Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?

Vừa qua, ngày 26.08.2023 tại không gian Toong Tràng Thi, số 8 Tràng Thi, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm ca’talks #03 “Nghệ thuật Hậu Hiện Đại – Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại”, được dẫn dắt bởi diễn giả Lê Hương Mi. 

Là chuỗi các buổi trò chuyện chuyên nghiệp về nghệ thuật và thiết kế dành cho khán giả đại chúng do CA’ Library – Thư viện Kiến trúc & Nghệ thuật tổ chức, ca’talks được dẫn dắt với các khách mời là những chuyên gia trong ngành, cũng như với tinh thần hợp tác cùng các đơn vị giáo dục và sáng tạo khác. 

Buổi ca’talks #03 đánh dấu sự khởi đầu hợp tác đồng tổ chức giữa thư viện CA’Toong. Đồng thời, Sunday Art Club với chuỗi seminar Lịch sử hội hoạ là đơn vị đồng hành trong trò chuyện lần này.

Sự kiện diễn ra đồng thời tại chỗ và online (để đáp ứng nhu cầu của những khán giả không tiện tham gia sự kiện offline tại Hà Nội).

Không gian buổi tọa đàm ca’talks #03 diễn ra vào ngày 26.08 vừa qua

Buổi tọa đàm diễn ra trong khoảng 2 tiếng 45 phút, đi vào giới thiệu và phân tích 7 hạng mục nội dung chính bao gồm:

1. Hai tác phẩm Pop Art và Tối giản, cụ thể là tác phẩm “Nhị liên hoạ Marilyn” (Marilyn Diptych) (1962) của Andy Warhol và tác phẩm “Vô đề” (Những khối gương) (Untitled [mirror cubes]) (1966) của Robert Morris

2. Tóm lược về nghệ thuật Hậu Hiện đại

3. Các ý tưởng và thành tựu chính

4. Những khởi nguồn

5. Ý niệm, Phong cách và Xu hướng

6. Những phát triển về sau

7. Các nghệ sĩ và tác phẩm tiêu biểu

Trong buổi trò chuyện này, diễn giả Lê Hương Mi và các khán giả đã cùng nhau tìm hiểu về chủ nghĩa Hậu Hiện đại trong mối quan hệ với chủ nghĩa Hiện đại và thảo luận vị trí của nó trong bối cảnh nghệ thuật đương đại. Bầu không khí của buổi trò chuyện đầy hào hứng trong suốt khoảng thời gian khá dài và dày đặc thông tin, kiến thức – với sự lắng nghe chăm chú và trao đổi sôi nổi từ khán giả cả online và offline. 

Mặc dù chủ đề của buổi trò chuyện đi khá sâu vào lĩnh vực Lịch sử Nghệ thuật, mang tính học thuật cao, với nhiều từ ngữ chuyên ngành, tưởng chừng sẽ khó tiếp cận với khán giả đại chúng nhưng lại gây hứng thú với hầu hết những người tham gia sự kiện, trong đó có nhiều khán giả ngoài ngành (không học tập hay làm việc trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, hay thiết kế mà thay vào đó là giáo dục, sức khoẻ, khoa học tự nhiên, marketing v.v). Đây chính là một thành công vượt ngoài mong đợi của ban tổ chức, đặc biệt là đối với diễn giả Lê Hương Mi.

Ngoài vai trò là diễn giả của ca’talks #03, chị Mi cũng là người phụ trách chung của toàn bộ chuỗi sự kiện, đồng thời chị còn là một nhà giáo dục đã miệt mài tổ chức và là diễn giả cho các hoạt động tương tự suốt nhiều năm qua. Những hoạt động như vậy đã góp phần tích cực vào sự phát triển về hiểu biết nghệ thuật, văn hoá, và lịch sử cho công chúng tại Việt Nam.

Diễn giả Lê Hương Mi trong buổi tọa đàm ca’talks #03

Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi Fanpage CA’ Library • Thư viện Kiến trúc – Nghệ thuật để cập nhật các sự kiện sắp tới.

Bài viết: May

Thông tin được cung cấp bởi Lê Hương Mi

Cùng tác giả

#Tag

ca'talks #03 'Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại' Hương Mi Lê Lê Hương Mi lịch sử hội họa may

iDesign Must-try

Robert Henri (Phần 1)
Robert Henri (Phần 1)
Là “người của nhân dân”, Robert Henri đã tuyên bố “Ở đất nước này, chúng tôi không cần nghệ thuật như một loại văn hoá; không cần nghệ thuật vị…
George Bellows (Phần 3)
George Bellows (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về George Bellows, chúng ta sẽ tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ông; bao gồm: Trận mã cầu ở…
George Bellows (Phần 2)
George Bellows (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt ba bài về George Bellows, chúng ta tìm hiểu giai đoạn cuối đời, di sản, và những tác phẩm đầu tiên trong các tác…
George Bellows (Phần 1)
George Bellows (Phần 1)
George Bellows là một trong những nghệ sĩ quan trọng trong việc tạo ra nền tảng của hội hoạ hiện thực Mĩ nói riêng và một nền nghệ thuật Hiện…
Trường phái Ashcan (Phần 2)
Trường phái Ashcan (Phần 2)
Trong phần hai của loạt bài về Trường phái Ashcan, chúng ta tìm hiểu về những phát triển hậu phong trào này, cũng như các tác giả và tác phẩm…
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate vừa giới thiệu ứng dụng mới, Procreate Dreams trên iPad, giúp người dùng vẽ chuyển động và làm hoạt hình dễ dàng và tối ưu hơn. Procreate là một ứng…