Những bộ phim tiểu sử về các họa sĩ đáng chú ý gần đây

Nếu là một người hâm mộ nghệ thuật thì bạn không nên bỏ qua những bộ phim tiểu sử dựa trên cuộc đời của một số họa sĩ nổi tiếng dưới đây.

Nếu bạn đã mệt mỏi với quá nhiều bộ phim tiểu sử về cuộc đời Vincent Vangogh, sau đây là danh sách phim về một số họa sĩ khác mà bạn có thể xem và đổi gió. Bên cạnh việc theo dõi phim, chúng tôi cũng khuyên bạn nên đọc thêm về cuộc đời của họa sĩ đó để có những đối chiếu hoàn chỉnh giữa những tình tiết trong phim và ngoài đời.

Renoir (2012)

Renoir là một bộ phim chính kịch của Pháp năm 2012 dựa trên những năm tháng cuối cùng của danh họa Pierre-Auguste Renoir tại Cagnes-sur-Mer trong Thế chiến thứ nhất. Bộ phim theo chân Andrée Heuschling (còn gọi là Catherine Hessling) là người mẫu cuối cùng của họa sĩ Pierre-Auguste Renoir và là nữ diễn viên đầu tiên trong các bộ phim của con trai ông, Jean Renoir. Đây là một câu chuyện bị lãng quên của Andrée trong việc liên kết giữa hai nghệ sĩ nổi tiếng vừa là cha và con. Trong khi người cha đang ở giai đoạn cuối của sự nghiệp rực rỡ thì cậu con trai vẫn đang tìm kiếm chính mình, sự nghiệp vĩ đại của anh với tư cách là một trong những đạo diễn điện ảnh nổi tiếng nhất vẫn chưa bắt đầu.

Renoir đã đạt được thành công về mặt phê bình và thương mại ở cả Pháp và nước ngoài, đáng chú ý nhất là bộ phim nằm trong danh sách phim của những nhà phê bình của The New York Times.

Big Eyes (2014)

Big Eyes là một bộ phim hài – chính kịch kết hợp tiểu sử của Mỹ kể về họa sĩ Margaret Keane, nữ họa sĩ nổi tiếng với những bức tranh về con người có đôi mắt to. Phim kể về câu chuyện của Margaret và chồng của cô, Walter Keane, người đã chiếm đoạt những bức tranh thành công và nổi tiếng của Margaret trong những năm 1950 và 1960. Đi cùng với đó là vụ kiện và xét xử của cặp vợ chồng sau khi Margaret tiết lộ rằng cô ấy là họa sĩ thực sự đằng sau những tác phẩm.

Trên Rotten Tomatoes, Big Eyes giữ số điểm 72%, dựa trên 190 bài phê bình, với điểm trung bình là 6,7 / 10. Sự đồng thuận của trang web rằng: “Bộ phim có diễn xuất tốt và là sự thay đổi mới mẻ của Tim Burton, bộ phim không chỉ có ý nghĩa là một bộ phim tiểu sử mà còn như một lời bình luận vượt thời gian mang tính xã hội.”

Mr. Turner (2014)

Mr. Turner là một bộ phim tiểu sử năm 2014 dựa trên 25 năm cuối đời của họa sĩ J. M. W. Turner. Bộ phim cũng tái hiện lại sự kiện đáng nhớ của Học viện Hoàng gia năm 1832 khi bức tranh Cảnh biển Helvoetsluys của Turner được đặt cạnh bức Cầu Waterloo của Constable. Ông phải chứng kiến các tông màu bị nhạt dần trong bức tranh của chính mình khi đặt bên cạnh tác phẩm rực rỡ của Constable.

Bộ phim đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình và được đánh giá là một trong những bộ phim tiểu sử xuất sắc nhất.

Egon Schiele: Death and the Maiden (2016)

Egon Schiele: Death and Maiden là một phim của Áo kể về họa sĩ Egon Schiele và mối quan hệ giữa vị họa sĩ với năm người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời. Năm người phụ nữ quan trọng đối với ông bao gồm ngoài cô em gái Gerti, trên hết là người tình Wally Neuzil, người vợ Edith Harms, chị dâu Adele và vũ công Moa Nahuimir. Mỗi người phụ nữ xuất hiện trong cuộc đời ông đã ảnh hưởng đến hội họa của ông ra sao, cũng như hoàn cảnh ra đời của bức tranh nổi tiếng Death and the Maiden.

Vào Giải thưởng Điện ảnh Áo năm 2017, bộ phim được đề cử ở các hạng mục Phim truyện xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (cả hai diễn viên Valerie Pachner và Maresi Riegner đều có đề cử), Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản xuất sắc nhất.

Rodin (2017)

Rodin là một bộ phim chính kịch của Pháp – Bỉ kể về cuộc đời họa sĩ/nhà điêu khắc Auguste Rodin. Lấy bối cảnh tại Paris năm 1880, nhà điêu khắc Auguste Rodin lúc này 40 tuổi đã có vợ, nhưng ông phải lòng cô sinh viên tài năng Camille Claudel, người đã trở thành trợ lý và sau đó là tình nhân của ông. Một tình yêu điên cuồng và mãnh liệt kéo dài 10 năm và kết thúc bằng một cuộc chia tay đau đớn.

Bên cạnh đó, cuộc đời về tình nhân Camille Claudel cũng được dựng thành phim vào năm 2013 với tựa Camille Claudel 1915, kể về giai đoạn sau khi bà chia tay Rodin.


Một số bộ phim tiểu sử khác mà các bạn có thể tham khảo:

Frida (2002)

Love Is the Devil: Study for a Portrait of Francis Bacon (1988)

Little Ashes (2008)

Basquiat (1996)

Caravaggio (1986)

Surviving Picasso (1996)

Andrei Rublev (1966)

Savage Messiah (1972)

Girl with a Pearl Earring (2003)

Goya’s Ghosts (2006)

Modigliani (2004)

The Moderns (1988)

Séraphine (2008)

The Agony and the Ecstasy (1965)

Pollock (2000)

Nightwatching (2007)

Oviri. The Wolf at the Door (1986)

Hokusai (2020)

Kurara: The Dazzling Life of Hokusai’s Daughter (2017)

Biên tập: Navi nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

Auguste Rodin big eyes egon schiele frida kahlo họa sĩ phương Tây hội hoạ Hokusai Jean-Michel Basquiat lịch sử hội họa Navi Nguyễn phim ảnh phim tiểu sử Pollock Renoir tiểu sử tua phim turner

iDesign Must-try

/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Vừa qua, ngày 26.08.2023 tại không gian Toong Tràng Thi, số 8 Tràng Thi, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm ca’talks #03 “Nghệ thuật Hậu Hiện Đại –…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Bị thu hút đặc biệt bởi các khu dân cư ấm cúng đầy màu sắc được bao quanh bởi bầu không khí huyền ảo, Alfie Caine – một họa sĩ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…
Albert Bierstadt (Phần 1)
Albert Bierstadt (Phần 1)
Trong loạt bài ba phần, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nhân vật quan trọng của hội hoạ phong cảnh Mỹ nói chung và cả trào lưu trường phái…