩ thực hiện một số tác phẩm có tiếng vang lớn. Rất nhiều người nổi lên sau chiến tranh vào giai đoạn này và tiếp tục tạo ảnh hưởng cho đến hôm nay. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, các họa sĩ minh họa thế hệ mới cũng ra đời và đem lại sự mới mẻ.

Ikeda Masuo (1934-1997)

Masuo Ikeda được biết đến là một nghệ sĩ đa tài vì không chỉ hội họa nói chung mà ông còn là nhà điêu khắc, nhà viết kịch bản, tiểu thuyết gia và đạo diễn phim. Ông gần như có hết giải thưởng lớn trong nhiều hạng mục mà mình theo đuổi từ trong nước đến nước ngoài, chính vì sự đa dạng nghệ thuật này nên ông không được đánh giá đúng mức. Năm 1965, Ikeda trở thành người Nhật Bản đầu tiên có một buổi triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York. Kể từ đó, ông luôn di chuyển hai bên và dành hai năm ở New York, và định cư một năm ở Berlin. Ông đã sản xuất các bản in trong studio của mình ở New York từ năm 1969.

Lớp mây trời (1968) nằm trong bộ sưu tập “Những bầu trời của Magitte và một số bầu trời khác.” Đây là bộ môn nghệ thuật đầu tiên ông thực hiện và từng dùng làm bìa cho một số tạp chí, về sau ảnh hưởng đến nét vẽ của ông.
Quần áo (1971) là khoảng thời gian ổng thực hiện in thạch bản (lithograph) và tạo ra một số tác phẩm nồi tiếng

Năm 1977, ông đã giành được Giải thưởng Akutagawa lần thứ 77 (giải thưởng văn học danh giá nhất ở Nhật Bản) cho cuốn tiểu thuyết của mình, Giving in the Aegean, và đạo diễn bộ phim chuyển thể cùng tên vào năm 1979. Sau đó, ông thậm chí còn mở rộng sang sản xuất gốm từ khoảng năm 1983 trở đi.

Sphinx đang ngồi, 1970
Phần bờ biển, 1970

Vào khoảng thời gian cuối đời, ông dành toàn bộ cho công việc làm gốm. Kể từ chuyến thăm đầu tiên đến Hoa Kỳ năm 1965, ông đã tiếp xúc với Peter Voulkos, một nhân vật hàng đầu trong thế giới nghệ thuật gốm sứ tại Mỹ. Đặc điểm của các tác phẩm gốm của Ikeda là chúng được tạo ra một cách cố ý để để dễ vỡ, chính bản thân ông cũng mô tả đó là “tính thẩm mỹ của sự phá hủy.” Đúc kết về mảng hội họa thì ông thực hiện 4 chất liệu chính là acrylics, màu nước, collage và in ấn.

Aquirax Uno (1934)

Aquirax Uno (tên thật là Akira Uno) là một họa sĩ minh họa nổi tiếng tại Nhật vẫn còn hoạt động hiện nay ở tuổi 86. Cha của ông điều hành một doanh nghiệp trang trí nội thất, và dưới ảnh hưởng đó, ông bắt đầu vẽ tranh từ khi còn nhỏ và theo học họa sĩ Haru Miyawaki vẽ tranh sơn dầu.

Vào giai đoạn 1960-1970, ông rất có tiếng trong cộng đồng tiểu văn hóa, đặc biệt là sự hợp tác của ông với đạo diễn phim huyền thoại Shuji Terayama. Cũng trong giai đoạn này, ông cùng một số họa sĩ khác lập thành các nhóm họa sĩ với nhau, nhưng không trụ được lâu. Một số người này về sau đều trở thành các họa sĩ có tiếng như Makoto WadaTadanori Yoko. Vào những năm 1970, phong cách vẽ cạo hết lông mày của ông được gọi là “phong cách Aquirax Uno” và đã trở nên phổ biến.

Poster bộ phim “Hatsukoi Jigoku Hen” (1968) của Shuji Terayama do ông thực hiện.

Các tác phẩm của ông được đặc trưng bởi những chân dung mang nét huyền huyễn, gợi cảm, và đôi khi khiêu gợi một cách kỳ cục, cũng như thường xuyên đưa thêm collage và màu sắc tươi sáng. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã giành được nhiều giải thưởng với các tác phẩm nổi tiếng.

Tadanori Yokoo (1936)

Được mệnh danh là “Andy Warhol của Nhật Bản,” sự nghiệp của Tadanori Yokoo trải dài từ thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa, in tranh. Với phong cách vui tươi và rực rỡ màu sắc đặc trưng, Yokoo thể hiện sự giao thao giữa các yếu tố hình ảnh và văn hóa từ cả trong nước và ngoài nước thông qua các tác phẩm. Ở thời điểm hiện tại, công việc của ông chủ yếu tập trung vào mảng thiết kế đồ họa.

Sinh ra ở Nhật/Tôi đã chết khi đến tuổi 29 (1965) là tác phẩm gây chú của ông thời hậu chiến. Đây là tác phẩm kết hợp từ góc nhìn của ông và văn hóa cũng như chính trị Nhật Bản sau hậu chiến, sự ảnh hướng của phương Tây lên nước Nhật.
Koshimaki-osen, 1966.

Các tác phẩm thời đầu của ông cho thấy sự ảnh hưởng của nhà thiết kế người Mỹ là Milton GlaserSeymour Chwast, nhưng ông lại bất ngờ khi đính chính rằng nhà làm phim Akira Kurosawa và nhà văn Yukio Mishima là hai trong số những người có ảnh hưởng lớn nhất đến ông. Năm 1965, ông là nhà thiết kế trẻ nổi lên nhanh chóng với những tác phẩm thể hiện góc nhìn văn hóa Nhật Bản thời hậu chiến. Bằng cách kết hợp cả “hoài cổ và châm biếm”, ông đã đưa ra những tuyên bố của riêng mình về quá trình phương Tây hóa Nhật Bản trong thời kỳ hậu chiến.

Hậu chiến, 1986
Bắt đầu từ 2020, ông đang thực hiện một chuỗi tác phẩm có tên “With Corona” nhằm khuyến khích mọi người đeo khẩu trang.

Trong suốt những năm 60 và 70, Yokoo cũng hợp tác với các nhạc sĩ và thiết kế album, bìa đĩa và áp phích buổi hòa nhạc cho các nghệ sĩ trong nước cũng nhu quốc tế. Năm 1968, nhà văn Yukio Mishima tuyên bố:

“Các tác phẩm của Tadanori Yokoo tiết lộ tất cả những điều không thể chịu đựng mà người Nhật chúng ta đang giữ trong lòng, chúng khiến mọi người phẫn nộ và sợ hãi. Anh ta tạo ra những một chuỗi những nỗi sợ lặp đi lặp lại giữa sự tầm thường của các bảng quảng cáo các chương trình tạp kỹ trong các lễ hội tại ngôi đền dành cho những người hi sinh trong chiến tranh, và những thùng Coca Cola màu đỏ trong Pop Art của Mỹ, những thứ mà chúng ta ai cũng có nhưng không phải ai cũng muốn thấy.”

Seizo Watase (1945)

Seizo Watase là một họa sĩ minh họa và nhà làm phim hoạt hình. Vào thời sinh viên mới ra trường, Seizo đã đi vẽ bìa tạp chí cho các công ty xuất bản. Vì luôn bị cấp trên của mình đe doạn rằng nếu ông làm giảm doanh thu bán hàng, ông sẽ bị buộc thôi vẽ. Chính vì lời đe dọa đó mà ông đã trở thành người vẽ minh họa có các tạp chí bán chạy nhất tại các phòng kinh doanh trên khắp Nhật Bản.

Bộ anime chuyển thể từ “Heart Cocktail” cũng đã giúp cho nghệ sĩ jazz Naoya Matsuoka nổi tiếng theo sau khi thực hiện nhạc phim.
Ông cũng thực hiện vẽ minh họa cho bìa album nhạc phim anime cũng như nhiều bìa album khác của Naoya Matsuoka.

Ông cũng thực hiện truyện tranh riêng như kiệt tác “Heart Cocktail” được đăng nhiều kỳ trên tạp chí vào năm 1983. Tác phẩm sau đó còn được dựng thành anime và phim truyền hình vào năm 1986. Tác phẩm “Thám tử Phillip” vào năm 1987 của ông cũng dành được nhiều giải thưởng danh giá.

Tác phẩm “Con tim xa cách”
Tác phẩm gần đây là “Cơn gió mùa hè tại bến cảng Yokohama.”

Nét vẽ đặc trưng của Watase là bố cục của phong cách thiết kế đồ họa và bảng màu được sử dụng đem lại cảm giác màu sắc trong suốt, cũng như tươi mới và có chút tân thời. Vào thời của ông, chưa từng có một họa sĩ minh họa nào có cách dùng màu đặc biệt đến như vậy.

Toshio Arimoto (1946-1985)

Với niềm đam mê nghệ thuật từ nhỏ, Toshio Arimoto đã quyết định theo đuổi con đường hội họa khi đang học trung học. Ông ngưỡng mộ các họa sĩ như Giotto, Piero della Francesca, và vị Phật cổ của Nhật Bản tên Heike Nokyo, họ vừa thu hút và ảnh hưởng ông bởi sức mạnh của những nét cổ điển đó.

Ngày hoa nở (1977) là một trong những kiệt tác của ông.
Căn phòng âm nhạc (1980) từng giúp ông dành được giải họa sĩ trẻ năm 1981.

Tất cả các tác phẩm đều được vẽ trên canvas, ông sử dụng bột màu khoáng và bột màu làm vật liệu tạo màu, và sử dụng các chất trung gian như acrylic và keo, rất ít trường hợp ngoại lệ. Hầu hết các tác phẩm đều có họa tiết liên tưởng đến các nữ thần, và ông thêm những đám mây, cánh hoa, ván bài, rèm cửa, … làm chất liệu để tạo cảnh cho họa tiết.

Phong cách vẽ của ông không thay đổi gì nhiều trong suốt sự nghiệp. Ngoài tranh, ông còn thực hiên thêm tranh khắc gỗ đơn giản, nặn tượng và một số tác phẩm tranh màu nước.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Aquirax Uno Họa sĩ Nhật Bản TK 20 hội họa Nhật Bản Ikeda Masuo Japanese artist Japanese culture lịch sử mỹ thuật lịch sử nghệ thuật Seizo Watase Tadanori Yokoo Toshio Arimoto

iDesign Must-try

Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hình tròn trong tác phẩm của Hiroyuki Doi ẩn chứa điều gì? Vì sao ông lại vẽ hình tròn cả đời mình?